Đang chơi cầu lông, anh T. ở Hà Nội đột ngột đau ngực, vài phút sau bị ngừng tim phổi, được sơ cứu rồi chuyển viện cấp cứu, anh tiếp tục ngừng tuần hoàn 2 lần.
Bệnh nhân là anh N.T.T, 41 t.uổi, ở quận Hà Đông, Hà Nội. Tai nạn xảy ra với anh T. đầu tháng 4. Bạn bè cấp cứu ngừng tim phổi cho bệnh nhân bằng ép tim, thổi ngạt sau đó đưa anh vào Bệnh viện Quân y 103.
Tại đây, anh T. lại tiếp tục bị rung thất, ngừng tuần hoàn hai lần. Sau mỗi lần cấp cứu khoảng 20 phút, tim của anh T. đ.ập trở lại. Ngay khi tiếp nhận người bệnh, bệnh viện kích hoạt báo động đỏ, hội chẩn với các chuyên khoa Hồi sức, Nội tim mạch, Can thiệp tim mạch.
Anh T. được chẩn đoán trạng thái sau hồi sinh, ngừng tim phổi do nhồi m.áu cơ tim cấp. Người bệnh sau khi vào khoa vẫn tiếp tục rung thất nhiều lần, được hồi sinh tổng hợp, sốc điện cấp cứu, thở máy và dùng thuốc vận mạch liều cao.
Các chuyên gia từ nhiều chuyên khoa tham gia hội chẩn cấp cứu, quyết định lựa chọn phương pháp điều trị vừa hồi sức tích cực vừa can thiệp tái thông động mạch vành, tranh thủ từng phút để cứu người bệnh.
Kết quả chụp động mạch vành cấp cứu cho thấy tổn thương từ thân chung động mạch vành trái (đây là động mạch lớn nhất nuôi cho cơ tim) kèm theo hẹp nặng và nhiều cục m.áu đông.
Ê-kíp kỹ thuật tiến hành can thiệp đặt giá đỡ động mạch (stent) cho anh T. Ngay sau can thiệp, các chỉ số mạch và huyết áp người bệnh nhanh chóng ổn định, giảm được các thuốc vận mạch và không xuất hiện các rối loạn nhịp thất nguy hiểm.
Tại Khoa Hồi sức nội, anh T. tiếp tục được theo dõi và chăm sóc bằng an thần, thở máy và các biện pháp bảo vệ não. Sau 2 ngày, người bệnh tỉnh, tự thở, được rút ống nội khí quản và hồi phục sức khỏe rất nhanh. Hiện bệnh nhân đã được xuất viện.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đức Hùng, Trưởng khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Quân y 103, cho biết rối loạn nhịp thất nguy hiểm gây ra ngừng tuần hoàn là biến chứng rất nặng của nhồi m.áu cơ tim cấp, tỷ lệ t.ử v.ong rất cao nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cứu sống mẹ con sản phụ trong tình trạng nguy kịch
Sản phụ được tiếp nhận khi có biểu hiện bất thường trong quá trình chuyển dạ. Các y bác sĩ đã phải nỗ lực chạy đua với thời gian, thực hiện nhiều biện pháp, kỹ thuật cứu sống cả 2 mẹ con sản phụ.
Ngày 17/4, TS. BS. Trần Thị Sơn Trà, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật cấp cứu, cứu sống 2 mẹ con sản phụ gặp tình trạng nguy kịch trong lúc “vượt cạn”.
Nhiều trường hợp sản phụ gặp biến chứng lúc chuyển dạ được các y bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới cứu chữa.
Trước đó, sản phụ N.T.L. (41 t.uổi), mang thai lần 3, t.uổi thai 40 tuần được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Bố Trạch chờ sinh. Khi cổ tử cung mở hết, sản phụ này có dấu hiệu bất thường nên được chỉ định chuyển lên tuyến trên.
BS. Phan Lê Nam, Khoa Sản Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới cho biết, thời điểm tiếp nhận, sản phụ này đau bụng liên tục, khi đo thấy tim thai đ.ập dưới mức bình thường. Các bác sĩ nhận định tình trạng trụy mạch ở người mẹ và suy thai cấp nên chỉ định mổ cấp cứu lấy thai.
Báo động đỏ của bệnh viện được kích hoạt, sản phụ nhanh chóng được đưa vào phòng phẫu thuật tiến hành mổ cấp cứu “bắt” ra b.é t.rai nặng 3.300g. Các y bác sĩ phát hiện tử cung của sản phụ này gò kém, m.áu c.hảy nhiều ở vết khâu. Sản phụ mất khoảng 1.000ml m.áu, các bác sĩ đã thực hiện truyền liên lục 4 đơn vị khối hồng cầu, 2 đơn vị plasma.
Nhận định đây là trường hợp băng huyết sau mổ lấy thai do đờ tử cung/rối loạn đông m.áu, ê kíp phẫu thuật đã tiến hành cắt tử cung bán phần để cứu sống sản phụ.
Sau các biện pháp cấp cứu, bệnh nhi được hạ thân nhiệt toàn thân để làm chậm quá trình tổn thương các tế bào thần kinh và ngăn chặn các tổn thương tiếp diễn.
Thai nhi sau khi được “bắt” ra, các y bác sĩ Khoa Nhi nhanh chóng tiếp nhận từ phòng mổ để cấp cứu, điều trị. BS. Phạm Thị Ngọc Hân, Trưởng Khoa Nhi cho biết, tình trạng cháu bé ngừng thở, ngừng tim, không khóc… Các phương pháp ép tim, đặt ống nội khí quản bệnh nhi có hỗ trợ bóp bóng, thở máy ngay lập tức được thực hiện.
” Tình trạng bệnh nhi cực kỳ nguy hiểm, đ.ứa t.rẻ sinh ra phải cất tiếng khóc chào đời, nhưng cháu không khóc, không thở, tím tái…. Chúng tôi nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp để giúp cháu thở, đảm bảo nhịp tim. Với bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhi, mỗi giây phút đều rất quan trọng, nếu không cấp cứu kịp, trẻ có nguy cơ gặp các tổn thương lâu dài hoặc nghiêm trọng hơn là t.ử v.ong“, BS. Phạm Thị Ngọc Hân thông tin.
Khi nhịp tim, việc thở của bệnh nhi ổn định, các bác sĩ tiến hành các biện pháp điều trị phục hồi. Bệnh nhi được tiến hành “làm lạnh toàn thân”. Theo BS. Hân, đây là phương pháp sử dụng máy làm lạnh để hạ thân nhiệt của trẻ trong vòng 72 giờ liên tục. Sau khi thân nhiệt của trẻ giảm xuống sẽ làm chậm quá trình tổn thương các tế bào thần kinh và ngăn chặn các tổn thương tiếp diễn.
Hoàn thành quá trình hạ thân nhiệt, điều trị phục hồi, bệnh nhi tỉnh táo, bú sữa tốt và được cho xuất viện. Anh Cường, chồng sản phụ L. cho biết, gia đình rất lo lắng khi vợ có biểu hiện bất thường quá trình chuyển dạ. Khi được bác sĩ thông tin phải mổ cấp cứu, anh chỉ biết tin tưởng vào sự tận tâm và năng lực của bác sĩ. Quá trình vợ và con nhỏ được cấp cứu anh như “ngồi trên đống lửa”.
” Cũng rất bất ngờ vì những lần sinh trước đều bình thường, quá trình mang thai đến khi vào viện chờ sinh cũng không xảy ra việc gì. Khi vợ con gặp nguy hiểm, tôi rất lo lắng nhưng cũng chỉ biết đặt niềm tin hoàn toàn vào y bác sĩ. Tôi rất biết ơn những nỗ lực của đội ngũ y tế, qua những giây phút “chiến đấu với tử thần” vợ con tôi đều an toàn. Bế con trên tay, niềm hạnh phúc được nhân lên nhiều lần“, anh Cường chia sẻ.
Mẹ con sản phụ L. được xuất viện sau quá trình điều trị phục hồi.
Theo BS Trần Thị Sơn Trà, quá trình chuyển dạ và sinh là giai đoạn sản phụ và trẻ sẽ bị tổn thương nhất. Nguyên nhân có thể do bệnh lý của mẹ hoặc con, bất thường trước hoặc trong quá trình chuyển dạ…