Mỗi ca sơ sinh non tháng, có bé chỉ mấy lạng, đều là những ‘cuộc chiến’ cân não của các bác sĩ. Có trẻ gần nửa năm mới có thể xuất viện trở về nhà, thậm chí có trẻ không may mắn vượt qua được.
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Những tháng ngày đầu đời của trẻ sinh non tháng ở đây, hầu như chỉ có sự chăm sóc của các nhân viên y tế.
Những người làm cha, làm mẹ mặc áo blue trắng dù không mang nặng đẻ đau nhưng họ đã dành rất nhiều tình yêu, nhiệt huyết với những đ.ứa t.rẻ sinh non tháng.
Các con lớn lên từng ngày cùng với niềm mong mỏi và niềm hạnh phúc vô bờ bến của gia đình, bác sĩ.
Chăm sóc trẻ sinh non là một thách thức bởi nhân viên y tế phải giải quyết toàn bộ yếu tố nguy cơ, chống suy hô hấp, chống n.hiễm t.rùng, dinh dưỡng đầy đủ, phục hồi chức năng bằng massge, lời ru yêu thương, gần gũi của gia đình.
Bên trong nơi chăm sóc những đ.ứa t.rẻ cân nặng tính bằng lạng
Tại phòng chăm sóc n.hiễm t.rùng dành cho trẻ đẻ non bị n.hiễm t.rùng, BS. Nguyễn Thu Hương, Khoa Sơ sinh, BV Phụ sản Hà Nội nhẹ nhàng đưa ống nghe vào nghe nhịp tim cho cháu bé mang mã số 47… sinh ngày 6/10. Bé đã có thời gian nằm tại đây hơn một tháng với cân nặng 1,2 kg.
Bác sĩ Hương cho biết nhìn bé có vẻ ổn nhưng chỉ ít ngày trước con mấy lần phải cấp cứu khiến các bác sĩ trực trắng đêm lo lắng, cân não xử trí. Giờ bé đã được thở qua gọng mũi (thở không xâm nhập) nhưng trước đó bé từng trải qua những giờ phải đặt nội khí quản, thở hoàn toàn qua hỗ trợ của máy mà không thể tự thở được.
Bé sinh ra đã mắc nhiều bệnh lý phối hợp như viêm phổi, ống động mạnh lớn, hạ tiểu cầu, có n.hiễm t.rùng….
Việc chăm sóc bé từ khi mới sinh rất vất vả. Nguy cơ xảy ra sự cố dịch tắc ống khiến bé không thở được, lượng oxi cung cấp cho cơ thể giảm, sẽ rất nguy hiểm. Với trẻ phải đặt nội khí quản, các bác sĩ luôn nỗ lực điều trị để làm sao các bé được cai máy sớm.
Trẻ sơ sinh diễn tiến có thể rất nhanh nên công tác điều trị, chăm sóc vô cùng cẩn trọng
Trẻ nào bác sĩ cũng nhớ mã số và đến mỗi ca trực, sau khi nghe báo cáo từ ca cũ, các bác sĩ lại bắt tay nhanh vào khám cho các bé. Trong suốt quá trình đó, bác sĩ luôn nắm rõ các thông số máy thở, tình trạng hô hấp, tuần hoàn, việc trẻ ăn có tiêu hay không, có nôn trớ hay không, đi tiêu thế nào.
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh chủ yếu là hồi sức cho bé. Trong đó có những thời điểm trở nên vô cùng “cam go”, bởi với trẻ sơ sinh mọi diễn biến đều rất nhanh, chỉ tính bằng giây, bằng phút. Chức năng sống cơ bản của trẻ sơ sinh là hô hấp và tim mạch, bé có thể ngừng thở, ngừng tim rất đột ngột, nếu không phát hiện kịp thời trẻ có thể t.ử v.ong ngay.
BS Hương kế có trẻ diễn biến nặng, bác sĩ đứng suốt đêm. Khi nằm ra ngả lưng chút lại thấp thỏm chạy ra. Tuy nhiên, bù lại là niềm vui khôn xiết của các bác sĩ khi đ.ứa t.rẻ được ra viện trở về nhà với gia đình.
BS Thu Hương đang chăm sóc cho trẻ tại phòng nhiễm khuẩn
Có bé sinh ra chỉ nặng 700 gram, các bác sĩ đón con từ khoa đẻ lên khoa Hồi sức. Chăm sóc, điều trị ròng rã nhiều tháng, đến khi con được đưa từ phòng hồi sức ra phòng ngoài, rồi đủ sức khỏe để được bố mẹ đón về nuôi theo phương pháp Kangaroo. Nhìn thành quả vất vả của mình được đền đáp đây là niềm vui vô cùng hạnh phúc của những bác sĩ sơ sinh.
Khổ nhất lấy ven
Theo ThS. BSCKII. Phan Thị Huệ, Trưởng Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nôi, có tới 35-46% trẻ dưới 1.000gr và 23% trẻ dưới 1.500gr phải đối mặt với bệnh phổi mạn tính.
Nhiều trẻ dưới 1.500gr gặp các vấn đề về cho ăn, tăng trưởng, thiếu m.áu do thiếu sắt. Không chỉ vậy, một số trường hợp trẻ còn bị xuất huyết nội sọ, xuất huyết nhu mô, quanh não thất gia tăng nguy cơ chậm phát triển tinh thần và vận động; tổn thương chất trắng dẫn đến nguy cơ tổn thương vận động, nhãn cầu.
ThS. BS. Phan Thị Huệ cho biết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ sinh non, phải đặc biệt chú ý đến giấc ngủ của trẻ, tăng cường quá trình chăm sóc theo cụm và chăm sóc phối hợp; để trẻ nằm đúng tư thế; sử dụng các phương pháp giảm đau, đáp lại các hành vi gợi ý của trẻ; tránh những việc không cần thiết như: đo vòng bụng, đo cân nặng, tắm,…
Những đ.ứa t.rẻ chỉ tính bằng lạng cho tới hơn 1 kg, cơ thể vô cùng bé nhỏ, cổ tay, cổ chân bằng ngón tay của người lớn. Việc khó nhất của các điều dưỡng là hồi sức sơ sinh lấy ven cho trẻ, đường ven mảnh như sợi chỉ, không khéo léo, chuẩn xác sẽ không làm được…
Với bệnh viện phụ sản Hà Nội, quá trình thai sản thành công là khi đ.ứa t.rẻ khỏe mạnh trở về bên gia đình nên bệnh viện đặc biệt ưu tiên trang bị máy móc hiện đại cho khoa sơ sinh. Hiện các máy móc, thiết bị điều trị chăm sóc cho bé non tháng ở đây có thể sánh ngang với bệnh viện châu Âu.
Gian nan chăm sóc trẻ sinh non, thiếu cân
Việc chăm sóc cho trẻ sinh non rất phức tạp, thực sự là thách thức lớn đối với các y, bác sĩ.
Trẻ sinh non, thiếu cân được chăm sóc đặc biệt 24/24h tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: Tạ Hải
Chăm sóc đặc biệt 24/24h
Thật nhẹ tay đưa ống nghe lên cơ thể bé A. (sinh ngày 6/10) đang ngon giấc, BS. Nguyễn Thu Hương, Khoa Sơ sinh, BV Phụ sản Hà Nội cho biết, bé mắc nhiều bệnh lý phối hợp viêm phổi, ống động mạch lớn, hạ tiểu cầu, có n.hiễm t.rùng…
“Nhìn con ổn vậy thôi nhưng chỉ ít ngày trước phải mấy lần cấp cứu khiến các bác trực trắng đêm lo lắng, cân não xử trí. Trước đó, con từng trải qua những giờ phải đặt nội khí quản, thở hoàn toàn qua hỗ trợ của máy, việc chăm sóc lúc đó rất vất vả”, nữ BS. cho hay.
Theo BS. Hương, thông thường mỗi khi bước vào một ca trực, việc đầu tiên là bác sĩ phải nắm rõ các thông số máy thở, tình trạng hô hấp, tuần hoàn, việc trẻ ăn có tiêu hay không, có nôn trớ hay không… Sau đó, sẽ khám cho trẻ từ đầu đến chân để theo dõi trẻ tiến triển ra sao, các thông số có thay đổi hay không…
Với trẻ sơ sinh, mọi diễn biến đều rất nhanh, chỉ tính bằng giây, bằng phút. Chức năng sống cơ bản của trẻ sơ sinh là hô hấp và tim mạch, bé có thể ngừng thở, ngừng tim rất đột ngột, nếu không phát hiện kịp thời trẻ có thể t.ử v.ong ngay… Chính vì vậy, các bác sĩ luôn phải thức trắng đêm, không giây phút nào lơ là.
“Nhiều người vẫn thán phục khi ví von giỏi như điều dưỡng hồi sức sơ sinh lấy ven cho trẻ, nhưng điều đó không ngoa. Bởi, với một trẻ sơ sinh chỉ chưa đầy 1 cân, chân, tay trẻ siêu nhỏ, thậm chí chỉ bằng ngón tay cái của người lớn, còn đường ven mảnh như sợi chỉ, không chuyên môn khéo léo, chuẩn xác ắt không làm được…”, BS. Hương kể.
PGS.TS.BS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội cho biết, chăm sóc trẻ non tháng, nhẹ cân luôn là thử thách, bởi hệ thống miễn dịch, các cơ quan chức năng trong cơ thể trẻ chưa hoàn thiện, dễ nhiễm khuẩn, kém thích nghi…
Vì vậy, trẻ phải được chăm sóc trong điều kiện đặc biệt 24/24h, kiểm soát nghiêm ngặt các chức năng hô hấp, tim mạch, tiêu hóa… Trẻ được bổ sung dinh dưỡng bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch, thậm chí phải được máy hỗ trợ thở để duy trì sự sống, nhất là đối với trẻ sinh cực non 7 tháng.
Hiện tại, Khoa Sơ sinh, BV Phụ sản Hà Nội đang chăm sóc cho 105 trẻ non tháng, thiếu cân. Chỉ riêng tại khu Hồi sức, Khoa Sơ sinh, BV Phụ sản Hà Nội hiện có khoảng 29 trẻ, tất cả nằm trong lồng ấp và vây quanh là dây, ống nối với các thiết bị hỗ trợ thở, theo dõi tim mạch, huyết áp…
Ngoài các bác sĩ trực thăm khám, tất cả các sinh hoạt từ ăn uống, tắm rửa, vệ sinh băng, bỉm cho trẻ đều do các điều dưỡng thực hiện.
Hạnh phúc khi trẻ được về bên vòng tay mẹ
Sau khi sinh, chưa kịp ôm con vào lòng, chị Vũ Minh Phương (27 t.uổi, Thanh Oai, Hà Nội) đành xa con vì hai bé sinh đôi đều non tháng, nhẹ cân và suy hô hấp nặng buộc phải chuyển ngay sang Khoa Sơ sinh.
Cái đích cuối cùng của sản khoa là đ.ứa t.rẻ khỏe mạnh. Bởi, dù can thiệp y học bào thai có hiệu quả đến đâu mà đ.ứa t.rẻ sinh ra bị ngạt, bại não, hay thậm chí không cứu được thì chính chúng tôi chưa làm tốt. Đó cũng là lý do mà bệnh viện luôn đầu tư cho Trung tâm Sơ sinh ở mức cao nhất với máy móc thiết bị y tế hiện đại nhất…
PGS.TS.BS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội
Suốt 3 tuần chờ đợi, trông ngóng vợ chồng chị Phương đã thỏa nguyện được ôm hai con trong vòng tay.
“Không ngôn từ nào diễn tả được niềm hạnh phúc được ôm con, được nhìn con phát triển mỗi ngày như thế này. So với khi sinh giờ các con đều tăng 60 – 70gr”, chị Phương chia sẻ.
Theo chia sẻ của BS. Quỳnh Hương, thông thường trẻ sẽ được trở về gia đình chăm sóc khi các bác sĩ đảm bảo trẻ có thể tự bú, tự thở, thích nghi với môi trường.
Tuy nhiên, việc chăm sóc trẻ non tháng, nhẹ cân sau khi về với gia đình cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ để trẻ có thể phát triển bình thường…
Cũng chính vì vậy, mới đây Khoa mới thành lập thêm Phòng KMC, để giúp các gia đình có thêm kỹ năng chăm con và hỗ trợ nhiều nhất giai đoạn ban đầu sau rời khỏi phòng điều trị…
Gắn bó suốt 28 năm với Khoa Sơ sinh, BV Phụ sản Hà Nội, BS. Phạm Thị Huệ tâm sự: “Bé nào vào đây, gia đình cũng đều rất sốt ruột, mong ngóng con khỏe mạnh và chóng ra viện. Nhưng thực tế không hẳn như vậy, có bé chỉ khoảng 600 – 700g có thể nằm điều trị ở đây 2 – 3 tháng, một chặng đường rất dài với những ngày tháng đầu đời của trẻ.
Với chúng tôi, điều ngại ngần, khó khăn nhất là đối mặt với gia đình khi bé có diễn biến nặng, nguy cơ t.ử v.ong, đó là lúc phải thông báo, giải thích để gia đình chấp nhận thực tế mà không ai mong muốn. Nhưng ngược lại, thời khắc hạnh phúc nhất là khi thấy các con phục hồi ngoạn mục, trao các con mạnh khỏe về cho gia đình”.