Nhiều người nghĩ hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không sạch hoặc ăn các loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi…
mà không biết hôi miệng còn có thể do liên quan đến một số bệnh lý.
Dưới đây là một số bệnh lý dẫn đến hôi miệng:
Do bệnh lý ở miệng
Các bệnh ở miệng có thể dẫn đến hôi miệng trong đó hay gặp nhất là bệnh lý sâu răng, viêm lợi, khô miệng, loét miệng, răng miệng vệ sinh không sạch sẽ,… dẫn gây nên mùi hôi ở miệng.
Ngoài ra, chứng khô miệng thường xảy ra ở những người lớn t.uổi do nước bọt tiết ra không đủ, không thể loại bỏ những loại vi khuẩn trong miệng nên dẫn đến hôi miệng. Còn chứng loét miệng thường là do thiếu vitamin nhóm B cũng dẫn đến hơi thở nặng mùi.
Do bệnh lý đường hô hấp
Những bệnh lý đường hô hấp cũng có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng. Trong đó phải kể đến bệnh lý viêm mũi xoang cấp mạn, viêm xoang do răng,… khiến hơi thở có mùi hôi rất khó chịu. Ngoài ra, bệnh lý u bướu vùng mũi xoang như polyp mũi xoang, ung thư, u nhú cũng gây hôi miệng.
Do bệnh lý đường ruột
Những bệnh lý đường ruột cũng là vấn đề dễ gây ra chứng hôi miệng mà chúng ta cần lưu ý. Trong đó phải kể đến bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori), làm người bệnh bị đầy hơi,… khiến hơi thở có mùi hôi rất khó chịu.
Axit từ dạ dày trào ngược lên trên khiến miệng có vị chua, chứng đầy hơi có thể gây nấc cụt khiến cho khí thể không tốt đẩy từ dạ dày lên miệng gây hôi miệng. Còn tình trạng nhiễm khuẩn HP chủ yếu là do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ hoặc lây chéo cũng dẫn đến tình trạng mắc bệnh và gây hôi miệng.
Một số bệnh lý có thể gây hôi miệng.
Do bệnh lý tiểu đường
Nếu mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị hôi miệng vì trong m.áu của người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường khá cao, dễ sinh vi khuẩn, đồng thời có thể gây ra các bệnh ở miệng như: viêm lợi, sâu răng,… từ đó gây hôi miệng. Ngoài ra, khi chuyển hóa đường huyết sẽ tạo ra mùi khó chịu như mùi táo thối, mùi sơn móng tay khiến cho bệnh hôi miệng khó mà loại bỏ. Cách cải thiện chính là kiểm soát đường huyết.
Do bệnh lý suy thận
Ở người bệnh suy thận mạn cũng khiến hơi thở có mùi cá ươn. Nguyên do là thận không thể loại bỏ tất cả các độc tố ra khỏi m.áu, khiến chất thải tích tụ và phát tán một phần thông qua hệ hô hấp, khiến hơi thở có mùi.
Điều trị hôi miệng
Uống nhiều nước có thể cải thiện được tình trạng hôi miệng.
Tùy vào nguyên nhân gây hôi miệng mà có cách điều trị thích hợp. Nếu trường hợp hôi miệng do nguyên nhân ở miệng, muốn chữa trị phải có sự hợp tác giữa bệnh nhân và bác sĩ nhằm loại sự tích tụ của vi khuẩn, thức ăn và tế bào c.hết trong miệng.
Tương tự các bệnh lý khác cần phải điều trị và kiểm soát bệnh sẽ giúp cải thiện tình trạng hôi miệng.
Ngoài ra bệnh nhân cần giữ vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và hiệu quả, cụ thể. Cần chải sạch răng với bàn chải, chủ yếu là chải sạch khe nướu. Làm sạch kẻ răng với chỉ nha khoa.
Vi khuẩn, thức ăn, tế bào c.hết thường tích tụ những nơi mà bệnh nhân không thể nào làm sạch được như lỗ sâu răng, vôi răng, túi nha chu, răng khôn mọc lên… Vì vậy nên đi lấy cao răng định kỳ khoảng 4-6 tháng một lần. Nếu làm tốt việc vệ sinh răng miệng thì có thể giải quyết phần lớn các trường hợp hôi miệng.
Cần tăng cường lưu lượng nước bọt bằng cách uống nhiều nước (2 lít mỗi ngày) kiêng cữ rượu, t.huốc l.á, tránh sự căng thẳng… và sống một cuộc sống vui tươi, thư thái.
Tránh ăn các thức ăn có mùi như hành, tỏi, gia vị… Tránh các thói quen có thể làm hơi thở hôi như hút thuốc, uống rượu.
Ăn đúng giờ, thường xuyên ăn trái cây tươi như dứa chẳng hạn, đây là một loại trái cây có chứa men làm sạch miệng.
Bất ngờ các loại vitamin có ở thực phẩm dưới đây giúp đ.ánh bay hôi miệng
Hôi miệng là mùi hôi phát ra từ khoang miệng hoặc xoang mũi, cổ họng… Hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội cũng như sức khỏe tâm lý của người bệnh.
Thông thường tình trạng hôi miệng có mối quan hệ mật thiết với bệnh đường hô hấp, bệnh về tiêu hóa, suy giảm chức năng nội tạng, nhiễm xeton axit do đái tháo đường, thiếu vitamin. Thực phẩm cũng góp phần gây ra tình trạng này, tuy nhiên trên thực tế lại có những thực phẩm giàu vitamin thiết yếu giúp đ.ánh bay hôi miệng.
Theo một số nghiên cứu, các loại vitamin chứa trong một số rau củ quả và trái cây giúp giảm thiểu hơi thở nặng mùi rất hiệu quả.
Dưới đây là những thực phẩm có chứa loại vitamin cực hữu ích để tăng cường sức khỏe răng miệng, loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả.
Thực phẩm giàu vitamin C
Bổ sung vitamin thiết yếu để chống hôi miệng.
Thực phẩm giàu vitamin C gồm ổi, súp lơ, các loại quả có múi (cam, chanh, bưởi,…); các loại rau lá xanh (cải xoăn, rau bina, mù tạc, củ cải xanh,…) là danh sách các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp bạn lấy lại hơi thở thơm tho.
Thiếu hụt lượng vitamin C là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống. Vitamin C là một loại dưỡng chất tự nhiên rất cần thiết cho cơ thể, hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong vitamin C giúp làm chắc răng lợi, nâng cao sức đề kháng, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại đến răng miệng.
Cung cấp đầy đủ lượng vitamin C mỗi ngày đóng vai trò quan trọng, có tác dụng hữu hiệu khiến cho hơi thở luôn được tươi mát, tự tin khi giao tiếp.
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D chứa nhiều trong các thực phẩm như: Cá, nấm, sữa tươi, yến mạch, thịt lợn thăn, ngũ cốc,… giúp chúng ta lấy lại hơi thở thơm tho, ngừa hôi miệng.
Với vai trò quan trọng, vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, tạo nên sự chắc khỏe cho xương và răng. Đối với người trưởng thành, lượng vitamin D không đủ sẽ gây nên các vấn đề về xương khớp và răng miệng.
Vì vậy, cung cấp vitamin D giúp đảm bảo cho hệ thống răng miệng được khỏe mạnh, giảm nguy cơ xuất hiện các bệnh lý là một trong những nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi hôi.
Thực phẩm giàu vitamin A
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A bao gồm: Cà rốt, khoai lang, quả bí, dưa đỏ, ớt chuông, hải sản (cá ngừ, hàu, cá hồi, cá tầm, cá thu)… giúp chúng ta lấy lại hơi thở thơm tho, ngừa hôi miệng.
Vitamin A có chức năng hình thành nên các mô liên kết khỏe mạnh của xương mềm có trong lợi, từ đó duy trì độ chắc khỏe của lợi và góp phần ổn định lượng nước bọt lưu thông trong miệng. Điều này giúp hạn chế các vấn đề về răng miệng, đồng thời tránh tình trạng khô miệng dẫn đến hơi thở có mùi. Bổ sung vitamin A trong khẩu phần ăn là cách giúp cải thiện tình trạng hôi miệng, đem lại hơi thở thơm mát và hệ thống răng miệng chắc khỏe hơn.
Thực phẩm giàu vitamin B
Một cách để hạn chế hiện tượng hơi thở nặng mùi là nên bổ sung thêm lượng vitamin B cần thiết có trong các loại thực phẩm như: chuối, sữa, dâu tây, cà chua, cà rốt, đậu hà lan,… Bởi vitamin B đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở cơ thể, giúp làm giảm viêm lưỡi, giữ cho các vết loét không bị lây lan, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.
Thực phẩm giàu vitamin K
Nên đi khám răng miệng theo định kỳ.
Người có hơi thở nặng mùi nên tăng cường bổ sung vitamin K, tránh sự yếu kém về sức khỏe răng miệng do thiếu hụt lượng vitamin K thiết yếu. Rau cải bó xôi, măng tây, trứng, xà lách… là nguồn cung cấp dồi dào lượng vitamin K. Vitamin K là yếu tố cần thiết cho quá trình đông m.áu, thiếu vitamin K là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về răng miệng, c.hảy m.áu chân răng.
Bổ sung nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin không những giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng mà còn có tác dụng tốt trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Điều này giúp mang lại một hơi thở thơm mát để bạn tự tin hơn, vui tươi và hạnh phúc trong cuộc sống.