Sau khi mẹ mắc Covid-19, b.é t.rai 18 ngày t.uổi cũng sốt, bụng chướng, đi tiêu nhầy, xét nghiệm PCR dương tính.
Điều trị ba ngày tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bé vẫn sốt, suy hô hấp tăng dần, chụp X-quang thấy tổn thương phổi rải rác hai bên, cùng các chỉ số khác ghi nhận tình trạng Covid-19 nặng. Xét nghiệm cũng ghi nhận bé có dấu hiệu viêm ruột hoại tử. Trước đó, bé sinh mổ đủ tháng, nặng hơn 2,7 kg, sức khỏe bình thường, xuất viện sau sinh 4 ngày.
Phó giáo sư Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Đơn vị cách ly và điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 1, ngày 11/9, cho biết bé được truyền dịch nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn để ruột nghỉ ngơi, dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm và kháng đông.
Sau 23 ngày điều trị, tình trạng suy hô hấp và viêm ruột của bé cải thiện dần. Bé bú miệng hoàn toàn, bụng không chướng nữa, xuất viện trong tình trạng khỏe mạnh hoàn toàn.
Theo phó giáo sư Nguyên, hiện vẫn cần thêm nhiều bằng chứng để khẳng định mối liên hệ giữa viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh và Covid-19. Tuy nhiên, từ bệnh nhi trên, có thể thấy biểu hiện của Covid-19 rất đa dạng và ảnh hưởng nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt trên các đối tượng nguy cơ như trẻ sơ sinh. Do đó, trẻ sơ sinh mắc Covid-19 cần được nhập viện, theo dõi sát để phát hiện sớm trường hợp diễn tiến nặng và xử trí kịp thời.
Viêm ruột hoại tử là một trong những trường hợp cấp cứu đường tiêu hóa thường gặp tại các đơn vị chăm sóc sơ sinh. Theo các tài liệu y văn, hơn 85% trường hợp viêm ruột hoại tử xảy ra ở trẻ sinh non tháng và nhẹ cân do rất nhiều yếu tố khác nhau.
Một số báo cáo trên thế giới mô tả mối liên quan giữa viêm ruột hoại tử và các chủng coronavirus trước đây. Với chủng virus gây Covid-19 hiện nay, nhiều báo cáo cũng ghi nhận những trường hợp viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh đủ tháng mắc Covid-19, không có yếu tố thúc đẩy cũng như không có các bệnh lý nền đi kèm khác.
Các bệnh viện TP HCM đang điều trị hơn 2.660 F0 t.rẻ e.m. Đa số t.rẻ e.m mắc Covid-19 ở mức độ nhẹ, không triệu chứng, có thể theo dõi tại nhà. Một số ít có triệu chứng trung bình trở lên, phải nhập viện theo dõi.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, một b.é g.ái 13 t.uổi vừa thoát cửa tử ngoạn mục sau 10 ngày điều trị Covid-19. Bé nhập viện ngày 1/9 trong tình trạng khó thở, tím tái sau 5 ngày sốt cao, ho sổ mũi, đau họng, đau bụng, tiêu chảy. Chỉ số oxy trong m.áu SpO2 78-80% (bình thường 96-98%), nhịp tim nhanh 152 lần một phút, xét nghiệm dương tính Covid-19.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết bệnh nhi được hỗ trợ hô hấp, truyền thuốc kháng virus remdesivir, kháng sinh phổ rộng, kháng viêm, kháng đông nhưng tình trạng hô hấp vẫn diễn tiến xấu. Ảnh chụp X-quang phổi ghi nhận tổn thương phổi nặng lan tỏa hai bên, biểu hiện hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS). Xét nghiệm m.áu cho thấy phản ứng viêm tăng mạnh.
Theo bác sĩ Tiến, kíp điều trị cho truyền thuốc kháng viêm methyl prednisolone liều cao, tính toán đến phương án đặt nội khí quản giúp thở, lọc m.áu liên tục và thực hiện kỹ thuật oxy hóa m.áu qua màng ngoài cơ thể (ECMO) nếu tình trạng hô hấp không cải thiện. May mắn, bé cải thiện tốt dần khi điều trị hỗ trợ, điều chỉnh nước điện giải, toan kiềm, hạ sốt, dinh dưỡng, xoay trở chống loét. Ngày 11/9, bé tự thở được với khí trời.
Các nghiên cứu ở t.rẻ e.m cho thấy các trường hợp Covid-19 suy hô hấp nặng ARDS được phối hợp sử dụng thuốc chống virus remdesivir và kháng viêm methyl prednisolone liều cao ngay từ đầu giúp cải thiện tình trạng lâm sàng, giảm tỷ lệ đặt nội khí quản thở máy xâm nhập, giảm tỷ lệ t.ử v.ong. “Đây là một hướng điều trị hứa hẹn và triển vọng cho các trẻ mắc Covid-19 biến chứng suy hô hấp nặng”, bác sĩ Tiến phân tích.
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh lưu ý khi thấy trẻ sốt ho, đau rát họng, khó chịu, mệt, đau nhức cơ, rối loạn tiêu hóa… có thể làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được các sĩ thăm khám làm xét nghiệm sàng lọc tầm soát Covid-19 để được điều trị thích hợp.
Thứ trưởng Y tế: ‘F0 cách ly tại nhà không cần xét nghiệm PCR’
Thị sát trạm y tế ở TP HCM, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị nếu test nhanh kết quả dương tính, quyết định cho F0 cách ly ở nhà thì không cần xét nghiệm lại bằng PCR ngay.
Yêu cầu được Thứ trưởng Sơn đưa ra khi cùng đoàn Bộ phận thường trực Bộ Y tế tại thành phố thị sát Trạm Y tế xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè), ngày 30/8. TP HCM đang tăng cường điều trị F0 tại nhà, thiết lập các trạm y tế lưu động chăm sóc, phát thuốc F0.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng Trạm Y tế xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè) cho biết sau khi test nhanh có kết quả dương tính, trạm sẽ sàng lọc, lập hồ sơ và xét nghiệm khẳng định bằng PCR. “Từ đó, nhân viên y tế lập danh sách F0 đủ điều kiện ở nhà theo từng ấp rồi chuyển cho trạm y tế lưu động để phát thuốc và chăm sóc”, bác sĩ Thanh nói.
Thứ trưởng Sơn lập tức chấn chỉnh, bởi theo hướng dẫn mới, không cần xét nghiệm lại bằng PCR sau khi test nhanh dương tính. “Nếu trông chờ xét nghiệm PCR vừa mất thời gian, vừa gây quá tải cho bộ phận xét nghiệm”, ông Sơn nhấn mạnh.
Theo đó, người có kết quả dương tính sau test nhanh, đủ điều kiện cách ly tại nhà thì phát ngay túi thuốc. Ai bắt buộc phải đưa đi cách ly tập trung thì mới lấy mẫu xét nghiệm PCR, kết quả nồng độ virus thấp (CT 30) thì cho về nhà theo dõi. “Người có nồng độ virus cao thì ở lại khu cách ly”, thứ trưởng Sơn hướng dẫn.
Trạm Y tế lưu động 13 (đặt ở Trường tiểu học Lê Quang Định, xã Phước Kiển), đã được cấp những thiết bị y tế cần thiết như máy đo SpO2, oxy di động, thuốc men… Các bác sĩ quân y có mặt hỗ trợ người dân.
Bác sĩ quân y Trương Ngọc Nam, phụ trách Trạm Y tế lưu động 13, cho biết trạm đang chăm sóc, quản lý gần 200 F0 tại nhà. “Chúng tôi nhận được danh sách ca nhiễm nào thì liên lạc ngay với họ để đến tận nhà cấp phát thuốc, tư vấn cách sử dụng, đồng thời để lai số điện thoại của y bác sĩ cho F0 gọi khi cần”, bác sĩ Nam thông tin.
Thứ trưởng Sơn đề nghị phải phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả hơn giữa y bác sĩ với các tình nguyện viên và những bộ phận khác trong quá trình theo dõi, chăm sóc F0 tại nhà. Ông cũng yêu cầu các trạm y tế lưu động, đội y tế, đội an sinh khác ở Nhà Bè phát nhanh nhất túi thuốc cho F0, đưa cho người dân và các F0 các số điện thoại liên hệ. “F0 cần được chăm sóc sức khỏe, tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản sớm nhất”, thứ trưởng nhấn mạnh.
Tiếp cận một số gia đình F0 ở quận 4, Thứ trưởng Sơn hướng dẫn bệnh nhân nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như ho, sốt, khó thở phải báo ngay cho nhân viên y tế địa bàn, các trạm y tế lưu động. F0 cần lưu sẵn các số đầu mối liên lạc của y tế địa bàn, khi có dấu hiệu sức khỏe bất thường phải gọi ngay, không nên chần chừ để ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn (áo sơ mi ngắn tay, khẩu trang xanh) thăm hỏi gia đình có nhiều F0 ở quận 4, ngày 30/8. Ảnh: Bộ Y tế.
Tại Trạm Y tế lưu động số 6 quận 4, Thứ trưởng Sơn yêu cầu địa phương cùng lực lượng y tế cơ sở hướng dẫn và phát bộ test nhanh cho người dân “vùng đỏ” “vùng cam” tự xét nghiệm tại nhà để tránh lây nhiễm chéo, cũng như giúp người dân nắm bắt được diễn biến sức khỏe của mình, tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Bác sĩ quân y Trần Đình Nho phụ trách trạm này, cho biết đang quản lý, chăm sóc gần 190 F0 tại nhà. Túi thuốc mới của ngành y tế đã phát đến khoảng 40 người. Trước đó, trạm phát cho các F0 thuốc hỗ trợ của phường hoặc Cục Quân y.
Lý giải tốc độ phát các túi thuốc chưa thực sự khẩn trương, bác sĩ Nguyễn Xuân Huân (giám đốc Trung tâm y tế Quận 4) cho biết nhận được 1.260 túi thuốc và đã cấp được hơn 800 túi. Những người có kết quả test nhanh dương tính cần được cập nhật lên phần mềm rồi mới phát thuốc để tránh thuốc thất lạc.
“Nhân viên y tế lo làm xét nghiệm cả ngày nên thường buổi tối mới cập nhật được F0 lên phần mềm và sáng hôm sau mới phát được túi thuốc. Đó là chưa kể thuốc nhận về còn phải phân chia ra các túi cũng đòi hỏi cần có thời gian”, bác sĩ Huân chia sẻ.
Để giải quyết thực trạng trên, Thứ trưởng Sơn chỉ đạo các trung tâm y tế quận, huyện khi nhận được các túi thuốc cho F0 phân bổ xuống thì phát ngay cho các Trạm Y tế lưu động để đưa đến các F0 nhanh nhất. “Cần ưu tiên phát túi thuốc ngay cho F0 mà không cần phải chờ sau khi cập nhật ca đó lên phần mềm “, ông Sơn nói.
“Cùng với đó cần tư vấn, hướng dẫn cụ thể và động viên, không để những người nhiễm Covid-19 hoảng loạn, thiếu thuốc”, thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.