Giời leo là loại bệnh nhiều người hay gặp phải. Các triệu chứng của bệnh thường chỉ xuất hiện một bên cơ thể và dễ nhầm lẫn với bệnh khác.
Giời leo là bệnh viêm da dị ứng gây ra do acid photpho hữu cơ khi tiếp xúc với bọ giời hoặc các loại côn trùng có độc tính, ví dụ như kiến ba khoang, sâu ban miêu. Biểu hiện dễ nhận biết nhất của giời leo chính là những vệt tổn thương da ngoằn ngèo đau rát.
Đây là một bệnh khá phổ biến và được dân gian biết đến từ rất lâu, bệnh giời leo không quá nguy hiểm nhưng có thể để lại di chứng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh này xuất hiện quanh năm nhưng thường phổ biến nhất vào mùa gặt, các thời điểm chuyển giao mùa hay thời tiết có độ ẩm cao.
Dấu hiệu nhận biết bệnh giời leo
Bệnh có các triệu chứng thường dễ nhầm lẫn với bệnh zona thần kinh nhưng nếu quan sát kỹ, bạn sẽ phân biệt được triệu chứng của 2 bệnh này. Những triệu chứng tổn thương thường thấy của bệnh như:
Đau nhức, tê bì
Đau nhức, tê bì có thể là triệu chứng đầu tiên của giời leo. Triệu chứng này có trước khi da bị nổi mẩn đỏ. Bệnh nhân có thể bị đau nhức rất nặng từng cơn kèm theo tê. Nếu đau nhức ở vùng gần tim hay sau lưng, bệnh nhân có thể nhầm lẫn với cơn đau tim hay viêm thận.
Khi mắc bệnh, vùng da trên cơ thể trở nên nhạy cảm, dễ bị đau và ngứa với các đụng chạm nhẹ. Vùng mặt có thể sưng đỏ, mí mắt bị sưng viêm một bên và giảm thị lực.
Nổi mẩn đỏ, sốt nhẹ, đau đầu
Bên cạnh đó, từng chùm mẩn đỏ xuất hiện sau khi da bị tê, đau nhức. Chúng có nước, vỡ ra và lành ở nhiều dạng khác nhau. Một số bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, nhức đầu, nhạy cảm với ánh sáng và mệt mỏi.
Biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh giời leo
Bệnh giời leo không gây t.ử v.ong nhưng có thể để lại những hậu quả nguy hiểm. Dưới đây là các biến chứng thường gặp:
Đau thần kinh mạn tính sau khi hết nổi mẩn trên da
Sau khi các mụn nước lành hẳn và vùng da trở lại bình thường, bệnh nhân vẫn còn đau nhức, buốt, tê vùng đã bị giời leo. Nguyên nhân là dây thần kinh vùng này bị viêm, dẫn đến tổn thương lâu dài. Bệnh nhân cần uống kháng viêm thần kinh lâu dài, tập vật lý trị liệu và chữa các bệnh mạn tính khác có liên quan (tiểu đường).
Mù mắt
Đây là biến chứng phức tạp khi giời leo ảnh hưởng dây thần kinh thị giác và xảy ra trên vùng mặt, gần mắt. Bệnh nhân sẽ cảm giác đau nhức mắt kèm theo nổi mẩn. Bạn cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám khi có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan mắt.
Tổn thương lâu dài các vùng dây thần kinh khác
Người mắc bệnh giời leo có thể bị mất cảm giác trên da, cân bằng hay thính giác.
N.hiễm t.rùng da
Biến chứng này xảy ra khi vùng da bị l.ở l.oét, có thể nặng hơn với các bệnh mạn tính như viêm da cơ địa hay vảy nến.
Bệnh giời leo xảy có thể xảy ra khi hệ miễn dịch của chúng ta yếu hoặc thay đổi. Vì vậy, cách ngăn ngừa tốt nhất là giữ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Điều trị đúng và sớm giảm lây lan, triệu chứng và các biến chứng về sau.
Ăn món tái dễ nhiễm giun đầu gai
Cá nướng, gỏi lươn, tôm chấm mù tạt… là món khoái khẩu của nhiều người, song ít người biết rằng bên trong các thực phẩm tươi sống đó còn biết bao mầm bệnh đang chờ vật chủ là con người chúng ta.
Trong số các mầm bệnh giun sán và đơn bào, có lẽ sợ nhất vẫn là loại giun đầu gai (Gnathostoma spp).
Giun đầu gai (tên khoa học là Gnathostoma spinigerum) là một loại giun tròn, sống ký sinh chủ yếu ở vách dạ dày các động vật ăn thịt sống như chó, mèo… Chúng đẻ trứng ở đây, sau đó trứng theo phân động vật ra ngoài, xuống các nguồn nước, bị các con lăng quăng đỏ cyclops nuốt và phát triển thành ấu trùng giai đoạn 1, rồi giai đoạn 2. Sau đó lăng quăng bị các con vật sống dưới nước như cá, tôm, ếch, lươn, rắn… nuốt. Chúng phát triển ở cơ bắp các động vật này trở thành ấu trùng giai đoạn 3.
Nếu chúng ta ăn phải thịt những con vật mang ấu trùng giai đoạn 3 này chưa được nấu chín, khi vào dạ dày người, ấu trùng sẽ chui qua vách dạ dày, đi lang thang khắp nơi trong cơ thể như da, gan, phổi, mắt…, nguy hiểm nhất là vào não. Đi đến đâu, đầu và mình nhiều gai của giun sẽ tiết dịch gây viêm, hoại tử, xuất huyết ở vùng đó khiến bệnh nhân lên những cơn đau nhói, đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng.
Như vậy, người chỉ là ký chủ trung gian mang ấu trùng giai đoạn 3 của giun này. Cũng do người không phải là vật chủ chính của giun đầu gai nên trong cơ thể người ấu trùng không thể phát triển thành giun trưởng thành được. Chúng chỉ tạm ký sinh và di chuyển lang thang bên trong cơ thể gây ra những u cục và các triệu chứng lâm sàng do phản ứng viêm cùng với những mức độ tổn thương khác nhau tùy theo nơi ấu trùng di chuyển.
Không ăn gỏi cá, tiết canh, đồ tái sống để phòng nhiễm giun sán.
Viêm ruột, mù mắt, liệt chi và t.ử v.ong
Biểu hiện của nhiễm giun đầu gai rất đa dạng bởi chúng cư trú ở nhiều nơi và gây nên các triệu chứng lâm sàng ở đó. Các triệu chứng phụ thuộc vào từng vùng cơ thể mà ấu trùng di chuyển vào trong đó. Có thể cùng lúc một hay nhiều vùng liên quan đến.
Người bệnh nổi mề đay mạn tính; Nổi u cục có kích thước to nhỏ không đều, phù ấn không lõm, có tính di chuyển (hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da và hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng); Có thể đau tại u cục hoặc sưng đau cơ; Áp-xe dưới da do ấu trùng ký sinh gây bội nhiễm…
Tại hệ hô hấp, giun gây đông đặc phổi hoặc xẹp phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch và khí màng phổi, người bệnh ho, đau ngực, khó thở, ho ra m.áu, ho ra giun.
Ấu trùng thường ký sinh ở gan, người bệnh đau ở hạ sườn phải, vùng thượng vị, có khối ở vùng hạ vị bên (P). Ở dạ dày gây đau dạ dày. Ấu trùng có thể lạc đến xoang bụng tạo thành các khối u ở bụng, người bệnh có dấu hiệu giống như viêm ruột thừa, viêm túi mật hoặc giả khối tổn thương ở ruột.
Tại giác quan: Với thị giác gây viêm mạch màng nho, viêm mống mắt, xuất huyết nội nhãn, tăng nhãn áp, sẹo hoặc bóc tách võng mạc khiến mắt bị giảm thị lực, mù, đau mắt hoặc sợ ánh sáng. Với thính giác gây giảm sức nghe hoặc ù tai.
Đặc biệt, nguy hiểm khi giun gây bệnh tại hệ thần kinh trung ương: Viêm tủy rễ thần kinh (hay gặp nhất), viêm não – tủy – rễ thần kinh, viêm não – màng não. Tình trạng này có thể gây ra tương tự hoặc xuất huyết dưới màng nhện. Đau liên quan đến thần kinh, tiếp theo sau đó có thể liệt hoặc giảm cảm giác một vài ngày.
Sự di chuyển các dấu chứng và triệu chứng thần kinh định vị (ví dụ như liệt dây thần kinh sọ não, liệt chi, tiểu không tự chủ) khá điển hình. Người bệnh sốt, cứng cổ hoặc sợ ánh sáng, tăng áp lực sọ não… Đặc biệt, ấu trùng sẽ phá hủy cấu trúc khi chúng c.hết bên trong não hoặc mắt.
Giun đầu gai gây nhiều bệnh nguy hiểm.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để đề phòng bị nhiễm bệnh ấu trùng giun đầu gai, cần truyền thông giáo dục sức khỏe, cảnh báo cho cộng đồng người dân về các món ăn có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Thực hiện “Ăn chín, uống nước đã đun sôi”. Tuyệt đối không ăn rau sống chưa rửa sạch, không uống nước lã.
Không ăn những món ăn còn sống hoặc tái, nhất là các món thủy sản (cá, tôm, cua, ếch, lươn…) như gỏi cá, gỏi cua, gỏi tôm, tôm tái chanh.. Chỉ ăn những món đã được nấu thật chín, nhất là các món thủy, hải sản. Không để chó, mèo phóng uế bừa bãi. Không dùng phân tươi làm phân bón.