Bên trong nơi điều trị cho nhân viên y tế mắc Covid-19

Vô tình bị phơi nhiễm nCoV, các bác sĩ, điều dưỡng, tình nguyện viên trở thành F0 và được điều trị tại chính nơi họ đang làm việc.

Khoa 8B, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2), được thành lập vào ngày 29/8. Bác sĩ Trần Quỳnh Thư, trưởng khoa, cho biết trung bình mỗi ngày, khoa tiếp nhận 3-5 F0 là chính đồng nghiệp, bác sĩ, điều dưỡng, tình nguyện viên đang làm việc tại bệnh viện.

Ngày 26/9, bác sĩ Trịnh Thị Hằng (27 t.uổi, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM) thấy người sốt nhẹ, mệt mỏi. Một ngày sau, chị có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Từ khoa Hồi sức cấp cứu F0 nặng nhất, chị Hằng thu gom đồ đạc chuyển đến khu điều trị 8B.

Bác sĩ Hằng cho biết dù nhiễm nCoV, sức khỏe chị ổn định, chỉ số SpO2 99%. Trong những ngày điều trị, nữ bác sĩ dành thời gian tập thể dục, giữ tinh thần thoải mái. “Tôi vẫn sẽ tiếp tục công việc điều trị Covid-19 sau khi khỏi bệnh. Quan trọng hơn hết là thông báo cho gia đình về thời gian đáng nhớ này”, bác sĩ Hằng chia sẻ.

Sau một tháng hoạt động, khu điều trị đặc biệt này có 77 bệnh nhân Covid-19. Hiện 54 bệnh nhân xuất viện, còn 24 người điều trị. “Nhiều F0 là nhân viên y tế có tinh thần không ổn định vì họ rất buồn. Do đó, ngoài điều trị, chúng tôi luôn cố gắng động viên tinh thần, an ủi các đồng nghiệp”, bác sĩ Thư chia sẻ.

Chị Trịnh Đoàn Ánh Tuyết (27 t.uổi, Bệnh viện Chợ Rẫy) đón nhận thông tin bản thân trở thân thành F0 không dễ dàng. Cảm giác hoán đổi vị trí từ nhân viên y tế trở thành người được chăm sóc khiến nữ điều dưỡng thấy lạ lẫm, bất ngờ.

Nông Thị Khánh Linh, 23 t.uổi, là kỹ thuật viên vật lý trị liệu thuộc đoàn nhân viên y tế chi viện TP.HCM của Bệnh viện E (Hà Nội). Khi bị phơi nhiễm, Linh bình thản vào khu điều trị. Chị cho biết đây cũng là giai đoạn thư giãn, nghỉ ngơi sau thời gian làm việc. “Tinh thần là yếu tố quan trọng khi điều trị Covid-19. Tôi chọn đọc sách, tập thể thao nhẹ nhàng để cân bằng tâm lý”, Linh nói.

Tại khoa 8B, nhiều tình nguyện viên sau khi khỏi Covid-19 đăng ký ở lại bệnh viện tiếp tục công việc. Phạm Thị Hạnh, sinh viên năm 2 khoa Điều dưỡng, Đại học Nguyễn Tất Thành, mắc Covid-19 ngày 14/9. Ngày 26/9, Hạnh khỏi bệnh và xin ở lại bệnh viện. “Nếu gia đình nhìn thấy hình ảnh này, con mong cha mẹ ủng hộ”, Hạnh nói.

Thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết để động viên tinh thần cho các F0 đặc biệt này, bệnh viện đã chuẩn bị gian hàng với đầy đủ bánh, trái cây, trà sữa. Nhiều mạnh thường quân cũng gửi quà đến các nhân viên y tế không may mắc bệnh.

“Mong muốn của chúng tôi là các đồng nghiệp mau chóng hồi phục sức khỏe, để tiếp tục trở lại với hành trình giữ lấy sự sống cho bệnh nhân Covid-19″, ông Hiển chia sẻ.

Hơn một tỷ người trên thế giới bị tăng huyết áp

Hơn 1,2 tỷ người trên toàn cầu mắc bệnh tăng huyết áp, tăng gấp đôi so với năm 1990, theo một nghiên cứu lớn ở 184 quốc gia.

Kết quả được công bố trên tạp chí Lancet hôm 24/8, dựa trên dữ liệu từ 1.201 nghiên cứu liên quan đến 104 triệu người ở 184 quốc gia. Các nhà nghiên cứu ước tính có 652 triệu nam giới và 626 triệu phụ nữ bị tăng huyết áp, tính đến năm 2019. Gần một nửa trong số họ không biết về tình trạng của mình, hơn một nửa không được điều trị.

Phác đồ điều trị và kiểm soát bệnh tăng huyết áp đã được cải thiện ở nhiều quốc gia, khoảng 45% người trưởng thành ở Mỹ bị tăng huyết áp hoặc đang dùng thuốc để điều trị bệnh. Chỉ 1/4 người kiểm soát được bệnh, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.

Tăng huyết áp được coi là kẻ g.iết n.gười thầm lặng. Bệnh hiếm khi có triệu chứng nhưng có thể gây hại nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp bao gồm đau tim, đột quỵ, suy tim và suy thận.

Huyết áp là áp lực của m.áu tác động lên thành động mạch. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và được xác định bằng cách đo huyết áp. Huyết áp có hai chỉ số: huyết áp tâm thu thể hiện ở chỉ số trên khi tim co bóp; huyết áp tâm trương thể hiện ở chỉ số dưới khi tim thư giãn. Chỉ số huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu: 120-129 mmH và/hoặc huyết áp tâm trương: 80-84 mmHg. Khi huyết áp tâm thu 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 mmHg thì bạn bị tăng huyết áp.

Điều trị huyết áp cao thường bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống, như ăn uống lành mạnh, tập thể dục và giảm cân. Nếu điều này không đủ để cải thiện tình trạng, bệnh nhân có thể được kê thuốc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *