Bệnh bạch hầu, triệu chứng và cách phòng bệnh

Bệnh bạch hầu khiến một b.é g.ái 9 t.uổi tại Đắk Nông t.ử v.ong, làm người dân vô cùng lo sợ về căn bệnh này. Vậy, bạch hầu có các triệu chứng và phòng bệnh như thế nào.

Các bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm bạch hầu tại TTYT huyện Krông Nô, Đắk Nông (ảnh: internet)

Bệnh bạch hầu là một bệnh n.hiễm t.rùng nhiễm độc do trực khuẩn bạch hầu gây ra (Corynebacterium diphtheria). Vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.

Tình trạng n.hiễm t.rùng ở đường thở trên hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám, mà khi hiện diện tại vùng thanh quản hay khí quản, có thể gây ra thở rít và tắc nghẽn. Bị ở mũi có thể làm trẻ ra m.áu mũi. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến t.ử v.ong.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

Bạch hầu thể họng: Bệnh sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ ra m.áu.

Tiêm đủ 3 mũi vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT) hoặc vắc xin DPT-VGB-Hib cho trẻ dưới 1 t.uổi. Tiêm nhắc lại DPT cho trẻ từ 18 tháng (ảnh minh họa)

Một số bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò. Những trường hợp nhiễm độc nặng bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Các bệnh nhân này nếu không được điều trị tích cực có thể t.ử v.ong trong vòng 6-10 ngày.

Bệnh bạch hầu có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và t.ử v.ong trong vòng 6-10 ngày. Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có thể sưng cổ và làm hẹp đường thở.

Bệnh bạch hầu mũi trước: Bệnh nhân sổ mũi, chảy mũi ra chất mủ nhầy đôi khi có lẫn m.áu. Khi khám thầy thuốc có thể thấy màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh này thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào m.áu.

Bạch hầu thanh quản: Đây là thể bệnh tiến triển nhanh và rất nguy hiểm. Bệnh nhân thường biểu hiện bằng dấu hiệu sốt, khàn giọng, ho ông ổng. Khi khám, bác sĩ có thể thấy các mảng giả mạc tại ngay thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được xử trí kịp thời, các giả mạc này có thể gây tắc đường thở làm bệnh nhân t.ử v.ong nhanh chóng.

Bạch hầu các vị trí khác: Thường rất hiếm gặp và nhẹ, vi khuẩn bạch hầu có thể gây loét ở da, niêm mạc như niêm mạc mắt, â.m đ.ạo hay ống tai. Bệnh bạch cầu tập trung xuất hiện ở đối tượng nào?

Đối tượng nào dễ mắc bệnh

T.rẻ e.m và người lớn không được tiêm vacxin bạch hầu

Những người sống trong điều kiện đông đúc hoặc mất vệ sinh

Bất cứ ai đi du lịch đến một khu vực đang có dịch bệnh bệnh bạch hầu

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu

Vi khuẩn bạch hầu tiết ra các độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể. Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.

Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc

gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân đã có thể lây nhiễm cho người khác.

Biến chứng nặng

Độc tố của bệnh bạch hầu có thể gây các biến chứng sau:

Viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, t.ử v.ong do đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy tim.

Thoái hóa thận, hoại tử ống thận, xuất huyết lớp tủy và vỏ thượng thận.

Tắc nghẽn đường hô hấp và gây t.ử v.ong trong vòng 6-10 ngày.

Điều trị và phòng ngừa

Hiện nay, đã có thuốc để điều trị bệnh bạch hầu, tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh. Ngay cả khi điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây t.ử v.ong với tỷ lệ 3% những người mắc bệnh bạch hầu t.ử v.ong, tỷ lệ này còn cao hơn ở t.rẻ e.m dưới 15 t.uổi.

Không đặc hiệu: Cách ly bệnh nhân ít nhất 2 ngày sau điều trị kháng sinh thích hợp và tiếp xúc cần đeo khẩu trang. Vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn.

Đặc hiệu: Tiêm đủ 3 mũi vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT) hoặc vắc xin DPT-VGB-Hib cho trẻ dưới 1 t.uổi. Tiêm nhắc lại DPT cho trẻ từ 18 tháng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận thêm 2 ca dương tính và 12 ca nghi ngờ bạch hầu

Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên đang điều trị 2 ca mắc bệnh bạch hầu ác tính và viêm cơ tim cấp tính rất nặng. Đồng thời cũng ghi nhận thêm 12 ca nghi ngờ mắc đến từ 3 ổ dịch của tỉnh Đắk Nông.

Lấy mẫu bệnh phẩm những người tiếp xúc với các ca dương tính bạch hầu.

Chiều 22/6, bác sĩ Trần Thị Thúy Minh, Trưởng Khoa Nhi tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên) cho biết, từ 20/6 đến nay, bệnh viện tiếp nhận 14 người (13 trẻ và 1 người lớn 65 t.uổi) đến từ 3 ổ dịch bạch hầu ở Đắk Nông gồm: 2 ổ dịch thuộc thôn 6 và thôn 8 (xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong) và 1 ổ dịch (huyện Krông Nô).

Qua kiểm tra đã có 2 ca cho kết quả dương tính gồm 1 t.rẻ e.m và 1 bệnh nhân 65 t.uổi. Hai bệnh nhân này mắc bệnh bạch hầu ác tính viêm cơ tim cấp tính rất nặng. Các trường hợp còn lại đang được bác sĩ bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm theo dõi tại 1 khu cách ly riêng biệt có lối đi riêng để tránh lây nhiễm ra cộng đồng.

Bệnh nhân mắc và nghi ngờ mắc bạch hầu được điều trị ở khu cách ly riêng biệt

Trước đó, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên cũng tiếp nhận và điều trị cho 2 bệnh nhân nhi mắc bệnh bạch hầu được chuyển đến từ Đắk Nông. Hai ca bệnh này học tập tại Trung tâm bảo trợ xã hội nhà May Mắn (tại Thôn Đức Lập, xã Đăk Sor, huyện Krông Nô), sau khi mắc bệnh đã được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk) điều trị hiện đã xuất viện.

Tại Đắk Nông, vừa có 1 bệnh nhân t.ử v.ong vì mắc bệnh bạch hầu. Bệnh nhân này tên S.T. H (9 t.uổi, trú thôn 6, xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’long). Ngày 19/6, bệnh nhân H được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông trong tình trạng ho, đau họng, khó thở… Sau đó, bệnh nhân chuyển biến nặng, được chuyển viện đến Bệnh viện Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh nhưng đã t.ử v.ong do “Bạch hầu ác tính biến chứng tim”.

Ngành Y tế Đắk Nông phun khử trùng những khu vực có ổ dịch bạch hầu

Hiện ngành Y tế Đắk Nông đã khoanh vùng ổ dịch, lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp tiếp xúc với ca mắc bạch hầu gửi đi xét nghiệm; tiến hành khử khuẩn 100% các ổ dịch tránh nguy cơ lây nhiễm ra diện rộng…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *