Bé chỉ bú sữa mẹ có cần ăn dặm sớm?

Bạn đọc Nguyễn Yến (yenthin…@gmail.com) hỏi: Cháu nhà tôi được 4 tháng t.uổi, đang bú sữa mẹ hoàn toàn. Tôi nghe nói rằng bé 4-6 tháng thì cần ăn dặm, vậy chính xác 4 hay 6 tháng bắt đầu cho ăn dặm thì tốt nhất, trường hợp nào thì nên ăn sớm?

Ảnh minh họa

Tôi cũng nghe nói bé bú sữa mẹ cần ăn dặm sớm hơn, còn bú sữa công thức do được bổ sung nhiều dưỡng chất nên không cần ăn dặm sớm, điều này có đúng không?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến , Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời: Nếu bé của bạn đang bú sữa mẹ hoàn toàn, đang phát triển tốt và bạn có thể cố gắng cho bé bú hoàn toàn đến 6 tháng thì đến lúc đó mới cần ăn dặm, không có chuyện bú sữa mẹ thì ít chất, cần ăn dặm sớm hơn. Tuy nhiên, nếu vì lý do gì đó bạn không còn nhiều sữa như trước, công việc bận rộn… thì có thể tập cho bé ăn dặm từ lúc 4 tháng cũng không sao.

Mức 4-6 tháng đã được tính toán để phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ. Ăn dặm sớm hơn 4 tháng thì khả năng tiêu hóa, hấp thu các đồ ăn khác của bé chưa đủ trưởng thành; ăn trễ quá thì bé lại thiếu chất, bởi sau 6 tháng thì bất kỳ loại sữa nào cũng không còn đủ cho nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của bé.

Trái lại với điều bạn nghĩ, những bé không được hưởng sữa mẹ, phải bú sữa ngoài mới là nhóm trẻ nên nghĩ đến chuyện ăn dặm sớm, bởi khả năng hấp thu của bé đối với sữa mẹ tốt hơn nhiều so với sữa công thức. Có thể bắt đầu bất kỳ thời điểm nào trong khoảng 4-6 tháng, nhưng hãy bắt đầu thật chậm, những lần ăn đầu thật ít, sau đó mới tăng dần.

Thu Anh ghi

Theo nld.com.vn

Gợi ý cho mẹ bỉm sữa lần đầu nuôi con: Nhìn phân của trẻ, đoán ngay tình trạng sức khỏe

Tưởng như là thứ vứt đi chẳng cần bận tâm nhưng phân của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh giúp những người lần đầu làm mẹ nhận biết khá nhiều về tình hình sức khỏe của con.

CẢNH BÁO: Bài viết có nhiều ảnh chụp thật về phân của trẻ sơ sinh, với những cha mẹ nuôi con nhỏ thì không vấn đề gì, nhưng những ai nhạy cảm, đặc biệt là những người chưa sinh con có thể không nên xem.

Rất nhiều người lần đầu làm mẹ nhìn thấy phân của con thường khá ngạc nhiên. Nó có nhiều hình dạng, màu sắc và độ đặc sệt khác nhau mà thậm chí cả những ông bố bà mẹ đã từng có con rồi cũng chưa biết hết.

Phân của trẻ sơ sinh có nhiều hình dạng, màu sắc, kết cấu khác nhau.

Và điều thú vị là chỉ cần nhìn vào phân của trẻ, bố mẹ có thể đoán biết con mình đang bình thường hay có dấu hiệu bất thường về sức khỏe hay không. Những bức hình sau đây sẽ cho bố mẹ cái nhìn tổng thể hơn về các dạng phân của trẻ và xem thế nào là bình thường, thế nào là không bình thường, dù bé đang trong giai đoạn mới sinh, bú sữa mẹ, sữa bình hoặc lúc bắt đầu ăn dặm. Tất nhiên, đây chỉ là những chẩn đoán ban đầu, nếu cảm thấy con có điều gì bất ổn, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Phân của trẻ sơ sinh: Phân su

Bé vừa mới chào đời thường có phân ở dạng màu đen hơi xanh, đặc và dính gần giống với dầu máy xe, loại phân này được gọi là phân su. 2-4 ngày sau sinh, phân của bé sẽ lại bắt đầu có sự thay đổi, màu xanh của phân nhạt dần và ít dính hơn.

Phân của trẻ bú sữa mẹ

Nếu trẻ nhỏ được bú sữa mẹ hoàn toàn, phân của chúng sẽ có màu vàng hoặc hơi xanh và có độ đặc sệt mịn như kem. Một điều đặc biệt là phân của trẻbú sữa mẹ không hề có mùi hôi như mùi phân thông thường.

Nếu mẹ nhìn thấy phân bé có màu xanh nhạt và nổi bọt giống như tảo trong bỉm của trẻ, có khả năng trẻ đã bú quá nhiều sữa đầu – loại sữa có hàm lượng calo thấp, xuất hiện ngay lúc mới bú và không đủ lượng sữa sau – loại sữa có nhiều chất béo hơn. Và điều đó cũng có nghĩa là mẹ đã không cho trẻ bú đủ thời gian mỗi lần ti. Để xử lý vấn đề này, các mẹ hãy cho trẻ bú tiếp bên ngực đã bú ở lần bú trước.

Phân của trẻ bú sữa công thức

Phân của trẻ sơ sinh ăn sữa công thức thường có màu vàng hoặc nâu (nâu sậm, nâu vàng hoặc nâu xanh), có độ dẻo như bơ đậu phộng. Trẻ ăn sữa công thức thường có xu hướng đi ị ít hơn so với trẻ bú sữa mẹ, phân của các bé này cũng có kích cỡ lớn hơn và mùi nặng hơn so với các bé ăn sữa mẹ.

Phân của trẻ nhiều chất sắt

Nếu các mẹ tăng cường bổ sung sắt cho trẻ, phân của bé có thể chuyển sang màu xanh hoặc đen hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu phân bé có màu hơi đen mà không phải do mẹ đang bổ sung sắt thì nên gọi cho bác sĩ ngay để xem trẻ có bị m.áu trong phân không.

Phân của trẻ ăn dặm

Khi các mẹ bắt đầu cho con ăn dặm, sẽ có sự chuyển đổi trong phân của bé, đặc biệt nếu trẻ vẫn còn bú sữa mẹ. Phân của bé ăn dặm thường có màu nâu hoặc nâu đen, đặc hơn bơ đậu phộng nhưng vẫn mềm. Nó cũng có mùi nặng hơn.

Phân có chứa những mẩu thức ăn

Một số loại thức ăn dặm khi đi qua đoạn ruột bé xíu của các bé một cách nhanh chóng mà chưa kịp được tiêu hóa, khiến cho một số mẩu thức ăn vẫn còn nguyên vẹn xuất hiện trọng phân của bé hoặc khiến cho phân bé có màu sắc kỳ dị mà đôi lúc khiến các bà mẹ phát hoảng lên. Phân xuất hiện màu vàng cam có thể do bé ăn cà rốt, màu xanh đen có thể do bé ăn việt quất. Tình trạng này cũng xảy ra khi trẻ ăn quá nhiều một loại thức ăn hoặc nhai không kĩ trước khi nuốt. Mẹ sẽ phải gọi cho bác sĩ nếu phân của trẻ hoàn toàn là thức ăn chưa được tiêu hóa.

Phân lỏng như nước

Trẻ bị tiêu chảy sẽ đi phân có màu xanh, vàng hoặc nâu và bị thấm hoặc b.ắn ra khỏi bỉm. Phân ở dạng lỏng như nước. Kiểu phân này cho thấy có thể bé đã bị nhiễm một loại khuẩn nào đó. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dễ khiến cho trẻ bị mất nước.

Phân cứng và thành từng cục nhỏ

Nếu mẹ thấy phân bé cứng và là những viên nhỏ như đá thì có nghĩa là bé đã bị táo bón (hiện tượng này thường gặp ở các bé mới bắt đầu ăn dặm) hoặc cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng với sữa bò, sữa đậu nành hoặc dị ứng với một thành phần nào đó có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức mà bé đang ăn.

Phân có chất nhầy

Phân màu xanh có vệt sáng bóng tức là phân có chất nhầy trong đó. Điều này đôi khi vẫn xảy ra với trẻ đặc biệt khi bị chảy nước mũi vì chất nhầy trong nước bọt không tiêu hóa được. Chất nhầy trong phân cũng là dấu hiệu của n.hiễm t.rùng hoặc dị ứng.

Phân có lẫn m.áu

Phân của trẻ bình thường nhưng dính màu đỏ, đó thường là dấu hiệu của việc dị ứng protein trong sữa.

Phân táo bón mà dính chút m.áu, đó có thể hậu quả do vết nứt h.ậu m.ôn hoặc bị trĩ nhẹ.

Trẻ bị tiêu chảy mà phân có lẫn m.áu thường là biểu hiện n.hiễm t.rùng do vi khuẩn.

Nếu thấy phân trẻ có những dấu hiệu trên, nên đưa trẻ đi khám ngay.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *