Rau bắp cải là loại rau phổ biến vào mùa đông và được nhiều người ăn. Nhưng ít ai biết rằng ngoài vai trò là loại rau trong bữa ăn hàng ngày, bắp cải còn là bài thuốc.
Ảnh minh họa.
Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, cầm m.áu, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp…. đặc biệt, đây là loại rau được trồng khắp nơi ở Việt nam và rất rẻ, nên được coi như là vị thuốc tuyệt vời cho người nghèo.
Từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại người ta đã biết đến tác dụng tuyệt vời của bắp cải. Vì vậy, bắp cải được người La Mã trân trọng gọi là “Loại rau thứ nhất”.
Những nghiên cứu khoa học mới đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học Michigan (Mỹ) đã kết luận rằng những phụ nữ ăn 4-5 bữa bắp cải/tuần sẽ giảm được 74% nguy cơ mắc chứng bệnh ung thư vú. Vì trong bắp cải có một nhóm hoạt chất indol. Qua thực nghiệm cho thấy chất này làm giảm tỷ lệ ung thư vú.
Một số công trình nghiên cứu của Viện đại học New York cho thấy, tập quán ăn bắp cải thường xuyên giúp ít bị ung thư đường tiêu hóa. Tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn mỗi tuần, nguy cơ ung thư ruột giảm 70%, ăn 2 tuần/lần thì giảm 40%.
Còn Viện đại học Minnesota đã chiết xuất được từ bắp cải nhóm hoạt chất indol, giúp giảm tỷ lệ ung thư vú ở động vật thực nghiệm. Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau làm thành mạch m.áu bền vững hơn. Trong bắp cải còn chứa các chất chống ung thư như: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol.
Năm 1948, người ta đã phát hiện trong cải bắp có chứa vitamin U có tác dụng chống viêm loét, kích thích quá trình tái sinh tế bào trong niêm mạc dạ dày và ruột; do đó, bắp cải có thể dùng làm thuốc chống loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày ruột, đau đường ruột, viêm đại tràng.
Một số bài thuốc:
– Giảm đau nhức: Ép bắp cải lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do thấp khớp, gout, đau dây thần kinh tọa.
– Đau nhức khớp, nhức tay chân, nổi hạch: Lá bắp cải cán giập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3 – 4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi buộc lại.
– Ho nhiều đờm: Dùng 80 – 100g bắp cải nửa lít nước, sắc còn 1/3 cho thêm mật ong uống trong ngày kết hợp ăn bắp cải sống.
– Tiểu đường: Bắp cải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đưòng huyết. Dùng l00g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh tiểu đường loại 2.
– Chống béo phì: Bắp cải có tác dụng ngăn glucid chuyển hóa thành lipid, một trong những nguyên nhân gây béo phì.
– Giảm các bệnh tim mạch: Bắp cải có tác dụng hạ cholesterol trong m.áu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch m.áu, thiểu năng mạch vành, nhồi m.áu cơ tim và tai biến mạch m.áu não.
– Kháng sinh: Nước ép bắp cải có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da. Đắp bắp cải ngoài da có thể chữa mụn nhọt và vết sâu bọ đốt.
Theo infonet
Kiểm tra nhanh sức khỏe sau khi đi đại tiện: nếu có đủ các dấu hiệu sau thì sức khỏe đang rất tốt
Nhắc tới chuyện đi đại tiện, nhiều người thường e ngại và vội lảng tránh ngay sang những chuyện khác. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát một vài dấu hiệu trong khi đi đại tiện thì bạn có thể phần nào đoán biết được sức khỏe của mình đang tốt hay xấu.
Ngày nay, các bệnh về đường ruột đang ngày càng có xu hướng phát triển mạnh, đặc biệt là ung thư với tỷ lệ mắc đứng đầu trong những căn bệnh nguy hiểm nhất. Chính vì lẽ đó, việc dành thời gian đi khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn nhận biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại.
Điều đáng nói là bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra sức khỏe của mình ở ngay tại nhà thông qua việc quan sát các dấu hiệu lạ khi đi đại tiện. Trong đó, tình trạng phân có những biểu hiện sau đây là dấu hiệu đáng chúc mừng vì nó ngầm thông báo sức khỏe của bạn đang rất tốt.
Phân có màu vàng
Khi bạn duy trì được một chế độ ăn lành mạnh thì chắc chắn phân sẽ ra màu vàng. Tuy nhiên, cũng tùy theo một số loại thực phẩm bạn ăn có chứa sắc tố tự nhiên thì phân sẽ thay đổi nhiều màu khác nhau. Điều này cũng không có gì quá đáng lo.
Trái lại, nếu phân có một trong những màu như xám, đất hay một số màu khác lạ thì đây là dấu hiệu điển hình ngầm cảnh báo nguy cơ mắc bệnh gan. Nghiêm trọng hơn, nếu phân có màu đen thì bạn nên cẩn thận với bệnh xuất huyết tiêu hóa. Dưới tác động của hệ thực vật đường ruột, m.áu sẽ phản ứng hóa học với các chất khác, gây ra những khối u ác tính như ung thư đường tiêu hóa.
Mùi phân bình thường
Mỗi người đều sẽ tự có cho mình một tiêu chuẩn “mùi phân bình thường” nhưng nếu một ngày mùi phân của bạn đột ngột thay đổi, chẳng hạn như mùi tanh, khó chịu, đi kèm theo phân đen thì ắt hắt là do bệnh dạ dày hoặc ung thư ruột đang gây ra.
Bên cạnh đó, nếu phân có mùi axit kèm theo tiêu chảy hoặc phân loãng thì đường tiêu hóa của bạn đang có vấn đề, nguy cơ cao là viêm dạ dày ruột cấp tính.
Phân có hình dạng cụ thể
Không phải ai cũng có hình dáng phân giống nhau, người thì bị uốn cong, người lại đi như con rắn. Với những người có sức khỏe tốt, phân thường có hình trụ dài và thấp dần theo chiều dọc.
Ngược lại, nếu phân của bạn đi theo các dải mỏng, phẳng thì bạn nên cẩn thận vì đó có thể là do bệnh Polyp hay các khối u đang dần xâm chiếm không gian ruột, làm không gian phân lưu trữ ít hơn, khiến phân thay đổi hình dáng. Ngoài ra, đi ngoài ra nhiều nước cũng có thể là do một số bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, ruột cấp tính, khó tiêu…
Tần suất đại tiện 1 – 2 lần/ngày
Nhiều người đã duy trì được thói quen đi đại tiện vào buổi sáng. Điều này không chỉ giúp họ đào thải được chất độc dư thừa mà còn tránh khỏi nguy cơ đầy bụng. Dần dần, khi duy trì được điều này thì bạn còn có thể đi đại tiện 1 – 2 lần mỗi ngày.
Thế nhưng, nếu số lần đi tiểu quá ít hay thậm chí còn không diễn ra thì tỷ lệ mắc chứng táo bón là rất cao. Một số bệnh khác mà bạn cũng cần lưu ý là viêm dạ dày ruột cấp tính, hội chứng ruột kích thích.
Source (Nguồn): QQ/Helino