Theo các chuyên gia việc sàng lọc ung thư bằng các xét nghiệm chỉ điểm ung thư chỉ mang tính chất tham khảo. Trong khi đó, các quảng cáo xét nghiệm phát hiện marke ung thư đang nở rộ tại Việt Nam.
Choáng vì xét nghiệm cho bé 5 t.uổi
Ngày 18/11, cộng đồng mạng chia sẻ hình ảnh một phiếu xét nghiệm của bệnh nhân 5 t.uổi với các mẫu xét nghiệm sàng lọc ung thư sớm.
Hình ảnh kết quả xét nghiệm nhanh chóng được các bác sĩ chia sẻ đa số các bác sĩ đều cho rằng điều này nguy hiểm.
BS Trịnh Thế Cường – BV E Hà Nội cho rằng dùng các marke ung thư để sàng lọc ung thư cho người lớn đã là sai, trừ PSA trong ung thư t.iền liệt tuyến, AFP trong ung thư gan. Đây còn xét nghiệm m.áu để sàng lọc ung thư cho đ.ứa b.é 5 t.uổi… Nếu trường hợp CA 199 tăng có khả năng cháu bé sẽ phải đi nội soi đại tràng hay chụp cắt lớp ổ bụng…
TS BS Phạm Thị Việt Hương – chuyên ngành ung thư nhi cho biết dấu ấn ung thư (chỉ điểm u, tumor markers) được sản xuất một lượng lớn bởi khối u có thể phân biệt u lành với ung thư hoặc phát hiện được khối u bằng xét nghiệm m.áu.
Một số tumor markers đặc hiệu với một loại ung thư nào đó, số khác gặp trong nhiều loại ung thư. Phần lớn các tumor markers còn tăng trong những bệnh không phải là ung thư. Do đó tumor markers sử dụng đơn lẻ không phải là công cụ chẩn đoán ung thư.
Đặc điểm của tumor markers lý tưởng phải gồm:
1. Đặc hiệu cơ quan và đặc hiệu khối u (specificity).
2. Tương ứng với kích thước và hoạt động của khối u.
3. Chỉ dương tính khi là ung thư.
4. Dương tính sớm trong giai đoạn phát triển bệnh ác tính.
5. Dễ dàng đo lường được.
Tuy nhiên, bác sĩ Hương nhấn mạnh “Tại thời điểm này không có tumor markers nào thoả mãn tất cả các tiêu chuẩn trên”.
Theo bác sĩ Hương phần lớn tumor markers có ở mô bình thường, u lành và u ác và không đủ đặc hiệu để dùng cho sàng lọc ung thư.
Phiếu xét nghiệm cho b.é g.ái
Ví dụ CEA là protein trên bề mặt tế bào, chỉ điểm cho ung thư đại trực tràng, dạ dày ruột, phổi và vú. CEA còn tăng ở người nghiện t.huốc l.á, xơ gan, polyp trực tràng, viêm loét trực tràng, bệnh tuyến vú lành tính. Không dùng CEA cho sàng lọc ung thư. Ngược lại một người ung thư dạ dày nhưng không nhất định phải có CEA tăng.
CA 19.9 là dấu ấn của carcinoma đại trực tràng và tụy. Tuy nhiên nó cũng có thể tăng ở bệnh nhân ung thư gan mật, dạ dày, tế bào gan và nhiều bệnh lành tính như viêm tụy, bệnh dạ dày ruột.
Tumor markers chỉ tham gia vào công việc tiếp cận chẩn đoán chứ một mình nó không dùng để chẩn đoán ung thư, càng không dùng để sàng lọc phát hiện sớm ung thư. Tumor markers ở bệnh nhân ung thư tương ứng với kích thước khối u hoặc hoạt động của khối u. Nhưng không phải ung thư nào cũng tăng tumor markers. Tumor markers chủ yếu được dùng để phân nhóm nguy cơ, tiên lượng, theo dõi đáp ứng điều trị, nghi ngờ tái phát của bệnh nhân ung thư.
Lợi bất cập hại
Lạm dụng xét nghiệm dấu ấn ung thư hại nhiều hơn lợi. Có bệnh nhân ung thư rồi, không thấy dấu ấn ung thư tăng thì reo lên “Thế chắc tôi bị u lành”. Có người khoẻ mạnh thấy kết quả xét nghiệm của mình cao hơn chỉ số tham chiếu thì hoảng sợ mất ăn mất ngủ suy sụp, thậm chí lập tức uống lá lẩu ngay.
Vì vậy, chẩn đoán ung thư bao gồm hỏi bệnh sử, t.uổi hay bị ung thư đó, các yếu tố nguy cơ, t.iền sử phơi nhiễm, khám lâm sàng tìm kiếm triệu chứng và tổn thương, siêu âm, chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết làm giải phẫu bệnh, sử dụng những tumor markers nghĩ đến cơ quan/khối u nào đó…
Bé 5 t.uổi được xét nghiệm sàng lọc ung thư
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ – trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Thủ Đức, TP.HCM cho biết hiện có rất nhiều phòng khám, bệnh viện đang tung ra các gói tầm soát ung thư trong đó chỉ định bừa bãi các chất đ.ánh dấu bướu như CEA, CA 15-3, CA 125… trong khi không có tổ chức uy tín nào trên thế giới sử dụng xét nghiệm định lượng các chất này nhằm tầm soát các loại ung thư ruột già, ung thư vú…
Ví dụ như CEA thường được quảng cáo nhằm phát hiện sớm ung thư ruột già nhưng thật ra chất này cũng tăng trong nhiều bệnh lý khác như ung thư phổi, bao tử, viêm phổi, viêm ruột…đối với ung thư ruột già khi mới phát triển, CEA chỉ tăng trong một số ít bệnh nhân , do đó lạm dụng chỉ định CEA trên người khỏe mạnh sẽ gây thêm hoang mang.
Với xét nghiệm CA 125 trong ung thư buồng trứng, chưa chứng minh được hiệu quả trong phát hiện sớm ung thư buồng trứng và có thể tăng cao trong nhiều bệnh khác nhau như xơ gan, lạc nội mạc tử cung, nhân xơ tử cung.
Những điều con cái cần biết khi có bố mẹ mắc ung thư
Bệnh ung thư ở người cao t.uổi thường có tiến triển chậm, độ ác tính tế bào thấp hơn so với người trẻ t.uổi, nhưng lại khó khăn khi can thiệp điều trị.
Nguyên nhân khiến người cao t.uổi có nguy cơ mắc ung thư cao hơn
Lý do người cao t.uổi dễ mắc bệnh hơn là do có thời gian tiếp xúc với các chất sinh ung thư, tích tụ lại theo thời gian và từ đó có thể gây bệnh ung thư. Và hiện nay, người cao t.uổi ngày càng nhiều dẫn tới tỷ lệ ung thư ở người cao t.uổi cũng tăng lên.
Những bệnh ung thư thường gặp nhất ở người cao t.uổi
5 loại ung thư hay gặp ở người cao t.uổi nữ giới lần lượt là: ung thư vú, đại trực tràng, phổi, dạ dày và gan. Trong khi đó 5 loại ung thư hay gặp ở người cao t.uổi nam giới lần lượt là: ung thư t.iền liệt tuyến, phổi, đại trực tràng, dạ dày và gan.
Khó khăn trong việc phát hiện và điều trị ung thư cho người cao t.uổi
Việc phát hiện ung thư ở người cao t.uổi thường sẽ khó hơn ở người trẻ do bệnh nhân ung thư người cao t.uổi sẽ có nhiều bệnh lý kèm theo, từ đó dẫn tới các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh ung thư có thể là dấu hiệu triệu chứng của một bệnh khác. Hơn nữa, nhiều bệnh ung thư cần phải can thiệp để chẩn đoán bệnh thì sẽ gặp khó khăn do có bệnh kèm theo và sức khỏe kém hơn so với người trẻ.
Như bệnh ung thư phế quản phổi thể trung tâm, cần soi phế quản để chẩn đoán xác định hoặc nhiều trường hợp cần sinh thiết kim lớn để chẩn đoán xác định. Tuy nhiên cần phải cân nhắc kỹ khi tiến hành can thiệp chẩn đoán vì có thể gây ra những tai biến, biến chứng dẫn tới t.ử v.ong.
Việc điều trị bệnh ung thư ở người cao t.uổi cũng có nhiều thách thức. Mặc dù, bệnh ung thư ở người cao t.uổi thường có tiến triển chậm, độ ác tính tế bào thấp hơn so với người trẻ t.uổi, nhưng lại khó khăn khi can thiệp điều trị do mắc nhiều bệnh lý kèm theo hơn, thể trạng kém hơn. Ví dụ như bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ ở giai đoạn có thể mổ triệt căn được, nhưng do mắc bệnh lý khí phế thũng hoặc suy tim mà không thể tiến hành phẫu thuật được. Một ví dụ khác đó là bệnh nhân có chỉ định điều trị hóa chất nhưng lại mắc suy thận kèm theo nên không thể điều trị hóa chất được.
Một vấn đề nữa khi cân nhắc điều trị đó chính là kỳ vọng sống thêm của bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân hơn 80 t.uổi mới phát hiện ra bệnh ung thư, khi đó thời gian sống thêm của họ không nhiều dẫn tới việc ảnh hưởng tới các quyết định điều trị cho bệnh nhân. Do vậy, nhiều bác sĩ lựa chọn phác đồ chăm sóc, điều trị chăm sóc triệu chứng cho bệnh nhân thay vì điều trị triệt căn, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân trên 80 t.uổi.
Trở ngại khi chăm sóc người cao t.uổi bị ung thư
Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư nói chung đã là một vấn đề phức tạp, với bệnh nhân cao t.uổi sẽ còn nhiều thách thức hơn. Do người cao t.uổi có nhiều bệnh lý kèm theo, toàn trạng cũng yếu, dinh dưỡng kém cũng như việc tuân thủ các liệu trình điều trị, chăm sóc sẽ khó khăn hơn.
Ví dụ có nhiều bệnh nhân không đi lại được, không thể tự ăn uống được nếu mắc bệnh ung thư, sẽ cần sự chăm sóc toàn diện, giúp bệnh nhân thoải mái nhất có thể. Khi đó, bệnh nhân cần cả một ekip điều trị, chăm sóc như bác sĩ, y tá, người nhà, người hỗ trợ khác.
Vấn đề tâm lý
Ngoài ra tâm lý của bệnh nhân ung thư, nhất là người bệnh cao t.uổi cũng là vấn đề cần lưu ý
Ung thư không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh. Cảm xúc của bệnh nhân có thể thay đổi hàng ngày, hàng giờ hoặc thậm chí từng phút. Mỗi bệnh nhân ung thư sẽ có những phản ứng tâm lý khác nhau:
– Cảm thấy họ phải mạnh mẽ để bảo vệ gia đình và bạn bè của họ.
– Tìm kiếm sự hỗ trợ đến từ những người thân yêu hoặc những người bệnh ung thư còn sống.
– Yêu cầu trợ giúp từ các chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc các chuyên gia khác.
– Tin rằng đức tin sẽ giúp họ đương đầu với bệnh tật.
Những vấn đề tâm lý mà bệnh nhân ung thư có thể gặp phải bao gồm: sự choáng ngợp, cự tuyệt, tức giận, sợ hãi và lo lắng, hy vọng, căng thẳng và cực kỳ lo lắng, sự buồn bã và trầm cảm, cảm giác tội lỗi, sự cô đơn và lòng biết ơn. Sự xuất hiện cũng như mức độ trầm trọng của mỗi biểu hiện tâm lý có thể khác nhau giữa các bệnh nhân, đồng thời cũng có thể thay đổi ở các thời điểm trên một bệnh nhân.
Do đó, nhân viên y tế cần hiểu và nhận biết được những vấn đề tâm lý mà bệnh nhân ung thư gặp phải để có những tư vấn cũng như xử trí phù hợp với bệnh nhân.