Bắt các tế bào ung thư phải lộ diện

Từ nay, các tế bào ung thư khó lẩn tránh khỏi sự truy lùng của hệ miễn dịch nhờ phương pháp trị liệu miễn dịch ung thư mới khiến chúng phải lộ diện và bị t.iêu d.iệt, kể cả những tế bào đã biến mất thành công khỏi các liệu pháp miễn dịch khác.

Các tế bào ung thư thường thay đổi cách thức hoạt động của gien, khiến hệ thống miễn dịch khó phát hiện ra chúng – Ảnh : CCO Public Domain

Theo Medicalxpress, các nhà khoa học ở Đại học Yale (Mỹ) đã phát triển một phương pháp trị liệu miễn dịch ung thư mới cho phép hệ miễn dịch phát hiện và t.iêu d.iệt các tế bào khối u, bao gồm cả những tế bào đã biến mất thành công khỏi các liệu pháp miễn dịch khác.

Sidi Chen, giám đốc phòng thí nghiệm, gọi phương pháp mới này là phương pháp phân tử, tương đương với đồng phục màu cam trong nhà tù cho phép cảnh sát dễ dàng phát hiện ra phạm nhân trốn thoát.

Các tế bào ung thư thường thay đổi cách thức hoạt động của gien, khiến hệ thống miễn dịch khó phát hiện ra chúng. Các nhân viên trong phòng thí nghiệm của Sidi Chen đã quyết định buộc chúng phải lộ diện và nhằm mục đich đó, họ đã học được cách buộc một số gien nhất định được kích hoạt trong các tế bào ung thư.

Để làm điều này, họ đã sử dụng phương pháp trị liệu gien: công nghệ chỉnh sửa gien CRISPR kích hoạt các gien khác nhau và một adenovirus đã được sửa đổi để đưa CRISPR đến các tế bào. Kết quả là sự thay đổi hoạt tính các gien của các tế bào khối u khiến hệ miễn dịch chú ý đến chúng. Hệ thống này được gọi là “Kích hoạt đa gien các gien nội sinh như một liệu pháp miễn dịch” (Multiplexed Activation of Endogenous Genes as Immunotherapy – MAEGI), ngay lập tức ảnh hưởng đến hàng chục ngàn gien liên quan đến các loại tế bào khối u khác nhau.

Các thí nghiệm trên chuột đã cho thấy hiệu quả của phương pháp này trong điều trị khối u ác tính, ung thư tuyến tụy và ung thư vú được gọi là ung thư vú bộ ba âm tính (triple negative breast cancer). Khối u này không có thụ thể cho 3 hormone: progesterone và estrogen, cũng như yếu tố tăng trưởng biểu bì HER 2 / neu, do đó, các khối u như vậy không thể bị ức chế bằng liệu pháp hormone.

Một tính năng đặc biệt thuận lợi của hệ thống mới là khả năng phát hiện các di căn ở xa nguồn gốc ban đầu của khối u. Các nghiên cứu tiếp theo sẽ tối ưu hóa hệ thống MAEGI để đơn giản hóa sản xuất và chuẩn bị cho các thử nghiệm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư.

Kết quả của công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Immunology.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Tìm ra hợp chất mới chống ung thư

MỸ – Hợp chất có thể phá vỡ phức hợp protein, thành phần quyết định sự sống còn của tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới tế bào khỏe mạnh.

Các nhà khoa học từ Viện Wistar bắt đầu tập trung nghiên cứu mối tương quan giữa hai thành phần trong một tế bào, gồm một protein gọi là yếu tố phân hạch ty thể (MFF) và kênh vận chuyển anion phụ thuộc vào điện áp số 1 (VDAC1). VDAC1 quyết định tới sự tồn tại của tế bào ty thể. Các nhà khoa học muốn xem cấu trúc nào của MFF có thể liên kết với VDAC1.

Kế tiếp, họ sử dụng peptide (một dạng của acid amin ở dạng chuỗi ngắn, khi các acid amin kết nối với nhau sẽ xây dựng nên hệ thống protein) nhân tạo có chứa các cấu trúc tương tự, cho phép nó liên kết với VDAC1. Quá trình trên đã ngăn chặn MFF tiếp xúc với VDAC1, khiến cho các tế bào ty thể suy yếu dần và c.hết.

Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu phát hiện peptide này có tác dụng t.iêu d.iệt ung thư tuyến t.iền liệt và tế bào khối u ác tính, thậm chí cả những loại tế bào kháng thuốc. Quan trọng là phương pháp này không ảnh hưởng tới những tế bào khỏe mạnh. Từ đó, họ đưa ra kết luận các tế bào ung thư phát triển và tồn tại dựa trên “sự hợp lực” của hai thành phần MFF và VDAC1 hơn là tế bào thông thường.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Wista. Ảnh: New Atlas

Dựa vào đó, nhóm nghiên cứu phát triển một hợp chất mới tương tự peptide có khả năng xâm nhập vào các tế bào. Hợp chất này đã được thử nghiệm trong một vài mẫu t.iền lâm sàng khác nhau, cả trong ống nghiệm và trong cơ thể sinh vật sống. Kết quả, nó ức chế hiệu quả tế bào ung thư trên các mô hình mô phỏng tế bào thư phổi, vú và não. Bên cạnh đó, thử nghiệm trên chuột cũng không để lại bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào.

Tiến sĩ Dario Altieri, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết hợp chất chống ung thư với mục tiêu phá vỡ sự liên kết của hai thành phần MFF và VDAC1 là phương pháp điều trị ung thư đã được phê duyệt lâm sàng. Họ hy vọng hợp chất này sẽ sớm được ứng dụng vào quá trình điều trị ung thư.

Về bản chất, các tế bào ung thư có một số điểm khác biệt rõ rệt đối với tế bào khỏe mạnh. Đây chính là “nút thắt” quan trọng giúp các nhà khoa học có thể tìm ra phương pháp t.iêu d.iệt tế bào ung thư một cách an toàn.

Minh Ngân

Theo New Atlas/VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *