Nếu ‘đái tháo đường’ là bệnh khá phổ biến và được nhiều người biết đến thì ‘đái tháo nhạt’ là bệnh hiếm gặp hơn và cũng ít người biết đến.
Minh họa/INT
Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo nhạt khoảng 1/25.000. Đái tháo nhạt là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh nội tiết và thường gặp ở đối tượng người lớn.
Do rối loạn nội tiết
Đái tháo nhạt (Diabetes Insipidus, viết tắt: DI) là tình trạng rối loạn nội tiết trong cơ thể người bệnh. Sự rối loạn này liên quan đến hormone Arginin vasopressin chống bài tiết nước tiểu (Antidiuretic Hormone, viết tắt là ADH).
Chất này có vai trò điều chỉnh lượng nước tiểu thải qua thận. Do sự rối loạn mà vai trò này bị mất và nước tiểu không còn được kiểm soát sự đào thải nên tha hồ qua thận đổ ra ngoài tạo bệnh cảnh đái tháo nhạt.
Hormone chống bài niệu được sản xuất bởi một thành phần trong não bộ gọi là vùng dưới đồi. Sau đó, hormone này được chuyển đến dự trữ tại tuyến yên (là một tuyến nhỏ nằm gần vùng dưới đồi). Từ tuyến yên, hormone chống bài niệu được giải phóng vào m.áu khi các bộ phận chức năng liên quan có nhu cầu.
Các trường hợp bệnh lý gây mất nước, mất m.áu và tụt huyết áp, cơ thể sẽ ngay lập tức tăng cường sản xuất và giải phóng hormone chống bài niệu nhiều hơn bình thường. Điều này sẽ giúp thận hạn chế tối đa sự bài xuất nước tiểu, các trường hợp nặng sẽ gây vô niệu. Trạng thái này nhằm mục đích giữ nước lại cho cơ thể để duy trì huyết áp và sự tuần hoàn m.áu.
Ảnh minh họa: ITN
Ở một người bình thường, nước tiểu trước khi bài tiết đã được thận làm cho cô đặc, nên nhiều khi thấy nước tiểu sẫm màu, lượng ít. Trái lại, ở người bệnh đái tháo nhạt thì nước tiểu đúng là… nhạt thật, vì nó không được làm cho cô đặc nên màu sắc nước tiểu thường trong veo, lượng nước tiểu thải ra mỗi ngày rất nhiều và gần như không kiểm soát được.
Bệnh đái tháo nhạt chia thành 2 nhóm cơ bản. Nhóm bắt nguồn từ sự suy giảm bài tiết hormone chống bài niệu từ thùy sau tuyến yên gọi là đái tháo nhạt trung ương (Central Diabetes Insipidus, viết tắt là CDI).
Nhóm khác, mặc dù ADH được cung cấp đầy đủ nhưng thận lại “trơ” đáp ứng và làm mất kiểm soát, gọi là đái tháo nhạt do thận (Nephrogenic Diabetes Insipidus, viết tắt là NDI). Trong đó, nhóm bệnh đái tháo nhạt trung ương thường gặp hơn đái tháo nhạt do thận.
Bệnh khởi phát khi bị tổn thương vùng dưới đồi hoặc tuyến yên. Trên thực tế, có những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo nhạt sau một chấn thương vùng sọ hoặc phẫu thuật vùng sọ.
Ngoài 2 nhóm trên, bệnh đái tháo nhạt còn xảy ra ở những người phụ nữ mang thai và bệnh cũng sẽ biến mất ngay sau khi sinh. Nên được gọi là bệnh đái tháo nhạt thai kỳ.
Tỉ lệ mắc bệnh khoảng 4/100.000. Những người mẹ mang đa thai thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn do có nhiều nhau thai cùng tham gia sản xuất vasopressinase hơn người mẹ mang đơn thai.
Gây mất nước
Người mắc bệnh đái tháo nhạt có số lần đi tiểu vượt trội so với một người bình thường và mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn một cách bất thường. Do đi tiểu quá nhiều lần và lượng nước tiểu cũng nhiều nên nước tiểu gần như không có sự cô đặc, rất nhạt màu.
Người bệnh luôn có cảm giác khát nước và uống nước rất nhiều, nhất là nước lạnh và nước đá. Càng uống nhiều nước, nước tiểu càng tự do tuôn ra ngoài mà chưa có sự “chế biến” của nhà máy thanh lọc nước tiểu là thận.
Nếu như một người bình thường lượng nước tiểu thải ra trong ngày khoảng 1,5 đến 3 lít thì người mắc bệnh đái tháo nhạt có thể thải ra đến 20 lít nước tiểu trong một ngày. Do đó, nếu bệnh tiến triển lâu ngày và không được điều trị hiệu quả, người bệnh ngày càng teo tóp và suy kiệt.
Bệnh đái tháo nhạt là bệnh gây mất nước cho cơ thể. Nói khác hơn, tế bào trong các bộ phận cơ thể luôn đặt trong tình trạng thiếu nước và mất nước. Vì vậy, đây là một bệnh nghiêm trọng cần được điều trị tích cực và hiệu quả để giữ cho cuộc sống của người bệnh luôn được cân bằng.
Nếu ngừng uống nước hoặc không được điều trị thích hợp, người bệnh thường có các biểu hiện sau đây: Cảm giác khô niêm mạc ở miệng, môi và mắt, cảm giác mệt mỏi và chóng mặt, buồn nôn. Các trường hợp nặng đột nhiên bị ngất xỉu. Nếu không được điều trị cấp cứu sẽ rơi vào hôn mê và t.ử v.ong.
Việc điều trị người bệnh đái tháo nhạt tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu bệnh nhân là phụ nữ mang thai bị đái tháo nhạt thai kỳ thì diễn tiến bệnh thường nhẹ nhàng, không có điều trị gì đặc biệt.
Minh họa/INT
Người bệnh được khuyên khám thai định kỳ và làm các xét nghiệm nhằm tầm soát rối loạn nước và điện giải cơ thể để có sự điều chỉnh phù hợp. Trường hợp bệnh nặng, gây mất nước nghiêm trọng đe dọa sự phát triển thai nhi hoặc tính mạng người mẹ, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc sử dụng các loại hormone tổng hợp để kiểm soát sự thải nước tiểu.
Các trường hợp đái tháo nhạt trung ương do bệnh lý vùng dưới đồi tuyến yên như u tuyến yên thì cần phẫu thuật sớm để loại bỏ khối u. Sau đó dùng liệu pháp hormone thay thế dưới dạng xịt mũi, viên uống hoặc tiêm.
Bệnh nhân đái tháo nhạt do thận, nếu dùng thuốc gây ảnh hưởng thận thì cần ngưng sử dụng. Người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp như ăn nhạt, ít đạm và dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh cường giáp
Cường giáp là bệnh nội tiết thường gặp, chiếm 10% dân cư đi kèm với nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất nhiều hormone giáp và tăng nồng độ hormone giáp trong m.áu. Nếu cường giáp không được phát hiện, điều trị và kiểm soát tốt sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, nằm phía trước cổ, ngay dưới thanh quản và trên xương ức. Hormone tuyến giáp đóng vai trò chính trong chuyển hóa, tăng trưởng và phát triển cơ thể.
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất nhiều hormone giáp và tăng nồng độ hormone giáp trong m.áu. Do đó, người bệnh cường giáp có tình trạng tăng chuyển hóa của cơ thể và biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Nguyên nhân gây cường giáp
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cường giáp, khoảng 80- 90% người bị cường giáp là do bị bệnh basedow (hay còn gọi là bệnh Graves, bướu giáp độc lan tỏa…). Bệnh basedow là một loại bệnh tự miễn khiến hệ miễn dịch sẽ tự tấn công ngược lại các mô trong cơ thể và dẫn đến tuyến giáp hoạt động bất thường.
Bệnh do yếu tố di truyền (không lây nhiễm) và bệnh cũng hay xuất hiện ở những người hút thuốc. Bệnh nhân mắc bệnh basedow có tuyến giáp phình to và bị phồng nhãn cầu (chứng lồi mắt).
Người bị cường giáp còn có thể do các nguyên nhân như: Viêm tuyến giáp, bướu tuyến giáp thể đa nhân, u độc tuyến giáp hay sử dụng quá nhiều thuốc tuyến giáp; do khẩu phần ăn quá nhiều iốt và sử dụng quá nhiều hormone tuyến giáp tổng hợp. Ngoài ra một số trường hợp bị cường giáp mà không có nguyên nhân rõ ràng.
Bệnh Basedow có tuyến giáp phình to và bị phồng nhãn cầu (chứng lồi mắt).
Biểu hiện của bệnh cường giáp
Biểu hiện lâm sàng cường giáp bao gồm: người bệnh mệt mỏi, lo lắng, kích thích, khó ngủ, yếu cơ (thường yếu cánh tay và đùi gây ra khó mang vác nặng hoặc leo cầu thang hoặc đứng dậy từ ghế).
Ngoài ra, người bệnh xuất hiện tình trạng run tay, đổ nhiều mồ hôi, hồi hộp đ.ánh trống ngực, sụt cân mặc dù ăn uống bình thường hoặc ăn ngon miệng, đi tiêu thường xuyên.
Cần phát hiện sớm và điều trị cường giáp
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thậm chí suy tim; bị cơn bão giáp (triệu chứng đột ngột trở nặng đe dọa đến tính mạng). Nguyên nhân do bệnh Basedow, người bệnh còn có nguy cơ bị lồi mắt ác tính, nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới viêm loét giác mạc gây mù lòa.
Điều trị bệnh cường giáp
Thông thường, cường giáp chỉ cần uống thuốc để giảm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể và ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, thời gian điều trị bệnh cần kéo dài liên tục 18- 24 tháng, cho nên người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc khi thấy không còn các triệu chứng của bệnh.
Việc sử dụng thuốc như thế nào cần có chỉ định của bác sĩ bởi các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như: Giảm bạch cầu hạt và nhiễm độc với gan. Người bệnh phải tuân thủ thời gian, liều lượng dùng thuốc và theo dõi định kỳ tại cơ sở y tế.
Hình ảnh tuyến giáp khỏe mạnh và bệnh cường giáp
Các trường hợp nặng, không thể điều trị được bằng thuốc kháng giáp trạng hoặc tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng uống iod phóng xạ giúp phá hủy các tế bào tuyến giáp làm giảm khả năng tổng hợp hormon giúp cải thiện bệnh. Phương pháp này đơn giản, có hiệu quả giúp người bệnh tránh được các tác dụng phụ của thuốc kháng giáp trạng và phẫu thuật. Tuy nhiên việc sử dụng iod phóng xạ có thể gây suy chức năng tuyến giáp cho người bệnh về sau, có thể làm nặng thêm các biểu hiện ở mắt.
Phương pháp phẫu thuật dành cho những bệnh nhân có tuyến giáp lớn hoặc có u giáp, nghi ngờ ung thư tuyến giáp… Tuy nhiên biện pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Suy chức năng tuyến giáp và tuyến cận giáp, gây giảm canxi trong m.áu, ảnh hưởng đến phát âm của người bệnh.
Để phòng bệnh cường giáp và hạn chế diễn tiến của bệnh, bạn cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động thể lực gắng sức, không hoạt động tinh thần căng thẳng. Không hút t.huốc l.á và tránh khói thuốc. Ăn chế độ giàu đạm, calo, uống nhiều nước.
Nếu có những biến chứng về mắt do bệnh Basedow cần đeo kính bảo vệ mắt, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều iod. Bệnh cường giáp có thể tái phát sau phẫu thuật, bởi vậy, nếu đã được điều trị cường giáp hoặc hiện đang được điều trị, bạn nên đi gặp bác sĩ thường xuyên để được tư vấn và theo dõi tình trạng.
Đặc biệt, người bệnh cường giáp cần tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ tại chuyên khoa nội tiết để kiểm soát tốt chức năng tuyến giáp và tránh những biến chứng.