Bé K. (5 t.uổi, Đồng Nai) bị viêm phổi tái phát nhiều lần nhưng đi khám ở địa phương không phát hiện nguyên nhân. Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) đã tiến hành nội soi và phát hiện dị vật là mảnh xương gà nằm trong phổi suốt 2 năm.
Ngày 26/12, theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, đơn vị này vừa tiếp nhận trường hợp hy hữu khi trẻ nhỏ bị hóc xương gà, dị vật nằm trong khoang phổi suốt 2 năm mà gia đình không biết.
Theo lời kể của gia đình bệnh nhi K., cách đây 2 năm khi ăn cháo gà, bé K. bị sặc tím tái, gia đình có đưa trẻ đi khám và xử trí tại bệnh viện địa phương.
Từ đó tới nay bé K. viêm phổi tái phát hai lần, phải điều trị tại bệnh viện tỉnh và thường xuyên đi khám vì các triệu chứng ho, khò khè. Đợt viêm phổi này, bé đã được chích kháng sinh hơn 2 tuần tại địa phương mà không thuyên giảm.
Mảnh xương gà nằm trong khoang phổi bé K. suốt 2 năm mà gia đình không hay biết.
Nghi ngờ tình trạng dị vật bỏ quên trong đường thở, các Bác sĩ khoa Hô Hấp 1 đã chỉ định chụp CT scan ngực, phát hiện có mảnh xương găm ở phế quản thùy trên phổi trái. Qua nội soi phế quản, quan sát thấy mảnh xương ở ngay lỗ phế quản thùy trên phổi bên trái, được bao bọc chặt bởi nhiều mô hạt, do đã kẹt trong phổi quá lâu. Đây là một vị trí rất khó để có thể gắp dị vật bằng phương pháp nội soi bằng ống cứng thông thường.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ khoa Hô Hấp 1 đã phối hợp với BS. Ngô Anh Trung, trưởng khoa Nội soi – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cùng với khoa Tai Mũi Họng đã gắp thành công mảnh xương trong phổi cháu bé bằng phương pháp nội soi ống mềm kết hợp ống soi cứng. Phương pháp này tránh cho bé khỏi một cuộc phẫu thuật lớn để lấy dị vật ra khỏi phổi.
Theo các bác sĩ, hằng năm có rất nhiều trường hợp bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu do có dị vật trong đường thở. Tuy nhiên trường hợp dị vật phổi như của bé K., bị bỏ quên gần 2 năm thì hy hữu.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, với các bé nhỏ, phụ huynh cần tránh cho bé chơi các đồ chơi có kích thước quá nhỏ dễ ngậm và sặc vào đường thở cũng như tránh cho trẻ ăn những thức ăn dễ bị hóc như: đậu phộng, hạt dưa, hạt hướng dương…
Đối với trẻ có xảy ra hội chứng xâm nhập như: sặc, hóc thức ăn, đồ chơi,… các bậc phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện uy tín, có chuyên khoa sâu về hô hấp nhi để phát hiện và xử trí kịp thời.
Theo thoidai
TP HCM: Phát hiện thêm hàng chục ngàn người mắc bệnh lao
Thời gian qua, bệnh lao được phát hiện có xu hướng giảm, tuy nhiên khó đạt mục tiêu giảm số lượng mắc lao trong cộng đồng.
Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay thành phố có khoảng 15% số lượng bệnh nhân lao của các tỉnh thành khu vực phía Nam đang được thu dung và điều trị tại thành phố. Nhờ tích cực triển khai các dự án, thời gian qua, bệnh lao được phát hiện có xu hướng giảm. Năm 2011 số ca mắc là 230 người/100 ngàn dân, đến năm 2018 con số này chỉ còn 197 người. Tỷ lệ thu nhận điều trị lao phổi đang duy trì ở 93-95 trường hợp/100 ngàn dân.
Tuy nhiên, tình hình dịch tễ bệnh lao diễn tiến khá phức tạp, công tác chống lao gặp nhiều khó khăn nên khó tiếp cận được các mục tiêu đã được đề ra là đến năm 2020 giảm số lượng mắc trong cộng đồng xuống còn 131 người/100 ngàn dân, giảm số người c.hết do lao xuống dưới 10 trường hợp/100 ngàn dân, khống chế số lượng người mắc lao đa kháng thuốc dưới 5% trong tổng số người mắc bệnh lao.
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là nơi điều trị bệnh lao
Theo ngành y tế, vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể người dưới nhiều trạng thái. Khi vi khuẩn thâm nhập lần đầu vào cơ thể, gọi là lao tiềm ẩn. Việc nhiễm lao tiềm ẩn có thể được cơ thể loại trừ qua khả năng miễn dịch tự nhiên. Nếu vi khuẩn không bị t.iêu d.iệt, chúng có thể gây nhiễm lao. Khi không được điều trị, nhiễm lao tiềm ẩn có thể trở thành lao hoạt động và lây nhiễm cho người tiếp xúc. Chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn có ý nghĩa quan trọng với cuộc chiến chấm dứt bệnh lao.
Từ năm 2014, TP Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện chương trình “Chăm sóc đúng”, nhằm chủ động tầm soát phát hiện bệnh lao sớm, điều trị sớm, giảm lây nhiễm ra gia đình và cộng đồng. Chương trình thiết lập mạng lưới cộng tác viên, tư vấn viên trên từng phường xã đến gia đình có người mắc lao mới được phát hiện, vận động các thành viên đến cơ sở y tế khám, chụp X-quang miễn phí. Mạng lưới này còn tiếp xúc những người có nguy cơ mắc lao, nhóm dân cư hoàn cảnh khó khăn để vận động đi tầm soát. Đồng thời, tổ chức những cuộc chụp X-quang lưu động vào thứ bảy, chủ nhật tại các địa đ.iểm gần nơi cư trú để chụp X-quang cho người nghi bị lao đã được tư vấn và sàng lọc. Những người đã được chẩn đoán bị lao sẽ được vận động đi điều trị. Sau 5 năm thực hiện, thành phố phát hiện thêm hàng chục ngàn người mắc bệnh lao, giảm tỷ lệ bỏ điều trị.
Để tiếp tục thực hiện các mục tiêu hướng đến chấm dứt bệnh lao tại TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hữu Hưng cho biết, Sở Y tế sẽ tiếp tục các giải pháp như: ứng dụng các công nghệ tiên tiến để chẩn đoán sớm, xét nghiệm kháng sinh đồ cho toàn bộ bệnh nhân trước khi điều trị; tiếp cận để sàng lọc bệnh nhân; phát hiện chủ động lao – HIV, lao t.rẻ e.m. Đồng thời, chuẩn bị thông qua việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân lao bằng bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để các bệnh nhân được tiếp cận với tất cả các dịch vụ phòng chống lao.
Huyền Nga – Nguyễn Cảnh
Theo cand