Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu khá phổ biến ở các nước phát triển. Tính chung trên toàn thế giới tỷ lệ mắc bệnh là gần 25% và đang có chiều hướng gia tăng.
Gan nhiễm mỡ không do rượu có thể gặp ở cả người lớn lẫn t.rẻ e.m, nam giới tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới.
Bệnh gan nhiễm mỡ chủ yếu là do béo bụng
Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có nghĩa là rượu bia không phải là nguyên nhân gây bệnh. Bệnh xảy ra là kết quả của hội chứng chuyển hóa, một thuật ngữ tóm gọn cho một loạt triệu chứng bệnh bao gồm tăng huyết áp, mức cholesterol LDL cao, triglyceride cao, kháng insulin, có một lượng lớn mỡ bụng và đường m.áu cao.
NAFLD có thể tồn tại ở các dạng sau:
Gan nhiễm mỡ đơn thuần: Nghĩa là có chất béo bị tích tụ trong gan, nhưng không gây viêm gan và tổn thương tế bào gan. Dạng bệnh này thường không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đa số những người bị gan nhiễm mỡ không do rượu được chẩn đoán là gan nhiễm mỡ đơn thuần.
Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH): Dạng bệnh ngày có tính chất nghiêm trọng hơn nhiều so với gan nhiễm mỡ đơn thuần. Khi được chẩn đoán NASH nghĩa là đã bị viêm trong gan và cũng có thể làm tổn thương các tế bào gan. Tình trạng viêm và tổn thương tế bào gan xảy ra với NASH có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như: xơ hóa (sẹo gan), xơ gan (sẹo nặng ở gan, có thể dẫn đến suy gan và t.ử v.ong), ung thư gan. Có khoảng 20% những người bị NAFLD có NASH.
Các triệu chứng có thể bao gồm: Mệt mỏi, cảm giác bụng ấm ách khó chịu và có thể sưng, sụt cân, chán ăn, buồn nôn… Triệu chứng có thể mơ hồ, và có thể tương tự một số bệnh khác, vì thế việc chẩn đoán đòi hỏi các bằng chứng mô học thu được từ sinh thiết gan và các xét nghiệm khác.
Nguyên nhân và yếu tố rủi ro
Béo phì là một yếu tố nguy cơ rõ ràng nhất. Khoảng 70% những người bị béo phì có NASH, trong khi chỉ 10 – 15 % những người có cân nặng bình thường bị NASH. Ngoài ra, dù trọng lượng thế nào nhưng một người có quá nhiều mỡ bụngthì khả năng bị gan nhiễm mỡ là khá cao. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm: Không đáp ứng với insulin như bình thường (gọi là kháng insulin) hoặc bị đái tháo đường typ 2; Có hàm lượng chất béo trung tính hoặc cholesterol xấu (LDL) cao, hoặc mức cholesterol thấp tốt (HDL); Mắc hội chứng chuyển hóa (là nguyên nhân làm dễ mắc bệnh bị đái tháo đường typ 2 và bệnh tim).
Ngoài ra còn có một số lý do ít phổ biến hơn gây ra NAFLD hoặc NASH. Bao gồm: Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến việc cơ thể sử dụng hoặc lưu trữ chất béo; Viêm gan C hoặc n.hiễm t.rùng khác; Giảm cân nhanh; Dùng một số loại thuốc như glucocorticoids, methotrexate (rheumatrex, trexall), estrogen tổng hợp, tamoxifen (nolvadex, soltamox), và các loại thuốc khác; Cắt bỏ túi mật: Một số người đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật có nhiều khả năng bị NAFLD.
NAFLD cũng là dạng bệnh gan phổ biến nhất ở t.rẻ e.m. Một đ.ánh giá được công bố vào năm 2016 cho biết nó ảnh hưởng từ 10-20% bệnh nhi và 50-80% t.rẻ e.m bị béo phì. Khoảng 25% bệnh nhi mắc NASH sẽ phát triển bệnh xơ gan trong vòng 10 năm. Trong đó những người mắc bệnh béo phì, nguy cơ cao hơn.
Các nhà khoa học dự đoán: “Trong vòng 10 năm tới, gan nhiễm mỡ không do rượu sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu của bệnh lý gan, xơ gan và chỉ định ghép gan ở các nước phát triển”.
Nguy cơ biến chứng
Khoảng 10-25% những người bị NASH sẽ tiến triển dẫn đến bị sẹo hoặc xơ hóa gan. Các triệu chứng bao gồm: Mệt mỏi; buồn nôn, nôn và tiêu chảy; Phân hắc ín; Sưng bụng vùng gan và đau; Vàng da và mắt; lẫn, khó tập trung, mất trí nhớ và ảo giác; Ngứa da; Giãn mạch m.áu dưới da, dễ c.hảy m.áu và bầm tím trên da; Ngực lớn hơn bình thường ở nam giới; Lòng bàn tay đỏ.
NAFLD có liên quan tới tăng nguy cơ ung thư bao gồm ung thư biểu mô tế bào gan (HCC), ung thư đại trực tràng ở nam giới và ung thư vú ở nữ giới, đặc biệt ở những người có xơ hóa gan đáng kể.
Điều trị thế nào?
Điều trị gan nhiễm mỡ, trước hết là thay đổi lối sống, đạt được hoặc duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể làm giảm nguy cơ và có thể đảo ngược thiệt hại do gan nhiễm mỡ trong giai đoạn đầu. Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cần sự phối hợp của nhiều yếu tố, trong đó điều chỉnh các bệnh lý nền cũng đóng vai trò khá quan trọng.
Lời khuyên về chế độ ăn uống
Đối với hầu hết trường hợp, gan nhiễm mỡ thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Ở một mức độ nào đó, gan có thể tự sửa chữa, vì vậy chuyển sang một lối sống lành mạnh sẽ giúp ích trong việc phòng và ngăn chặn bệnh. Để giảm nguy cơ NAFLD, tốt nhất là: Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng với khẩu phần vừa phải; Ăn nhiều trái cây và rau quả; Tiêu thụ cả protein và carbohydrate , nhưng hạn chế chất béo và đường; Giảm lượng muối; Thay thế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa bằng chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa trong thực đơn, chẳng hạn sử dụng dầu ô liu, dầu hạt lanh, dầu ngô, đậu nành…; Ăn cá béo thay cho thịt; Tránh các thực phẩm chứa nhiều đường đơn, chẳng hạn như fructose, có trong đồ uống ngọt, đồ uống thể thao và nước trái cây…; Ăn nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI), như rau và ngũ cốc. Ăn ít thực phẩm GI cao, chẳng hạn như bánh mì trắng và gạo trắng; Tránh uống rượu hoặc uống điều độ.
Mặc dù gan nhiễm mỡ đơn giản không nguy hiểm, nhưng không phòng ngừa, ngăn chặn, một số trường hợp sẽ tiếp tục phát triển NASH và sẽ bị xơ gan trong vòng 10 năm. Ngoài ra, nếu không phòng ngừa và có biện pháp ngăn chặn, NAFLD sẽ còn gây ra các bệnh lý khác như bệnh tim mạch, bệnh thận… Cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa là thông qua các lựa chọn lối sống lành mạnh, với chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng và tập thể dục thường xuyên.
Theo thoidai
Không muốn c.hết vì gan nhiễm mỡ thì tránh xa những thực phẩm ‘sát thủ’ này
Khi bị bệnh gan nhiễm mỡ, chúng ta phải tìm cách giảm số lượng mỡ đi qua gan, làm giảm lượng mỡ tích tụ thêm ở gan bằng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.
Ảnh minh họa: Internet
Gan nhiễm mỡ là khi lượng mỡ trong gan chiếm trên 5% trọng lượng gan.
Các yếu tố nguy cơ của gan nhiễm mỡ là béo phì, đái tháo đường type 2 (thường gặp ở người lớn t.uổi), nghiện rượu, t.huốc l.á, sử dụng nội tiết tố thay thế, thuốc steroid, người có chế độ ăn nhiều năng lượng, nhiều mỡ hoặc quá ít đạm.
Khi chẩn đoán gan nhiễm mỡ, cần được bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nội tổng quát khám để kiểm tra thêm những yếu tố hay bệnh lý liên quan như mỡ m.áu, chức năng gan, huyết áp, đái tháo đường, từ đó có hướng điều trị đúng.
Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ
Do dinh dưỡng: ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất béo, hấp thu quá nhiều đường, uống nhiều rượu bia, thói quenngồi nhiều, ít vận động, căng thẳng, di truyền nếu trong gia đình có nhiều người bị béo phì.
Do chất hóa học như uống quá nhiều bia rượu, nhiễm độc phospho, Arsenic, chì…
Do nội tiết, do bệnh tiểu đường…
Do miễn dịch.
Do dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh như các loại corticide, Tetracyclin, các thuốc kháng ung thư, thuốc hocmon s.inh d.ục nữ…
Do vi khuẩn, virus trong quá trình bị viêm gan siêu vi B, C thường có biến chứng gan nhiễm mỡ đặc biệt là viêm gan siêu vi C (nhiều khi còn gọi là hậu viêm gan siêu vi là gan nhiễm mỡ).
Bia rượu là nhóm thực phẩm cấm kỵ với người bị gan nhiễm mỡ. Uống rượu bia sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan thậm chí là ung thư gan. Việc đào thải mỡ cùng các chất độc hại từ rượu bia tạo gánh nặng rất lớn cho lá gan. Ảnh minh họa: Internet
Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm mỡ
Gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong bài tiết, chuyển hóa cũng như nội tiết của cơ thể. Chính vì vậy khi lá gan bị tổn thương do nhiễm mỡ sẽ có một số triệu chứng điển hình như sau:
Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không ngon miệng;
Luôn có cảm giác buồn nôn, đầy bụng;
Rối loạn nội tiết ở phụ nữ, nam giới;
Vàng da, thiếu hụt vitamin.
Ngoài ra siêu âm còn thấy tăng kích thước gan, hay bệnh nhân cảm thấy đau bụng.
Thực phẩm đại kỵ với người bị gan nhiễm mỡ
Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả phải kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, nên tránh ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh. Khi bị gan nhiễm mỡ, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt và hạn chế những loại thực phẩm sau đây:
Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ cũng không nên ăn thịt nhiều, đặc biệt là các loại thịt đỏ vì chất đạm (protein) cũng sẽ phải chuyển hóa ở gan, làm tăng gánh nặng cho gan. Ảnh minh họa: Internet
Hạn chế ăn mỡ động vật
Trước hết, với người bị gan nhiễm mỡ cần hạn chế ăn mỡ động vật trong bữa ăn hàng ngày. Có như vậy mới làm giảm lượng mỡ trong m.áu, lượng mỡ vận chuyển qua gan giảm, qua đó giảm gánh nặng cho gan. Thay vì mỡ động vật, người bệnh nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành, dầu olive,…
Kiêng ăn đồ ăn nhiều cholesterol
Người bệnh gan nhiễm mỡ cũng nên kiêng ăn các loại phủ tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng… vì có chứa nhiều cholesterol. Hạn chế được các loại thức ăn này sẽ giúp người bệnh giảm được lượng mỡ thừa và phòng ngừa hoặc làm ổn định bệnh xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì…
Không ăn quá nhiều thịt đỏ
Trong thịt đỏ chứa rất nhiều protein. Các thực phẩm này được chuyển hóa tại gan. Như vậy sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Gan không chuyển hóa được gây tăng lượng mỡ tồn đọng. Khiến bệnh gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng hơn.
Hàm lượng đường cao là nguyên nhân gây ra hàng loạt các căn bệnh như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Fructose do gan chuyển hóa. Việc hạn chế các loại trái cây có fructose cao sẽ giúp giảm gánh nặng cho gan, phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ. Ảnh minh họa: Internet
Không nên uống bia, rượu
Đây là nhóm thực phẩm cấm kỵ với người bị gan nhiễm mỡ. Uống rượu bia sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan thậm chí là ung thư gan. Việc đào thải mỡ cùng các chất độc hại từ rượu bia tạo gánh nặng rất lớn cho lá gan.
Khi bị bệnh mà người bệnh vẫn tiếp tục uống rượu, bia sẽ làm quá trình chuyển đến xơ gan và ung thư gan nhanh hơn rất nhiều. Đồng thời khi uống bia, rượu gan phải hoạt động nhiều hơn để đào thải các chất độc hại ở trong bia rượu ra khỏi cơ thể. Người bệnh cần đặc biệt kiêng bia rượu để việc điều trị bệnh nhanh có kết quả nhất.
Hạn chế gia vị cay nóng
Không chỉ những thực phẩm liên quan đến động vật mà những gia vị thông thường hằng ngày cũng được xếp vào danh sách kiêng cử đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Những gia vị như: tiêu, ớt, tỏi, gừng, củ riềng…người bệnh cần cẩn thận khi sử dụng vì những gia vị này cay và nóng sẽ làm gan chúng ta “không khỏe”.
Các loại thực phẩm như cơm, bún, mì, phở, bánh mì nên ăn ít thì tốt hơn là ăn nhiều vì sẽ làm dư năng lượng, càng làm tăng mỡ trong cơ thể và trong gan. Ảnh minh họa: Internet
Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn những loại trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như sầu riêng, mít…
Kiêng ăn đồ ăn nhiều cholesterol
Người bệnh gan nhiễm mỡ cũng nên kiêng ăn các loại phủ tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng… vì có chứa nhiều cholesterol. Hạn chế được các loại thức ăn này sẽ giúp người bệnh giảm được lượng mỡ thừa và phòng ngừa hoặc làm ổn định bệnh xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì…
Các loại thực phẩm như cơm, bún, mì, phở, bánh mì nên ăn ít thì tốt hơn là ăn nhiều vì sẽ làm dư năng lượng, càng làm tăng mỡ trong gan và trong cơ thể.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong