Bế con từ cũi lên giường ngủ chung, sáng hôm sau mẹ sờ thấy con đã lạnh băng

Một bà mẹ đã chia sẻ về câu chuyện đau lòng của chính mình khi cậu con trai 3 tháng t.uổi của cô ra đi mãi mãi trong một đêm được mẹ ôm lên giường ngủ chung.

Đã 5 năm trôi qua, nhưng bà mẹ Laurie Jade Woodruff (30 t.uổi) đến từ Derbyshire (Anh), vẫn không thể quên cái đêm định mệnh – đêm mà Arthur, cậu con trai đầu bé nhỏ của cô đã ra đi mãi mãi khi cô lỡ ngủ quên trong khi cho con bú.

Bây giờ, mặc dù đã là mẹ của bé Henry (2 t.uổi) nhưng Laurie vẫn thấy ân hận vì sự việc đã xảy ra khá lâu rồi. Nhân tuần lễ tưởng niệm các em bé đã mất, cô đã viết một lá thư gửi Arthur và chia sẻ về câu chuyện của mình để các bà mẹ khác đừng phạm phải sai lầm giống mình.

Laurie viết: “Trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm có mang thai hay không từ phòng sản phụ khoa, tim mẹ đ.ập nhanh vì hồi hộp. Trong nhiều tuần qua, mẹ có cảm giác rất kỳ lạ, các giác quan của mẹ nhạy cảm hơn, còn bụng mẹ thì ngứa ran. Chưa kể mẹ còn bị “trễ tháng” nữa. Mặc dù chưa có kế hoạch mang thai và mới 25 t.uổi, nhưng mẹ mong mình được làm mẹ. Kết quả xét nghiệm thật tuyệt vời: mẹ đã có con. Ngay lập tức, mẹ báo tin cho bố Iran. Bố đã rất vui vì điều đó”.

Arthur lúc mới sinh.

Laurie chụp hình cùng Arthur lúc mới sinh.

“Siêu âm ở tuần thứ 20, Arthur của mẹ đang phát triển tốt. Mẹ đã ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, đọc thêm sách nuôi dạy con và đi khám thai đều đặn cho đến tuần 38. Lúc đó, con tự dưng ngừng phát triển. Mẹ được đưa vào một ca sinh khẩn cấp tại bệnh viện Jessops ở Sheffield. Con trai mẹ chào đời vào lúc 12 giờ 15 phút ngày 06/01/2015 chỉ với cân nặng 2,3kg.

Arthur – chàng trai của mẹ thật sự nhỏ bé, nhưng với mẹ, con là tất cả tình yêu. Sau 5 ngày nằm viện, mẹ con mình được về nhà, nhưng mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú. Con không ngậm đúng khớp nên việc mút sữa khó khăn. Tuy vậy, Arthur vẫn là cậu bé khỏe mạnh, vui vẻ, và dễ chịu. Con thích được mẹ ôm ấp, bế bồng và ghét phải ở trong cũi của mình”.

Nhớ lại đêm định mệnh đó, Laurie dằn vặt chính mình: “Giá như đêm đó mẹ đừng bế con lên giường cùng mẹ. Vì con la hét không chịu nằm cũi, vì thương con mà mẹ đã phạm sai lầm khiến mẹ phải ân hận suốt đời. Mẹ ôm con lên giường nằm bú mẹ, rồi mẹ ngủ thiếp đi. Lúc đó, mẹ kiệt sức, thật sự kiệt sức như tất cả các bà mẹ chăm con khác.

Vào rạng sáng hôm sau, mẹ thức dậy và ngay lập tức, mẹ nhận thấy có gì đó không ổn. Con lạnh băng. Có m.áu khô chảy ra từ mũi và mắt con nhắm nghiền. Mẹ hét lên trong tuyệt vọng rồi gọi bố con và chờ xe cấp cứu đến. Tim mẹ nhảy lên theo từng đoạn đường đến bệnh viện nhi Sheffield. Ở đó, bác sĩ tuyên bố con đã ra đi do hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinhvà được đưa đến nhà nguyện để nghỉ ngơi. Mẹ chỉ được gặp con dưới sự giám sát của cảnh sát.

Arthur khi được 3 tháng t.uổi.

“Trong suốt những ngày và những tuần sau đó, mẹ dường như là một người khác. Mẹ cáu kỉnh với tất cả mọi người đang cố gắng an ủi giúp đỡ mẹ. Mẹ đã tự ngược đãi bản thân vì tội lỗi mà mình đã gây ra. Nhưng rồi thời gian cũng xoa dịu được nỗi đau của mẹ. Mẹ đã chấp nhận rằng có lẽ duyên của mẹ con mình chỉ ngắn ngủi thế thôi. Mẹ dần trở lại công việc là một nhà chiêm tinh, nhà ngoại cảm và nhà tâm lý học trị liệu. Rồi sau đó, mẹ mang thai em Henry của con. Em của con giờ đã 2 t.uổi rồi. Em rất sôi nổi và tinh nghịch. Em vẫn thường cùng mẹ đến thăm con. Mẹ rất nhớ con, Arthur à!

Mẹ mong là câu chuyện buồn này của mẹ sẽ là bài học cho các bà mẹ khác và mong là họ sẽ không phạm phải sai lầm giống như mẹ. Xin các bạn đừng cho con ngủ chung giường với mình. Bởi chúng ta không thể biết được chuyện gì sẽ xảy ra trong khi chúng ta ngủ quên vì mệt mỏi”.

Laurie cùng cậu con trai Henry thường xuyên đến thăm mộ của Arthur.

Vậy hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là gì?

Theo trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh của Mỹ, chỉ trong năm 2017, đã có 3.600 trường hợp trẻ sơ sinh t.ử v.ong bất ngờ tại Mỹ, trong đó có khoảng 1.400 trường hợp t.ử v.ong do hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ sơ sinh đang khỏe mạnh c.hết đột ngột trong lúc ngủ mà không có nguyên nhân. Hầu hết các ca t.ử v.ong này xảy ra ở trẻ dưới 1 t.uổi. B.é t.rai bị đột tử nhiều hơn b.é g.ái. Nguyên nhân khiến trẻ bị đột tử vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thiết là do bé có những bất thường về não khiến việc hô hấp cũng như khả năng tỉnh giấc bị rối loạn. Ngoài ra, sinh non, nhẹ cân hoặc n.hiễm t.rùng đường hô hấp cũng có thể là nguyên nhân gây ra đột tử ở trẻ sơ sinh.

Để tránh trường hợp thương đau này, các cha mẹ cần lưu ý:

– Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ.

– Giường ngủ của trẻ không được quá mềm khiến trẻ bị lún xuống. Cha mẹ cũng không nên để thêm bất kỳ đồ vật nào như gối, chăn, thú bông, đồ chơi ở xung quanh khu vực trẻ nằm ngủ.

– Không nên để nhiệt độ trong phòng quá nóng.

– Nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất sáu tháng đầu, vì sữa mẹ có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Nguồn: The Sun/Helino

Không muốn xấu xí, bỏ ngay những thói quen gây béo bụng này

Những thói quen xấu như bỏ bữa, lười uống nước, thiếu ngủ… tưởng chừng như đơn giản nhưng nó có thể gây béo bụng và tăng cân mất kiểm soát.

Thiếu ngủ: Khi bạn thiếu ngủ, hàm lượng cortisol, một loại hormon stress tăng lên. Điều này khiến bạn thèm các loại thực phẩm có đường. Do vậy, vòng eo của bạn có nguy cơ tăng lên.

Hay bị stress: Thường xuyên căng thẳng khi nghĩ tới công việc cũng có thể gây béo bụng và tăng cân. Stress làm tăng nồng độ cortisol và có xu hướng gây cảm giác thèm ăn.

Lười uống nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ và trao đổi chất. Uống đủ lượng nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất, đào thải diễn ra nhanh hơn, từ đó hỗ trợ giảm cân, săn chắc vùng bụng. Nếu khi giảm cân bạn lười uống nước sẽ khiến chất béo dễ tích tụ, nhất là ở vòng eo.

Thường xuyên bỏ bữa: Nếu bạn thường xuyên quên ăn hoặc bỏ bữa, bạn sẽ gặp khó khăn để duy trì cân nặng. Thời gian ăn uống hợp lý giúp ổn dịnh nồng độ đường huyết và là yếu tố quan trọng để duy trì cân nặng.

Không tập thể dục thường xuyên: Thói quen ít vận động do bận rộn với công việc hoặc những lý do khác, bạn sẽ có nguy cơ bị béo bụng. Cơ thể không được vận động sẽ không thể đốt cháy calo dư thừa. Mỡ thừa quanh bụng sẽ tích tụ dần. Tập thể dục là việc bạn nên làm để tăng khối cơ và phòng ngừa tăng cân béo phì khi bạn có t.uổi.

Thường xuyên ăn khuya: Ban đêm là khoảng thời gian cho các cơ quan của cơ thể chúng ta nghỉ ngơi và phục hồi chức năng. Vì thế, nếu bạn ăn quá khuya thì thức ăn nạp vô sẽ không kịp chuyển hóa và năng lượng cũng không kịp tiêu hao. Do đó, năng lượng thừa sẽ tích tụ thành mỡ dưới da, làm cho bạn phì ra. Tốt nhất nên ăn xong bữa tối trước 20h.

Uống nhiều nước có ga: Nước có ga chứa thành phần đường hóa học và hương liệu rất nhiều, sẽ tích tụ độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, khí nén tạo ga và lượng đường cao trong nước cũng khiến bạn có cảm giác thèm ăn liên tục, ăn nhiều hơn và điều này cũng không tốt cho bao tử. Hãy tập thói quen uống nước lọc và một số loại nước ép trái cây nguyên chất có chức năng giảm mỡ như chanh, bưởi, bạc hà.

Ngồi nhiều: Thói quen ngồi nhiều khiến mỡ bụng ngày càng tích tụ thêm. Điều này cũng rất khó giải quyết với những người làm việc văn phòng, họ buộc phải ngồi gần như cả ngày. Nhưng vẫn có cách cải thiện tốt nhất đó chính là bạn nên tranh thủ đi dạo buổi tối hoặc tập thể dục buổi sáng để giảm mỡ bụng.

Vừa ăn vừa làm việc: Khi tập trung coi Tivi hay máy tính, chúng ta thường mất tập trung vào việc ăn khiến bạn ăn không kiểm soát, ăn quá no gây nên tình trạng thừa năng lượng, lười vận động. Tất cả năng lượng dư thừa ấy sẽ chuyển hóa thành mỡ. Ngoài ra, thói quen này hoàn toàn không tốt cho tiêu hóa, bạn nên bỏ ngay.

Ăn uống theo cảm xúc: Đây là tình trạng bạn có xu hướng ăn nhiều khi quá buồn hay quá vui và là một thói quen rất xấu dẫn đến béo bụng. Tuy khó nhưng bạn cần có ý thức loại bỏ thói quen này. Ảnh: Internet.

Theo Thảo Nguyên/Kiến thức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *