Thời điểm nhập viện, cháu bé đã tím tái, các chỉ số sinh tồn đều không đạt, gần như không đáp ứng với loại máy thở hiện đại nhất.
Bệnh nhi tên V.A.T., giới tính nam, sinh đủ tháng vào ngày 25/10 tại Trung tâm y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ). Sau sinh, trẻ có dấu hiệu suy hô hấp, phải phụ thuộc oxy. Do diễn tiến nặng, tới ngày 9/11, bé được liên hệ chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ điều trị.
Trên đường di chuyển, bệnh nhi bất ngờ xuất hiện cơn ngừng thở, tình trạng rất nguy kịch. Các bác sĩ đã nhanh chóng thực hiện bóp bóng, duy trì sự sống cho bệnh nhi.
Khi đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, cháu bé đã tím tái, các chỉ số sinh tồn đều không đạt, chỉ số SpO2 (độ bão hòa oxy trong m.áu) chỉ còn khoảng 35% (trong khi chỉ số này ở trẻ sơ sinh bình thường là trên 90%), nguy cơ t.ử v.ong cao.
Bệnh nhi được chẩn đoán mắc nhiễm khuẩn sơ sinh rất sớm trên nền bệnh màng trong (bệnh lý gây suy hô hấp cấp phổ biến).
Các bác sĩ ngay lập tức tiến hành cấp cứu, đặt ống nội khí quản, sử dụng tới 4 loại vận mạch và cho cháu bé thở máy thở cao tần HFO – loại máy thở hiện đại nhất, hỗ trợ tốt nhất cho các em bé sơ sinh hiện nay.
Tuy nhiên, bệnh nhi gần như không đáp ứng với máy thở. Các bác sĩ, điều dưỡng của Khoa Sơ sinh liên tục phải thay nhau bóp bóng hỗ trợ cho bé trong hơn 10 giờ đồng hồ. May mắn, sau đó, tình trạng sức khỏe của bé cải thiện dần, bước đầu đáp ứng các phương pháp điều trị.
Qua 3 ngày hồi sức tích cực, em bé đã cai được máy thở, có thể tự thở hoàn toàn, tiếp tục được dùng kháng sinh điều trị tình trạng n.hiễm t.rùng. Sau hơn 10 ngày điều trị, bệnh nhi tiến triển rất tốt, ăn tốt, ngủ tốt, tình trạng ổn định và được đưa ra ghép mẹ.
Bệnh nhi thời điểm đã ổn định, chuẩn bị được cho xuất viện – Ảnh: BVCC
Đến nay, sức khỏe em bé hoàn toàn ổn định và đã được cho xuất viện.
Theo bác sĩ Hoàng Thị Ngôn, Khoa Nhi Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, nhiễm khuẩn sơ sinh sớm ở trẻ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là t.ử v.ong.
Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn sơ sinh sớm đều do lây truyền từ mẹ sang con, do trong quá trình mang thai người mẹ bị các bệnh hoa liễu (nhóm bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục) hoặc viêm nhiễm đường s.inh d.ục, đường tiểu… không được điều trị kịp thời hoặc điều trị chưa đủ liệu trình. Nguyên nhân khác có thể do mẹ gặp tình trạng sốt trước, trong hoặc sau sinh 24 giờ, nước ối vỡ trên 18 giờ, thời gian chuyển dạ trên 12 giờ, ối bẩn hoặc nhiễm khuẩn ối.
Các bác sĩ khuyến cáo, chị em phụ nữ trước khi mang thai nên thực hiện tiêm chủng đầy đủ, quá trình mang thai cần chú ý chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, thực hiện khám thai định kỳ. Nếu được chẩn đoán đã mắc hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh lý n.hiễm t.rùng, nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được áp dụng các biện pháp phòng bệnh, ngăn ngừa nguy cơ cho em bé.
Cứu sống bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở do “ho ra m.áu sét đ.ánh”
Bệnh nhân 65 t.uổi bị ngưng tim, ngưng thở hoàn toàn do “ho ra m.áu sét đánh” được các bác sĩ cứu sống.
Các bác sĩ cấp cứu cho bệnh nhân. Ảnh: BV quận Thủ Đức
Theo đó, bệnh nhân V.T. T. T (65 t.uổi) nhập viện Bệnh viện quận Thủ Đức, TPHCM, trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở hoàn toàn. Được biết, bệnh nhân T. sau một cơn ho dữ dội, m.áu từ mũi và miệng ồ ạt ộc ra ngoài khiến bệnh nhân hôn mê và ngừng thở. Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp ngừng hô hấp do “ho ra m.áu sét đánh”.
Bệnh nhân lập tức được tiến hành hồi sức và khai thông đường thở bằng cách đặt ống nội khí quản, thở máy xâm lấn để cấp cứu ban đầu.
Ths.Bs. Phan Anh Dũng, Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết, bệnh nhân T. có t.iền sử lao phổi đã 20 năm gây ra kén khí, giãn phế quản mãn tính. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị bạch cầu mạn, phải điều trị bằng thuốc hoá trị Imatinib lâu dài. Trường hợp của bệnh nhân rất phức tạp nhưng nguyên nhân chủ yếu là do giãn phế quản gây vỡ động mạch phế quản, tạo ra cơn ho ra m.áu dữ dội.
Trước tình trạng khẩn cấp, quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt. Trong vòng 15 phút, các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa đã có mặt để hội chẩn và đưa ra hướng xử lý cứu sống người bệnh.
Sau khi xem xét, đ.ánh giá tình hình, các bác sĩ quyết định sẽ can thiệp xử lý xuất huyết do vỡ động mạch bằng kỹ thuật nút tắc động mạch phế quản cầm m.áu BAE dưới sự hướng dẫn của màn hình tăng sáng của máy chụp mạch số xóa nền (DSA) đối với bệnh nhân. Sau 1 tiếng can thiệp, các mạch m.áu động mạch phế quản gây tình trạng xuất huyết đã được nút lại kịp thời. Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và tiếp tục được điều trị, theo dõi.
Theo bác sĩ, “ho ra m.áu sét đánh” là bệnh diễn biến đột ngột, nhanh như sét đ.ánh, m.áu có thể ộc ra ồ ạt không cầm được, m.áu c.hảy đóng đông thành từng cục gây bít tắc đường thở, chỉ sau một vài phút sẽ dẫn đến suy hô hấp cấp, trụy tuần hoàn và có thể t.ử v.ong ngay sau đó. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân bị các vấn đề về phổi, là hiếm gặp và có tỷ lệ t.ử v.ong trên 90%.