Bãi đậu xe là nơi nhiều xe cộ qua lại, thế nên đây cũng là khu vực có thể cướp đi sinh mạng của con bạn bất cứ lúc nào.
Một gia đình ở Round Rock, Texas (Mỹ) đã mất đi con gái sau tai nạn do một tài xế mất tập trung khi lái xe tông trúng c.ô b.é ở bãi đậu xe trong công viên.
Hôm đó, Chris và Jamie White đưa 3 đứa con của mình đến sân bóng đá chơi. Vụ tai nạn t.rẻ e.m xảy ra trong lúc Allie Estelle (2 t.uổi) chạy băng qua bãi đậu xe để tìm anh em của mình thì bị một tài xế lái xe quá tốc độ tông trúng.
Chris kể rằng lúc đấy anh vừa bôi kem chống nắng cho con gái xong, khi anh rời mắt khỏi con một giây để bỏ kem chống nắng vào túi thì đó lại là giây phút Allie chạy băng qua bãi đậu xe để tìm anh chị của mình. “Khi con bé đang chạy, tôi thấy một chiếc xe chạy rất nhanh từ con đường chính vào bãi xe mà không hề giảm tốc độ. Tôi bắt đầu hét toáng lên và cố gắng chạy theo con bé”, Chris nói. “Và chỉ trong vòng hai giây, đứa con tội nghiệp của tôi đã bị tấm chắn bùn phía trước xe đụng ngã dù tôi đã la rất to yêu cầu họ dừng lại. Tôi đã cố giữ lấy con nhưng chiếc xe vẫn tông thẳng vào Allie”.
Cô bé Allie đã bị xe tông trúng khi băng qua bãi giữ xe trong công viên.
Được biết, bãi đậu xe này thuộc Công viên Old Settlers, nó nằm cạnh hai sân bóng đá và nằm bên trong khuôn viên của công viên. Những người chứng kiến sự việc đã nói rằng người lái xe đã vừa xem điện thoại vừa lái xe rất nhanh. Đây là việc không nên làm dù ở bất cứ đâu, huống chi, lại ở ngay trong công viên, sân bóng – nơi có rất nhiều t.rẻ e.m qua lại.
“Người phụ nữ bước ra khỏi xe trong khi tay vẫn đang cầm điện thoại di động, thậm chí, cô ấy còn không biết cô ấy đã làm gì“, Chris nói thêm. “Tôi có cảm tưởng dường như họ nghĩ rằng họ vừa đụng vào một quả bóng”.
Cảnh sát Round Rock cho biết vụ việc này là một vụ tai nạn và tài xế sẽ không bị buộc tội. Thế nên, bây giờ Chris muốn nói chuyện với các nhà lãnh đạo thành phố về việc đặt các biện pháp bảo vệ trong bãi đậu xe để hạn chế tốc độ và đảm bảo tai nạn này không xảy ra một lần nữa. “Nếu có những cái gờ giảm tốc độ được gắn ở trên đường ra vào bãi giữ xe thì họ đã không đ.âm vào con tôi. Tôi muốn nói chuyện với các nhà lãnh đạo thành phố và cố gắng tìm hiểu xem chúng ta có thể làm gì để ít nhất có thể ngăn thảm kịch này xảy ra với những đ.ứa t.rẻ khác”, anh cho biết.
Và rất tiếc là dù được cấp cứu nhanh chóng nhưng cô bé vẫn không qua khỏi.
Cô bé Allie đã không qua khỏi sau vụ tai nạn ô tô, nhưng cha mẹ cô bé hy vọng câu chuyện của họ sẽ là lời cảnh báo đến tất cả mọi người: hãy tập trung khi lái xe, nhất là tại những khu vực như công viên, sân bóng – nơi chắc chắn có rất nhiều t.rẻ e.m qua lại.
Đồng thời, khi đi với con nhỏ, các cha mẹ nên cẩn trọng và thường xuyên để mắt đến con của mình, hãy luôn nắm tay con, để tránh trường hợp bé đột nhiên bỏ chạy theo những gì hấp dẫn mà không kịp quan sát xung quanh. Trong những bãi giữ xe, các cha mẹ hãy chắc chắn rằng con luôn ở bên cạnh mình bằng mẹo nhỏ là nhờ bé giữ hộ cửa xe ô tô hoặc đầu xe máy trong khi cha mẹ làm công việc của mình.
Theo Helino
TP.HCM: Số ca bệnh tay chân miệng liên tục gia tăng, cha mẹ nên làm gì để bảo vệ trẻ?
Tại TP.HCM, số ca mắc bệnh tay chân miệng liên tục gia tăng. Mặc dù bệnh đã được kiểm soát, không có ca t.ử v.ong, tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan, cần thực hiện biện pháp phòng ngừa cũng như bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Bệnh tay chân miệng liên tục gia tăng, cha mẹ nên làm gì để bảo vệ trẻ?
Theo các số liệu mới nhất từ Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, số ca nhiễm bệnh trong tháng 9/2019 là 6.573 ca (gồm cả nội trú và ngoại trú), tăng gấp 2 lần so với tháng 8/2019 (3.088 ca). Các ca bệnh tay chân miệng đều được kiểm soát tốt và không để xảy ra trường hợp t.ử v.ong.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên chủ quan, phải chăm sóc bé kỹ lưỡng để giảm nguy cơ mắc bệnh. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TP.HCM, tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở các bé dưới 3 t.uổi, bệnh có thể khỏi hoàn hoàn toàn sau 7-10 ngày mà không để lại di chứng. Nhưng cha mẹ cần chăm sóc, theo dõi các dấu hiệu của con để sớm nhận biết bệnh và có hướng điều trị đúng đắn.
Cho đến đầu tháng 10/2019, số ca bệnh tay chân miệng trên địa bàn TP.HCM tăng liên tục
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ gồm: Tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miếng, khóc hay nói đều bị đau miệng. Đồng thời, trẻ có dấu hiệu bị sốt từ 1-2 ngày rồi tự giảm. Sau khi sốt trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối và lở trong miệng. Khi thấy các dấu hiệu trên, nên đưa trẻ đi khám bệnh.
Trong trường hợp trẻ bị sốt từ 39 độ trở lên suốt hơn 2 ngày, mặc dù cho uống thuốc vẫn khó hạ sốt, nôn ói hoặc nhợn ói liên tục, cha mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện để được điều trị đúng cách.
Đặc biệt, cần lưu ý các biểu hiện như bé bị giật mình chới với, trong lúc thiu thiu ngủ bé bị giật nẩy người, đi không vững, người run, chân tay yếu, thở mệt, da nổi bông, mạch sờ không thấy hoặc quá nhanh,… Bệnh tình lúc này đã nặng, cần nhập viện khẩn cấp để cứu chữa kịp thời.
Bác sĩ hướng dẫn mẹo chữa bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh và dễ thành dịch. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ ít để lại biến chứng và không nguy hại đến tính mạng.
Theo bác sĩ Khanh, khi thấy trẻ nổi nhiều mụn nước và mỗi ngày một gia tăng, cha mẹ nên tắm rửa cho trẻ bình thường, sau đó mụn sẽ khô. Cha mẹ không cần bôi thuốc xanh để tránh trường hợp đưa bé đi khám bác sĩ không biết được nguyên nhân gây ra mụn nước.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM
Ở các mức độ nhẹ, nếu trẻ không bị loét miệng nhiều, gây bội nhiễm thì không cần cho uống kháng sinh hay vitamin. Cha mẹ ép cho trẻ uống sẽ khiến trẻ bị đau hơn.
Nếu trẻ ngủ không ngon giấc, hơi quấy khóc thì có thể do vết loét gây đau. Lúc này, hãy dùng gói Grangel (một loại thuốc dùng cho bệnh dạ dày) đặt vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ướp đá rồi cho bé ngậm hoặc chấm nhẹ vào vết loét để giảm đau.
Bệnh tay chân miệng cũng sẽ khiến trẻ biếng ăn do miệng bị đau, cha mẹ hãy đợi thức ăn nguội hẳn hay làm mát để trẻ dễ ăn hơn.
Thậm chí, phụ huynh nên dùng gói thuốc Grangel, thực hiện rơ miệng cho trẻ để trẻ ăn uống dễ hơn.
Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn cay, nóng hay chua, tránh khiến tình trạng đau miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
Để ứng phó với bệnh tay chân miệng, bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyên cha mẹ cần bình tĩnh và thực hiện các mẹo trên. Nếu chăm sóc đến ngày thứ 4 mà không thấy trẻ bị giật mình hay sốt cao, thì bệnh tình đã được kiểm soát, bé sẽ ổn dần và sớm hồi phục sức khỏe.
Cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ. Trước hết, cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó, trước khi tiếp xúc, chơi đùa cùng trẻ, cha mẹ nên rửa tay thật sạch, tránh lây nhiễm vi khuẩn, tác động xấu đến hệ miễn dịch non yếu của trẻ.
Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, phụ huynh nên báo cho giáo viên biết để phòng bệnh tay cho các bé khác, tránh lây nhiễm trên diện rộng sẽ khó kiểm soát. Cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày để cách ly khỏi nguồn bệnh và tránh lây lan sang các bạn khác.
Theo viettimes