Nếu có một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và kiểm soát tốt huyết áp, người bị cao huyết áp vẫn có sức khỏe tốt và hầu như không ảnh hưởng đến t.uổi thọ.
Bệnh cao huyết áp được xem như kẻ cướp đi mạng sống của con người một cách thầm lặng. Nếu bạn không kiểm tra huyết áp thường xuyên sẽ rất khó nhận thấy các triệu chứng của bệnh cao huyết áp. Từ đó, chúng ta không có những biện pháp phòng tránh, và điều trị kịp thời.
Người cao huyết áp nếu có chế độ ăn uống hợp lý vẫn có sức khỏe tốt. Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng này phải đảm bảo đủ năng lượng, có tỷ lệ các chất sinh nhiệt, vitamin, muối khoáng hợp lý theo lứa t.uổi; tăng cường rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, cá, thịt gia cầm, sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa ít béo; hạn chế chất béo, muối, đồ ngọt, rượu, bia, t.huốc l.á và các chất kích thích; cung cấp từ 1,5 lít – 2 lít nước trong 1 ngày
Các loại rau lá xanh
Không chỉ nổi tiếng với hàm lượng axit folic dồi dào, các loại rau lá xanh cũng là một nguồn kali phong phú. Bổ sung kali cho cơ thể sẽ giúp thận đẩy nhanh quá trình đào thải muối trong nước tiểu, từ đó giúp huyết áp giảm.
Một số loại ra lá xanh có hàm lượng kali cao bao gồm: Rau diếp; Cải xoăn; Rau chân vịt; Cải cầu vồng; Cải búp
Việt quất
Các loại quả mọng, nhất là việt quất, rất giàu chất tự nhiên flavonoid. Một nghiên cứu về mối liên hệ giữa bổ sung flavonoid và huyết áp công bố trên The American Journal of Clinical Nutrition năm 2011 cho thấy, thường xuyên bổ sung flavonoid có thể giúp ngăn ngừa cao huyết áp hiệu quả. Ngoài việt quất, bạn có thể thêm quả mâm xôi, dâu tây vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nếu muốn giảm huyết áp.
Củ dền
Chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
Thành phần oxit nitric trong củ dền giúp mở các mạch m.áu và giảm huyết áp. Trong một nghiên cứu khác, các chuyên gia cũng nhận thấy chất nitrat trong nước ép củ dền làm giảm huyết áp của những người tham gia nghiên cứu trong vòng 24 giờ.
Sữa tách béo (skim milk) và sữa chua
Giàu canxi và ít chất béo là 2 nhân tố quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người cao huyết áp. Và sữa tách béo cùng sữa chua là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ ăn ít nhất năm phần sữa chua mỗi tuần có thể giảm 20% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Yến mạch
Cao huyết áp nên ăn gì? Thực đơn chắn chắn sẽ không thể thiếu yến mạch với hàm lượng chất xơ cao, ít chất béo và muối. Ăn bột yến mạch cho bữa ăn sáng là một cách tuyệt vời để tiếp nhiên liệu cho ngày mới.
Chuối
Giống như các loại rau lá xanh, chuối cũng rất giàu kali, có tác dụng hiệu quả để đào thải muối trong nước tiểu ra ngoài. Bạn có thể kết hợp yến mạch và chuối cho bữa sáng để bổ sung kali cho cơ thể. Nếu có một buổi sáng vội vã, bạn có thể ăn một trái chuối và một quả trứng, bao nhiêu đó thôi cũng đủ cho một bữa sáng dinh dưỡng.
Cá béo
Cá là một nguồn protein nạc tuyệt vời. Các loại cá béo như cá thu, cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3, có thể hạ huyết áp, giảm viêm, giảm nồng độ triglyceride “xấu” trong m.áu. Ngoài omega-3, cá hồi cũng là một trong số ít những thực phẩm chứa vitamin D, dưỡng chất có tác dụng hạ huyết áp.
Các loại hạt
Ngoài kali, các loại hạt còn chứa magiê và nhiều khoáng chất khác cũng có tác dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn các loại hạt tươi hoặc chưa được tẩm muối. Hạt hướng dương, hạt dẻ, quả óc chó, hạt bí có thể dùng như một bữa nhẹ dinh dưỡng.
Tỏi và các loại gia vị thảo mộc
Tỏi chứa nitric oxide thúc đẩy giãn mạch, mở rộng các động mạch giúp giảm huyết áp. Sử dụng các loại gia vị thảo mộc khi chế biến thức ăn có thể giúp bạn cắt giảm bớt lượng muối không cần thiết.
Chocolate đen
Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy ăn 100g chocolate đen mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chocolate đen chứa hơn 60% chất ca cao rắn và ít đường hơn chocolate thông thường. Bạn có thể thêm chocolate đen vào sữa chua hoặc ăn chocolate cùng với trái cây như dâu tây, quả việt quất hoặc quả mâm xôi như một món tráng miệng lành mạnh.
Dầu ô liu
Dầu ô liu chứa polyphenol, là các hợp chất chống viêm có thể giúp làm giảm huyết áp. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Mỹ cho thấy, khi kết hợp các loại chất béo chưa bão hòa chứa nhiều trong dầu ô liu và các loại rau tươi có thể tạo ra một loại axit béo giúp hạ huyết áp.
Lựu
Một nghiên cứu kết luận rằng uống một cốc nước lựu mỗi ngày/lần trong 4 tuần sẽ giúp hạ huyết áp trong thời gian ngắn. Nếu không muốn uống nước ép, bạn có thể ăn lựu nguyên chất. Hiệu quả mang lại cũng tương tự.
Chế độ luyện tập hợp lý
Rèn luyện thể lực qua các hoạt động thể dục thể thao là một phần không thể thiếu trong quá trình thay đổi lối sống, điều trị bệnh tăng huyết áp. Tùy vào từng giai đoạn mà người bệnh có chế độ luyện tập phù hợp nhằm kiểm soát mức huyết áp của bản thân.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC), người bệnh tăng huyết áp nên tập các bài tập, môn thể thao có mức độ trung bình, ví dụ: aerobic, đạp xe, bơi lội (không tập lặn), đi bộ trong hơn 30 phút/lần tập/ngày và nên tập 5 – 7 ngày/tuần.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người bệnh nên kiểm tra huyết áp và nhịp tim trước và sau khi tập để điều chỉnh cường độ tập phù hợp.
Hạo Nhiên
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Loại củ trông xù xì xấu mã nhưng càng ăn càng đốt mỡ bụng cực tốt vào mùa lạnh và còn là thuốc quý trong Đông y
Củ từ được giới đông y ví là loại thực phẩm cực tốt cho người bị tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, người hay bị táo bón, khó ngủ mà không muốn dùng t.huốc a.n t.hần
Ăn củ từ đều đặn mỗi ngày vào mùa đông giúp hút mỡ bụng siêu hay lại còn phòng chữa bệnh
Là một loại củ có nhiều lông xù xì, củ từ có nhiều chất nhờn, nhất là khi bóc sống lớp vỏ ngoài. Điều ấy khiến nhiều người khá e ngại khi ăn loại củ này. Trong vườn tược của người Việt ngày xưa, củ từ luôn được ưu ái bởi luộc, nướng hay nấu canh đều đem lại những món ăn ngon. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, loại củ này dường như đang bị lãng quên.
Đây quả là điều đáng tiếc khi củ từ là một trong những thực phẩm vàng vào mùa lạnh. Không chỉ ăn ngon, giúp món ăn giảm độ béo ngấy, loại củ này còn được ví là thực phẩm hút mỡ bụng, chữa nhiều bệnh thường gặp vào mùa đông.
Công dụng của củ từ không chỉ có ý nghĩa về mặt sức khỏe mà còn cực tốt cho chị em trong việc làm đẹp, giữ dáng hiệu quả vào mùa đông.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, củ từ hay còn gọi là củ khoai từ có vị ngọt, tính bình có tác dụng chống mệt mỏi, ích khí lực, kiện tỳ vị, cường thận dương, giải các chất độc khỏi cơ thể và chữa được nhiều bệnh.
“Đây là loại thực phẩm cực tốt cho người bị tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, người hay bị táo bón, khó ngủ mà không muốn dùng t.huốc a.n t.hần, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, đồng thời phòng chống nhiễm độc kim loại nặng từ môi trường”, vị chuyên gia nhấn mạnh. Củ từ thực sự có tác dụng giải độc rất tốt, từ xa xưa, các vị thầy thuốc ở Liên Xô đã sử dụng chúng để đưa vào chế độ ăn hàng ngày cho công nhân nhằm bớt hấp thụ độc tố kim loại vào người, bảo vệ sức khỏe cho tầng lớp công nhân.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong củ từ có hàm lượng chất xơ cao, kích thích nhu động ruột, chỉ số glycemic rất thấp, khi nấu cùng các món xương, thịt hầm sẽ giúp những món ăn bớt ngấy ngán, đồng thời không lo sợ món ăn quá béo.
Chuyên gia “bật mí” một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh, giảm béo bụng từ củ từ
Công dụng của củ từ không chỉ có ý nghĩa về mặt sức khỏe mà còn cực tốt cho chị em trong việc làm đẹp, giữ dáng hiệu quả vào mùa đông. Một số món ăn thuốc dễ làm sau sẽ giúp bạn vừa chữa bệnh vừa giảm mỡ bụng cực dễ dàng:
– Giải độc cơ thể, giải độc kim loại: Lấy củ từ tươi đem gọt vỏ, giã lấy nước uống cho nôn hết ra ngoài sẽ giúp giải độc hiệu quả.
– Chữa viêm họng, chữa ho do nhiệt: Củ từ đã gọt vỏ 250g, thịt gà 25g, thịt lợn nạc 100g, xá xíu 75g, nấm đông cô 5g, măng non 100g, bột nếp 500g, bột mì 250g, dầu mè, rượu gạo trắng, thêm gia vị như xì dầu, muối, bột tiêu… Củ từ luộc chín trộn với bột, đường làm vỏ bánh. Măng và nấm trần qua nước sôi, các loại thịt đem thái nhỏ, nhào bột mì cho ướt. Bạn xào thịt, măng, nấm kèm gia vị làm nhân bánh. Đem gói rồi rán vàng lên ăn. Củ tư co chưa saponin va niêm dich sẽ làm dịu và nhuận họng, tiêu đờm, trị các chứng ho khan cũng như một số chứng bệnh đường hô hấp hiệu quả.
Để dùng khoai từ làm thức ăn an toàn hơn, bạn nên nướng khoai từ để p.hân h.ủy chất nhựa, hạn chế tối đa khả năng bị đầy bụng, khó tiêu.
– Phòng chống bệnh tiểu đường: Luộc củ từ ăn hàng ngày. Củ tư chưa niêm dich protein – hợp chất giữa protein và polysacc-harid, có tác dụng hạ đường huyết cực tốt, do đó ăn củ từ là một cách phòng chống cũng như giúp giảm đường huyết cho người bị tiểu đường.
– Giải nhiệt, trừ đàm, tiêu tích, giảm béo: Củ từ đem gọt vỏ sạch, đậu phụ thái con chì, đem rán vàng đều bằng dầu mè, nấm rơm thái nhỏ. Phi thơm nấm rơm cùng hành tỏi, rồi cho đậu, gia vị vào đun sôi, cho củ từ vào hầm nhừ, sau đó cho thêm rau ngổ, mùi tàu. Ăn khi còn nóng với cơm sẽ giúp giải nhiệt, giảm béo bụng hiệu quả.
Không nên ăn khoai tư cung chuôi đê tranh tiêu chay.
Lưu ý: Không nên ăn củ tư cung chuôi đê tranh tiêu chay. Để dùng khoai từ làm thức ăn an toàn hơn, bạn nên nướng khoai từ để p.hân h.ủy chất nhựa, hạn chế tối đa khả năng bị đầy bụng, khó tiêu. Ăn ít thì bạn có thể nướng chín, còn nếu dùng nấu các món thì nướng qua rồi mới nấu sẽ tránh cảm giác đầy bụng.
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh