Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa cứu sống ngoạn mục một trường hợp nhồi m.áu cơ tim tối cấp biến chứng ngừng tuần hoàn.
Biến cố nhồi m.áu có thể xảy ra với những người có bệnh nền tim mạch hoặc các bệnh mạn tính khác. Ảnh minh họa: Unsplash.
Ông H.M.H. (64 t.uổi, trú tại Đông Triều, Quảng Ninh) có t.iền sử tăng huyết áp nhiều năm và hút t.huốc l.á khoảng 1 bao thuốc/ngày.
Bệnh nhân này được chuyển vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí do đau dữ dội vùng ngực trái, vã mồ hôi và được chẩn đoán nhồi m.áu cơ tim cấp tối cấp. Chỉ sau khi nhập viện ít phút, người bệnh đột ngột ngừng tuần hoàn.
Ngay lập tức, kíp trực cùng các bác sĩ khoa Nội tim mạch tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn cho người bệnh: sử dụng sốc điện khử rung, thuốc vận mạch, thuốc chống loạn nhịp.
Song song với đó, kíp can thiệp cũng chuẩn bị sẵn sàng để can thiệp mạch cho người bệnh. Sau khoảng 10 phút, bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công, có huyết động trở lại, sau đó được chuyển thẳng đến phòng can thiệp DSA.
Mạch vành của người bệnh trước và sau khi can thiệp.
Các bác sĩ đã chụp mạch vành xâm lấn qua da để đ.ánh giá mức độ tổn thương và kịp thời can thiệp cho người bệnh. Kết quả cho thấy người bệnh có tổn thương nặng ba thân động mạch vành, trong đó có nhánh động mạch vành trái bị tắc cụt hoàn toàn…
Theo các bác sĩ khoa Nội tim mạch, đây là trường hợp nhồi m.áu cơ tim rất phức tạp, hẹp cả 3 thân động mạch vành chính gây thiếu m.áu nuôi dưỡng cho tim, nguy cơ t.ử v.ong rất cao.
Các bác sĩ đã nhanh chóng đặt stent động mạch vành trái cho bệnh nhân. Sau thời gian điều trị, người bệnh đã hồi phục và được ra viện trong niềm vui, phấn khởi của gia đình.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo mọi người, đặc biệt là người có yếu tố nguy cơ tim mạch cao như: tăng huyết áp, đái tháo đường, nghiện t.huốc l.á, béo phì… cần được đi khám định kỳ để tầm soát các bệnh lý tim mạch để tránh các biến chứng cấp tính, đặc biệt là nhồi m.áu cơ tim.
Tham gia giải chạy, nam thanh niên bỗng gục gã, ngừng tim ngay gần vạch đích
Nam thanh niên sinh năm 1994 tham gia giải chạy bỗng ngã gục khi cách vạch đích chỉ khoảng 100m. Dù được sơ cấp, đưa vào bệnh viện ngay sau đó, nhưng tiên lượng của bệnh nhân vẫn nặng, hiện đang điều trị hồi sức.
Giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024 diễn ra sáng qua, 14/4. Theo báo cáo sơ bộ, vào khoảng 5h55 phút, nam thanh niên gục ngã ngay trên đường chạy Tay Ho Half Marathon 2024, cách vạch đích khoảng 100m.
Ngay lập tức, trưởng nhóm y tế giải chạy đã tiến hành khám, đ.ánh giá tình trạng bệnh nhân.
Nam thanh niên sinh năm 1994 tham gia giải chạy bỗng ngã gục khi cách vạch đích chỉ khoảng 100m. Dù được sơ cấp, đưa vào bệnh viện ngay sau đó, nhưng tình trạng của bệnh nhân tiên lượng vẫn nặng, hiện đang điều trị hồi sức. (ảnh minh họa)
Kết quả cho thấy bệnh nhân ngừng tuần hoàn, ekip y tế đã tiến hành biện pháp sơ cấp cứu như ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng, thở oxy, tiêm Adrenalin, truyền dịch.
Theo bác sĩ, bệnh nhân đã được cấp cứu ngừng tuần hoàn tại chỗ 30 phút nhưng kém hiệu quả, có 5 lần có mạch trở lại nhưng lại mất mạch sau 20 giây. Đ.ánh giá bệnh nhân có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp, ekip đã chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2 cấp cứu.
Tại đây, bệnh nhân đã được khoa cấp cứu áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực, hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Bạch Mai, được ekip cấp cứu ngoại viện của Bệnh viện Bạch Mai đến tăng cường hỗ trợ trực tiếp tại bệnh viện.
Bệnh nhân được đặt ECMO, chuyển về điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai khoảng 12h trưa ngày 14/4. Thông tin cập nhật đến chiều nay – 15/4, tình trạng bệnh nhân tiên lượng rất nặng.
Theo các chuyên gia tim mạch, bất cứ ai tham gia giải chạy dù phong trào hay chuyên nghiệp cũng cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cả về sức khỏe và sự tập luyện trước cuộc thi để phòng rủi ro.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, rủi ro trong thể thao luôn có nguy cơ xảy ra, ngay cả với vận động viên chuyên nghiệp. Vì thế, không nên chỉ vì sự động viên của bạn bè hay hội nhóm mà đăng kí một cự ly vượt khả năng của bản thân. Đồng thời, nên đi khám sàng lọc sức khỏe để đ.ánh giá sự ảnh hưởng của việc tập luyện tới bản thân.
Bên cạnh sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong quá trình luyện tập, các chuyên gia khuyến cáo, nếu trong quá trình tham gia chạy, khi cảm thấy cơ thể có những cơn đau tức ngực lạ thường mà không xuất hiện ở trong các buổi tập; nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, không đúng với việc gắng sức (theo dõi qua đồng hồ thể thao); cảm giác mệt mỏi, ngưỡng gắng sức kém đi so với cùng mức độ tập luyện ở ngày thường… đều là những dấu hiệu cảnh báo bạn nên giảm tốc độ, báo ngay cho đội ngũ y tế để được kiểm tra, theo dõi kĩ lưỡng kịp thời.