1. Phương pháp chữa thức ăn mắc ở cổ họng tại nhà
1.1. Phương pháp “năm năm”
Đầu tiên, bạn dùng phần dưới lòng bàn tay vỗ 5 lần vào vùng giữa hai bả vai của người đang bị nghẹn. Sau đó ấn bụng 5 lần. Lặp lại 5 lần và thực hiện cho đến khi hết nghẹn.
1.2. Thực hiện liệu pháp Heimlich giúp đỡ nạn nhân
Đứng sau nạn nhân. Vòng tay qua eo của người đó và hơi nghiêng người về phía trước. Nắm tay bằng một tay và đặt tay lên trên rốn của người đó. Dùng tay còn lại nắm chặt thành nắm đấm rồi ấn mạnh vào bụng với lực đẩy lên trên nhanh dần đều. Lặp lại động tác này 5 lần nếu cần.
1.3. Thực hiện liệu pháp Heimlich để cứu mình
Nếu bạn ở một mình và bị nghẹt thở, sẽ rất khó để thoát khỏi tình trạng này. Nhưng bạn có thể thực hiện động tác gập bụng để đánh bật thức ăn hoặc dị vật ra khỏi đường thở.
Để thực hiện động tác Heimlich đối với bản thân, trước tiên, bạn hãy đặt nắm đấm lên trên rốn một chút. Nắm một bàn tay thành nắm đấm và cúi xuống một bề mặt cứng (mặt bàn hoặc ghế). Sau đó ấn mạnh vào bụng với lực đẩy lên, nhanh dần đều. Nếu bạn là phụ nữ mang thai hoặc người béo phì, hãy đặt tay cao hơn một chút ở gốc của xương ức, ngay trên điểm nối của các xương sườn thấp nhất. Lặp lại các động tác gập bụng cho đến khi thức ăn hoặc các vật tắc nghẽn khác được đánh bật ra.
1.4. Một số phương pháp khác
Khi bị mắc thức ăn trong cổ họng, có thể áp dụng một số biện pháp sơ cứu tại nhà như sau:
Biện pháp vỗ lưng và ép ngực (áp dụng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi)
Vỗ lưng: Đặt người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra ở phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc ngang theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu ở tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi dùng tay vỗ 5 lần với lực vừa phải vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu thức ăn chưa thoát ra được thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.
Ép ngực: Lật đứa trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối của hai núm vú 5 lần, ấn với lực ấn vừa phải.
Biện pháp vỗ lưng và ép bụng (áp dụng cho trẻ từ 1 – 8 tuổi)
Vỗ lưng: Người sơ cứu quỳ xuống, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ một bên trẻ, dùng 1 tay đỡ ngực, 1 tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai, nếu thức ăn chưa ra thì tiếp tục dùng biện pháp ép bụng.
Ép bụng: Cho trẻ ở tư thế đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, 1 tay người sơ cứu nắm lại như nắm đấm đặt vào vị trí điểm ở giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại. Sau đó ép bụng của trẻ đột ngột 5 lần.
Biện pháp vỗ lưng và ép bụng (áp dụng cho trẻ trên 8 tuổi và người lớn)
Vỗ lưng: Cho người bệnh ở tư thế đứng, cúi đầu thấp và miệng há ra. Người sơ cứu đứng ở một bên nạn nhân, 1 tay đỡ ngực nạn nhân, 1 tay vỗ mạnh vào lưng 5 lần ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu thức ăn chưa được tống ra ngoài thì dùng biện pháp ép bụng.
Biện pháp ép bụng: Thực hiện tương tự như trên.
Một số mẹo chữa thức ăn mắc ở cổ họng
Khi thức ăn mắc ở cổ họng, quá trình hô hấp có thể không bị ảnh hưởng vì thức ăn đã thông khí quản. Tuy nhiên, bạn có thể bị đau ngực dữ dội, chảy nhiều nước dãi và ho. Dưới đây là một mẹo chữa thức ăn mắc ở cổ họng:
Khi thức ăn mắc kẹt trong thực quản, quá trình hô hấp có thể không bị ảnh hưởng vì thức ăn đã thông khí quản. Tuy nhiên, bạn có thể bị đau ngực dữ dội, chảy nhiều nước dãi và ho. Dưới đây là một số cách để giải quyết vấn đề này:
– Uống ngay một lon Coca Cola, hoặc đồ uống có gas khác. Kỹ thuật đơn giản này có thể giúp làm mềm và đánh bật thức ăn mắc kẹt trong thực quản.
– Uống một vài ngụm nước to cũng có thể rửa sạch thức ăn mắc kẹt trong thực quản.
– Cắn một miếng chuối hoặc một miếng thức ăn ẩm. Đôi khi một loại thức ăn có thể giúp đẩy thức ăn khác xuống thực quản. Nếu bạn không có chuối ở nhà, hãy nhúng một miếng bánh mì vào nước hoặc sữa và cắn một vài miếng nhỏ.
– Trộn một ít muối nở hoặc natri bicacbonat với nước. Dung dịch này có thể giúp làm mềm thức ăn mắc kẹt trong cổ họng.
– Ăn một thìa bơ có thể giúp làm ẩm niêm mạc của thực quản và giúp thức ăn bị mắc kẹt dễ dàng trượt xuống dạ dày.
– Hustle: Hustle là cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả để giúp thức ăn di chuyển qua cổ họng. Để làm điều này, bạn nên hít một hơi sâu qua mũi và giữ lại, sau đó thở ra từ từ qua miệng trong khi kìm hơi. Điều này có thể tạo ra một áp lực nhẹ, đủ để đẩy thức ăn ra khỏi cổ họng.
– Uống nước muối ấm: Nước muối ấm có thể giúp làm dịu cổ họng và kích thích sản xuất nước bọt, từ đó giúp thức ăn trượt xuống dễ dàng hơn.
– Sử dụng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có thể làm sạch cổ họng và giúp loại bỏ thức ăn bị mắc trong đó. Hãy nhỏ một ít nước muối sinh lý vào cổ họng, sau đó nghiêng đầu về phía trước và thở ra hết không khí từ phổi. Điều này có thể giúp thức ăn trượt ra khỏi cổ họng.
– Sử dụng lượng nhỏ dầu olive: Dầu olive có thể giúp làm dịu cổ họng và làm cho thức ăn trượt qua dễ dàng hơn. Hãy nhỏ một ít dầu olive vào miệng và chuyển động nó quanh cổ họng trước khi nuốt.
– Ho: Hãy ho nhiều lần mạnh mẽ để kích thích cơ họng và giúp thức ăn di chuyển.
– Nôn nhẹ: Nếu các biện pháp trên không thành công và bạn có cảm giác thức ăn vẫn kẹt, hãy thử kích thích cơ thể nôn nhẹ bằng cách nhấn vào cơ họng bằng tay.
Thăm khám bác sĩ
Nếu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu như đã mô tả mà thức ăn vẫn không được loại bỏ khỏi họng, việc thăm khám bác sĩ tai mũi họng là cần thiết ngay lập tức. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp như sau:
Lấy thức ăn bị mắc qua nội soi: Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ như Kelly cong hoặc kềm Frankel sau khi đã gây tê tại chỗ để loại bỏ thức ăn bị mắc trong họng.
Thực hiện phẫu thuật nếu cần thiết: Trong trường hợp thức ăn bị mắc ở vị trí sâu, gặp khó khăn trong việc tiếp cận hoặc bệnh nhân không thể hợp tác với bác sĩ để loại bỏ thì bác sĩ có thể quyết định thực hiện phẫu thuật để loại bỏ dị vật. Trong quá trình này, bác sĩ có thể sử dụng bộ dụng cụ nội soi thanh quản treo để hỗ trợ.
Cách phòng tránh việc thức ăn bị mắc ở cổ họng
Để tránh mắc phải tình trạng thức ăn bị kẹt trong cổ họng, bạn nên tuân thủ các biện pháp dự phòng sau:
Chú ý khi ăn thức ăn có xương: Tránh ăn các loại thực phẩm có xương, đặc biệt là với người già và trẻ em để giảm nguy cơ bị mắc thức ăn trong cổ họng.
Giữ im lặng khi ăn: Trong khi ăn, hãy tập trung vào việc nhai và nuốt thức ăn một cách cẩn thận mà không nói chuyện hoặc cười đùa.
Xử lý kịp thời khi bị hóc thức ăn: Nếu bạn cảm thấy bị hóc hoặc nghi ngờ rằng mình đang bị hóc thức ăn hãy đến ngay bác sĩ tai mũi họng. Đừng bao giờ cố nuốt thêm thức ăn vào trong vì điều này có thể làm cho dị vật kẹt sâu hơn.
Tránh sử dụng ngón tay hoặc vật cứng để đào sâu vào họng: Tuyệt đối không nên sử dụng ngón tay hoặc các vật cứng để móc, ngoáy trong họng vì điều này có thể gây tổn thương hoặc làm tăng nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Thức ăn mắc ở cổ họng là rất khó tránh khỏi khi chúng ta ăn uống, tuy nhiên chúng ta cần biết mẹo chữa thức ăn mắc ở cổ họng để biết cách xử lý khi gặp phải. Qua bài viết hy vọng các bạn có thể nắm được những mẹo chữa thức ăn mắc ở cổ họng.
Ngọc Huyền – Theo thehealthsite