Bayer đồng hành cùng Ngày An toàn cho Bệnh nhân lần đầu tiên năm 2019

Vừa qua Bayer vinh dự là một trong những đơn vị đồng hành cùng Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 8 do Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội vào ngày 25/10/2019.

PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam và PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế tặng hoa và chứng nhận cho các nhà tài trợ

Với chủ đề “Quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á”, hội nghị thu hút gần 500 đại biểu là Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, các nhà khoa học, thầy thuốc từ các Hội thành viên của Tổng hội y học Việt Nam, trường Đại học, Sở Y tế, Bệnh viện trên toàn quốc, đại diện Tổ chức y tế Thế giới tại Việt Nam và đại diện của Hội Y học các nước Thái Lan, Indonesia, Singapore, Myanmar. Hiện nay, bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh đường hô hấp mạn tính, rối loạn tâm thần của người cao t.uổi… đang là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu tại Việt Nam. Các báo cáo viên tại hội nghị đã cập nhật thực trạng điều trị và chia sẻ kinh nghiệm cũng như đề xuất các giải pháp để quản lý hiệu quả các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở.

Để đảm bảo chất lượng điều trị và chất lượng cuộc sống cho người bệnh, việc sử dụng thuốc an toàn là vấn đề đang được xã hội, cộng đồng quan tâm. Bên cạnh đó, chúng ta đang đối mặt với sự già hóa dân số ngày càng gia tăng. Đại diện Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh – Giám đốc đã trình bày trước toàn thể hội nghị về vấn đề đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc cho người cao t.uổi. Theo PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, cùng với xu hướng già hóa dân số toàn cầu, Việt Nam hiện nay có khoảng 5,2 triệu người cao tuổi> 65 t.uổi. Tình trạng đa bệnh lý, đa thuốc cùng với việc sử dụng một số nhóm thuốc có khả năng không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ biến cố bất lợi khi sử dụng thuốc cho người cao t.uổi. Trong bối cảnh này, cần đảm bảo sử dụng thuốc an toàn ở người cao t.uổi thông qua việc hạn chế tối đa sử dụng các thuốc không phù hợp, góp phần nâng chất lượng điều trị cũng như giảm chi phí điều trị trong lĩnh vực lão khoa.

PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc trình bày bài “Đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc cho người cao t.uổi” trong hội nghị

Kể từ năm 2019, ngày 17 tháng 9 hàng năm được Tổ chức Y tế Thế giới khởi xướng và trở thành ngày An toàn cho Bệnh nhân. Đây là một chiến dịch toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức của các bên liên quan trong toàn bộ hệ thống chăm sóc y tế, cùng nhau phối hợp để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. “Tại Bayer, sự an toàn của bệnh nhân luôn được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng các đối tác trong các nỗ lực và hành động chung nhằm góp phần nâng cao việc sử dụng thuốc an toàn và đúng cách cho bệnh nhân. Bayer cũng rất quan tâm đến việc nghiên cứu phát triển thuốc mới cho đối tượng bệnh nhân cao t.uổi có bệnh mạn tính” bác sĩ Lynette Moey, Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam cho biết.

P.V

Theo T.iền phong

200 bác sĩ sẽ được đào tạo tầm soát phát hiện tăng huyết áp

200 bác sĩ sẽ được đào tạo hướng dẫn tầm soát phát hiện tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch ở cấp huyện thuộc 63 tỉnh, thành phố.

Ngày 9-11, tại Hội nghị Tim mạch toàn quốc đã diễn ra chương trình Bệnh lý tim mạch và sức khỏe tâm thần trong bối cảnh bệnh lý không lây nhiễm (NCD) chương trình phòng chống NCD quốc gia của Viện Tim mạch Việt Nam.

GS-TS Nguyễn Lân Việt, Viện Tim mạch Việt Nam, cho biết NCD đã và đang có khuynh hướng gia tăng một cách rõ rệt trên thế giới cũng như ở nước ta. Trong đó, các bệnh lý về tim mạch vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong cho người bệnh.

Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê trao kỷ niệm chương và thư khen cho Dự án “Sao vàng sức khỏe”. Ảnh: AH

Có 5 nguyên nhân chính của các bệnh lý về tim mạch là đái tháo đường, rối loạn mỡ m.áu, béo phì, hút t.huốc l.á và nhất là tăng huyết áp. Đông Nam Á là khu vực có tỷ lệ t.ử v.ong do NCD chiếm cao nhất trên thế giới.

“Trong số những nguyên nhân trên thì tăng huyết áp là nguyên nhân lớn nhất gây ra các bệnh lý về tim mạch, tỷ lệ t.ử v.ong cao với hơn 7 triệu người chết/năm. Tại Việt nam, tỷ lệ mắc tăng huyết áp đang gia tăng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên tỷ lệ phát hiện và điều trị tăng huyết áp vẫn còn rất thấp”, GS Việt cho biết.

Do đó, chuyên gia tim mạch cho rằng cần nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân trọng cộng đồng về NCD, trong đó có tăng huyết áp để thực hiện các biện pháp đồng bộ, nhằm hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ mắc cũng như các biến chứng của bệnh.

Trong khuôn khổ chương trình cũng diễn ra lễ công bố dự án “Sao vàng sức khỏe” – Chương trình tầm soát tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch. Dự án do Viện Tim mạch Việt Nam phối hợp cùng Upjohn – a Pfizer division tổ chức. Mục tiêu của dự án trong 3 năm đào tạo được 200 bác sĩ nhằm thực hiện và duy trì công tác tầm soát phát hiện tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch ở cấp huyện khắp 64 tỉnh thành, tư vấn điều trị cho 800 ngàn bệnh nhân.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, cho biết giai đoạn triển khai bước đầu của dự án này đã đào tạo hướng dẫn mô hình tầm soát tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch tại 10 bệnh viện trên toàn quốc. Phổ cập tài liệu cho bác sĩ tuyến cơ sở và chuẩn bị sẵn tài liệu giáo dục cộng đồng/bệnh nhân cho một chương trình dài hơi. Việc đào tạo sẽ đi song song với hoạt động tầm soát tăng huyết áp, tư vấn quản lý và tầm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.

Theo PLO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *