Bất ngờ trước 4 tác dụng lá tía tô với bà bầu

Lá tía tô là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, những tác dụng lá tía tô với bà bầu dưới đây sẽ làm bạn bất ngờ.

Giải cảm hiệu quả

Cháo tía tô là món dễ ăn và có tác dụng giải cảm hiệu quả cho phụ nữ có thai. Đồ họa: Hồng Nhật

Giải cảm là công dụng đầu tiên trong top những tác dụng lá tía tô với bà bầu. Phụ nữ bị cảm khi mang thai thường phải hạn chế dùng thuốc để tránh những ảnh hưởng xấu tới thai nhi, bà bầu dùng lá tía tô để giải cảm là phương pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả nhất.

Bà bầu có thể dùng là tía tô để nấu cháo hoặc đun lá tía tô cùng vỏ quýt và gừng để uống. Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ nên dùng lá tía tô từ 2 – 3 ngày để chữa cảm cúm, tuyệt đối không được uống nước tía tô dài ngày và không được dùng thay nước uống hằng ngày vì dễ dẫn đến tăng huyết áp.

Giảm sưng phù

Phù chân tay thường xảy ra phổ biến ở những tháng cuối thai kỳ. Tuy điều này không gây đau đớn bên ngoài, nhưng bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu khi vận động và vẫn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trong trường hợp này, dùng lá tía tô sắc nước để ngâm chân sẽ giúp bà bầu loại bỏ được độc tố, thư giãn, hạn chế tình trạng sưng phù chân và giúp bà bầu ngủ ngon hơn.

Giảm cảm giác ốm nghén, khó chịu

Đa phần những người khi mang thai đều bị ốm nghén như: buồn nôn, kén ăn, cơ thể dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Để khắc phục tình trạng này bà bầu có thể sử dụng bài thuốc nam gồm:

20g tía tô; bạch truật, ngải diệp, phục long can, hoài sơn và đương quy 16g mỗi loại; cẩu tích, phòng sâm, liên kiều, liên nhục và cam thảo 12g mỗi loại; sơn trà và đỗ trọng 10g mỗi loại; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả.

Sắc uống ngày 1 tháng giúp an thai, bổ tỳ, hết nôn. Bà bầu lưu ý không được sử dụng trong thời gian dài để tránh những tác dụng không mong muốn.

Giúp bà bầu có làn da sáng mịn

Chăm sóc da là một trong nhưng tác dụng lá tía tô với bà bầu. Đồ họa: Hồng Nhật

Quá trình mang thai làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến bà bầu bị nổi mụn trên mặt. Lá tía tô có thể giúp phụ nữ có thai khắc phục ngay tình trạng này.

Theo nghiên cứu, lá tía tô còn chứa các hợp chất như: xeton, aldehyde, furan, hydrocarbon. Hạt tía tô chứa tới 40% là chất acid alpha – linolenic, các axit béo chưa bão hoà. Các loại hợp chất này giúp t.iêu d.iệt các loại vi khuẩn gây sưng, viêm và đặc biệt tốt cho quá trình phục hồi tế bào, làm chậm quá trình lão hoá.

Giã lá tía tô lấy nước rồi thoa lên vùng da bị mụn, để khoảng 20 – 30 phút cho tinh dầu tía tô thấm vào da rồi rửa sạch bằng nước ấm. Ngoài ra, dùng lá tía tô để tắm cùng giúp trị mụn và làm da săn chắc hơn.

Vì 3 lý do này nên khi mang thai một số phụ nữ gặp chứng ốm nghén đặc biệt nghiêm trọng

Một số bà bầu trong giai đoạn đầu khi mang thai gặp chứng ốm nghén nghiêm trọng là bởi những lý do này.

Thời kỳ đầu mang thai, tình trạng ốm nghén khiến nhiều mẹ bầu không khỏi lo sợ. Một số mẹ bầu nôn ói liên tục sau khi ăn. Một số người cao t.uổi cho rằng điều này liên quan đến giới tính thai nhi, ốm nghén chứng tỏ họ đang mang thai b.é t.rai, tất nhiên điều này không có cơ sở khoa học. Vậy những yếu tố nào liên quan đến cường độ ốm nghén?

Thay đổi nội tiết tố

Sau khi mang thai, mức độ estrogen trong cơ thể mẹ tăng lên nhanh chóng, cơ thể không thể chịu được sự thay đổi mạnh mẽ này sẽ trở nên đặc biệt nhạy cảm, độ nhạy cảm với khứu giác sẽ được cải thiện rất nhiều. Do đó, khi mẹ ngửi thấy khói dầu và ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, sẽ cảm thấy buồn nôn ngay lập tức. Vì vậy, mẹ nên tránh xa bếp nếu ốm nghén nặng trong tam cá nguyệt đầu tiên, đồng thời bỏ ăn những thức ăn có mùi vị nồng. Ngoài ra chú ý ăn thức ăn nhẹ, ấm trong khẩu phần ăn, thêm hoa quả thơm cũng có thể cải thiện tình trạng ốm nghén.

Thói quen ăn uống

Cũng có giả thuyết cho rằng sau khi mang thai cơ thể mẹ bầu sẽ sinh ra cơ chế miễn dịch để bảo vệ thai nhi, khi thức ăn mẹ ăn vào khiến thai nhi khó chịu thì cơ thể sẽ sinh ra sự đào thải khiến người mẹ buồn nôn, khó chịu. Ốm nghén và chế độ ăn uống của mẹ có liên quan đến một mức độ nhất định, mỗi mẹ bầu có vóc dáng khác nhau, thói quen ăn uống, khả năng tiếp nhận thức ăn khác nhau. Nếu tình trạng ốm nghén diễn ra tương đối mạnh trong thời kỳ đầu mang thai, tốt nhất mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống, đồng thời có thể áp dụng chế độ ăn nhiều bữa nhỏ để cải thiện tình trạng này.

Thay đổi tâm trạng

Cường độ ốm nghén có mối quan hệ nhất định với sự thay đổi cảm xúc của mẹ. Một số mẹ quá lo lắng về sự phát triển của thai nhi trong thời kỳ đầu mang thai sẽ khiến tâm lý quá căng thẳng, có thể bị buồn nôn và nôn. Vì vậy, khi mang thai, mẹ phải điều chỉnh cảm xúc, đừng tạo áp lực tâm lý quá lớn cho bản thân, thả lỏng tâm trạng mỗi ngày thì thể chất thai nhi mới phát triển tốt hơn. Mẹ cũng có thể nghe thêm nhạc và xem các chương trình TV yêu thích để chuyển hướng sự chú ý. Bạn cũng có thể tập thể dục vừa phải sau bữa ăn, chẳng hạn như đi bộ để thúc đẩy tiêu hóa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *