Bệnh đậu mùa khỉ có thực sự nguy hiểm?

Bệnh đậu mùa khỉ là loại bệnh đặc hữu gần các khu rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Tây Phi, nhưng ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở gần các khu vực đô thị.

Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, gần 200 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được báo cáo tại hơn 20 quốc gia trong đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ bất thường này. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn và nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh truyền nhiễm, giới chức y tế các nước đều rất thận trọng với sự bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ hiện nay, cũng như sẵn sàng kho dự trữ vaccine trong trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng.

Trao đổi với phóng viên, TS.BS Ngô Thanh Hà – Trung tâm Phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh đậu mùa khỉ hiện có 2 chủng, trong đó một chủng có nguồn gốc từ Congo (tỷ lệ t.ử v.ong là 10% nếu có người mắc phải) và một chủng khác lưu hành ở Tây Phi (tỷ lệ t.ử v.ong chỉ có 1%).

Chủng đang gây bệnh đậu mùa khỉ ở Anh và các nước ở châu Âu có nguồn gốc ở Tây Phi, với tỷ lệ t.ử v.ong thấp. Vì vậy, khả năng lây truyền của bệnh đậu mùa khỉ là không cao và chỉ lây nhiễm khi con người tiếp xúc với một lượng lớn nước bọt của người nhiễm bệnh…

Các triệu chứng ban đầu của bệnh đậu mùa khỉ thường giống cúm, trong 1-3 ngày đầu, người mắc bệnh sẽ xuất hiện sốt, đau mỏi cơ, kèm theo mệt mỏi, chán ăn. Sau ngày thứ 3 và kéo dài lâu hơn, bệnh nhân sẽ xuất hiện phát ban trên cơ thể, đầu tiên xuất hiện trên mặt, sau đó xuống toàn thân, tay chân, ban có dạng phỏng nước, sau khi ban bay đi sẽ để lại sẹo trên cơ thể.

Hiện ở Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào, các chuyên gia cho rằng, những trường hợp du khách đi du lịch đến Châu Phi hay những vùng dịch tễ lưu hành bệnh này cần hạn chế tiếp xúc những loại động vật gặm nhấm, khỉ, hay các loài động vật hoang dã.

“Chúng tôi khuyến cáo những người có t.iền sử đi du lịch hay sống ở vùng dịch tễ liên quan đến việc lưu hành của bệnh đậu mùa khỉ mà về nước, nếu xuất hiện triệu chứng như sốt cao, đau mỏi người, phát ban trên cơ thể sau 1-3 ngày thì phải liên hệ đến các cơ sở y tế ngay lập tức để có những biện pháp theo dõi, điều trị, cách ly hợp lý“- BS Hà cho biết.

Người dân nên bình tĩnh, bởi theo các nghiên cứu, bệnh đậu mùa khỉ không phải dễ lây lan như các bệnh khác. Bên cạnh đó, rất khó để cho rằng bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan thành đại dịch, vì một đại dịch bùng phát thì khả năng lây lan rất lớn nhưng theo đ.ánh giá tốc độ lây lan của đậu mùa khỉ không nhiều.

Tuy nhiên, người dân cũng cần đề cao tinh thần cảnh giác, nếu xuất hiện triệu chứng như: sốt cao, đau mỏi người, phát ban trên cơ thể thì phải thông báo ngay với các cơ sở y tế.

TS.BS Ngô Thanh Hà – Trung tâm Phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bệnh đậu mùa khỉ được điều trị thế nào?

Theo CNN, Giáo sư y tế công cộng quốc tế tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London- ông Jimmy Whitworth, cho biết trong một tuyên bố, không loại thuốc cụ thể nào để điều trị các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ, vì vậy việc điều trị nói chung vẫn là hỗ trợ. Tuy nhiên, một loại vaccine có thể được tiêm để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.

Ở Mỹ, vaccine hai liều Jynneos hiện được cấp phép để ngăn ngừa bệnh đậu mùa và cũng có thể được sử dụng cho bệnh đậu mùa khỉ. Chính phủ Mỹ đã dự trữ vaccine phòng trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.

“Hiện chúng tôi có hơn 1.000 liều thuốc đó và chúng tôi hy vọng mức độ đó sẽ tăng lên rất nhanh trong những tuần tới khi công ty cung cấp nhiều liều lượng hơn cho chúng tôi”, Tiến sĩ Jennifer McQuiston, Phó Giám đốc Phòng Tác nhân gây bệnh Hậu quả cao và Bệnh học thuộc Trung tâm Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm Động vật và Mới nổi của CDC cho biết.

BS Ngô Thanh Hà cũng cho biết, theo nghiên cứu trên thế giới, vaccine phòng bệnh đậu mùa vẫn có hiệu quả trên đậu mùa khỉ, thậm chí các nhà nghiên cứu còn dùng vaccine này trong việc điều trị, nếu bệnh nhân nhiễm đậu mùa khỉ có thể tiêm vaccine đó, có hiệu quả cải thiện trong vấn đề điều trị.

Trước sự bùng phát bất thường của bệnh đậu mùa khỉ ở những quốc gia vốn không lưu hành căn bệnh này, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các nước tăng cường giám sát, truy vết và quản lý các ca bệnh, đồng thời cảnh báo những tác động tiêu cực của việc tích trữ thuốc và vaccine khi các ca bệnh vẫn còn tương đối thấp. Theo Giám đốc phòng chống dịch bệnh và đại dịch của Tổ chức Y tế thế giới Sylvie Briand, dù hiện nay thế giới có sẵn các loại vaccine và phương pháp điều trị bệnh đậu mùa đã được phê duyệt, song số lượng lại cực kỳ hạn chế và một số chưa được cấp phép đầy đủ để đưa ra thị trường.

Chuyên gia: ‘Bệnh đậu mùa khỉ khó thành đại dịch’

Các chuyên gia khẳng định đầu mùa khỉ đang lan ra nhiều nước trên thế giới nhưng rất khó thành đại dịch.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, dựa vào những thông tin ban đầu về dịch đậu mùa khỉ trên thế giới thì rất khó để bệnh này trở thành đại dịch như COVID-19.

“Nếu bùng phát thì cũng chỉ ở phạm vi hẹp, cấp quốc gia hoặc bé hơn theo từng vùng chứ thành đại dịch thì rất khó”, ông Phu nói.

Đậu mùa khỉ đã được phát hiện từ rất lâu, phần lớn là phát hiện ở châu Phi. Gần đây, các ca bệnh ghi nhận ở một số nước châu Âu. Tuy nhiên, sau thời gian dài cộng với việc tính đặc thù lây bệnh virus không giống SARS-CoV-2 như lây chậm hơn, gây bệnh nhẹ hơn và đã có vaccine (vaccine phòng bệnh đậu mùa) thì khả năng đậu mùa khỉ trở thành đại dịch dường như là không thể.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, đậu mùa khỉ rất khó bùng phát trở thành đại dịch.

BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cũng cho rằng, đậu mùa khỉ không thể trở thành đại dịch như COVID-19.

“Thực tế bệnh đậu mùa khỉ tồn tại từ lâu, nhưng không bùng phát thành đại dịch bởi đã có vaccine phòng ngừa. Ngoài ra, đặc thù của virus gây bệnh đậu mùa khỉ cũng rất khác, khó lây hơn, lây qua tiếp xúc cơ thể, dịch b.ắn… và đặc biệt chỉ khi ca bệnh khởi phát triệu chứng mới lây lan”, BS Khanh nói.

Có nên tiêm vaccine đậu mùa khỉ?

Theo BS Trương Hữu Khanh, thực tế vaccine phòng bệnh đậu mùa có từ lâu nhiều người được tiêm, nhất là người t.uổi từ 55 trở lên và người trở về từ vùng dịch hoặc bị bệnh. Theo một nghiên cứu, vaccine đậu mùa cũng có tác dụng hơn 80% với bệnh đậu mùa khỉ.

Ngày nay còn một số hãng nghiên cứu và phát triển vaccine đậu mùa nhưng rất ít. Tuy vậy, BS Khanh cho rằng, hiện người dân vẫn chưa cần tiêm vaccine phòng đậu mùa khỉ. Bệnh đậu mùa khỉ trước đây chỉ mang tính chất cục bộ, bùng phát thành từng cụm nhỏ. Bệnh này cũng nhen nhóm từ lâu chứ không phải tới nay mới bùng phát. Do tính đặc thù của bệnh cũng như virus gây bệnh khá nhẹ nên người dân chưa cần nghĩ tới việc tiêm vaccine đậu mùa khỉ thời điểm hiện tại.

“Theo tôi, ở giai đoạn hiện nay, người dân nên lắng nghe những thông tin chính thống từ Bộ Y tế để biết những biện pháp phòng bệnh từ sớm, tránh nguy cơ lây lan”, BS Khanh nói.

Chuyên gia cho rằng chưa nên tiêm vaccine phòng đậu mùa khỉ trong giai đoạn hiện nay. (Ảnh minh họa: CDC Mỹ)

Quan điểm trên cũng nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia y tế. Mọi người không nên quá hoang mang, lo lắng về những lời đồn đại đậu mùa khỉ có thể trở thành đại dịch từ những nguồn tin không chính thống.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng nhận định, việc tiêm vaccine đậu mùa khỉ thời điểm này chưa cần thiết. Hiện bệnh chủ yếu lưu hành tại các nước ở châu Phi, châu Âu.

“Chưa cần thiết tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Chúng ra vẫn cần thời gian theo dõi và nghiên cứu. Mọi người không nên quá lo lắng nhưng cũng không chủ quan. Hãy lắng nghe thông tin cũng như khuyến cáo từ Bộ Y tế để chủ động trong phòng và kiểm soát dịch bệnh”, ông Nga nhấn mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *