Bệnh lý nhãn giáp là gì?

Bệnh lý nhãn giáp là một bệnh lý tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tự sinh ra các kháng thể chống lại các tổ chức quanh nhãn cầu.

Theo Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh, trên hầu hết các bệnh nhân nhãn giáp, các kháng thể tự miễn này cũng tấn công tuyến giáp gây nên bệnh Grave với các triệu chứng cường giáp hay nhiễm độc giáp. Bệnh lý nhãn giáp có thể xuất hiện trên bệnh nhân có tình trạng cường giáp, suy giáp hoặc kể cả khi tuyến giáp đã được điều trị ổn định (bình giáp).

Nguy cơ mắc bệnh lý nhãn giáp

Có khoảng 1/4 bệnh nhân Grave xuất hiện bệnh lý nhãn giáp kèm theo. Bệnh lý nhãn giáp có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau khi được chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp.

Trong hầu hết các trường hợp, biểu hiện ở mắt thường ở mức độ nhẹ. Nếu ngay tại thời điểm được chẩn đoán bệnh lý Grave, bệnh nhân chưa có triệu chứng tại mắt và không hút t.huốc l.á thì nguy cơ bị bệnh lý nhãn giáp là dưới 1/10. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có hút t.huốc l.á, nguy cơ sẽ tăng gấp đôi và trong trường hợp bệnh nhân nghiện hút t.huốc l.á nặng nguy cơ phát triển bệnh sẽ cao gấp 8 lần người không hút.

Bệnh nhân bị bệnh lý nhãn giáp trên nền bệnh Grave đã điều trị ổn định. Bệnh nhân có biểu hiện trợn mi trên – dưới và cương tụ kết mạc nhãn cầu (đỏ mắt), nhãn cầu bị đẩy lồi ra phía trước.

Triệu chứng của bệnh lý nhãn giáp

Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý nhãn giáp bao gồm:

– Trợn mí mắt: có thể trợn mi trên và/hoặc mi dưới.

– Lồi mắt: nhãn cầu bị đẩy ra phía trước (do sự phì đại của các cơ vận nhãn và mô mỡ), trường hợp nặng có thể gây hở mi (mi mắt nhắm không kín).

– Cảm giác khô mắt, cộm xốn khi chớp.

– Chảy nước mắt.

– Mi mắt phù nề.

– Đỏ da mi và đỏ mắt.

– Nhìn hình đôi (hai hình).

– Nhìn mờ: có thể do khô mắt, nhưng cũng có thể do thần kinh thị bị chèn ép.

– Đau hốc mắt, đặc biệt đau khi nhìn lên hay nhìn xuống.

– Cảm thấy khó liếc mắt.

Khi có các triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân cần được bác sĩ nhãn khoa thăm khám và xác định chẩn đoán, đặc biệt nếu bệnh nhân đã có t.iền sử bệnh Grave hay cường giáp.

Bên cạnh các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh Grave (xét nghiệm nồng độ FT3, FT4, TSH trong m.áu và siêu âm tuyến giáp), bệnh nhân sẽ được chỉ định thêm các xét nghiệm nhằm hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý nhãn giáp như: siêu âm hốc mắt, chụp CT scan hay MRI hốc mắt, chụp hình đáy mắt và đo thị trường trong trường hợp nghi ngờ có chèn ép thần kinh thị giác.

Điều trị bệnh lý nhãn giáp

– Cần có sự phối hợp giữa bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ nội tiết.

– Duy trì mức hormone tuyến giáp ổn định không dao động thường xuyên.

– Bệnh nhân nên ngưng hút t.huốc l.á (nếu có), do t.huốc l.á có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.

– Trường hợp bệnh lý nhãn giáp nhẹ (trợn mí, lồi mắt nhẹ, phù nề mi nhẹ), bệnh nhân có thể nhỏ nước mắt nhân tạo (dạng lỏng hoặc dạng gel tùy theo mức độ) để giảm cảm giác khô cộm.

– Trường hợp bệnh lý nhãn giáp nặng hay bệnh ở giai đoạn hoạt động (mắt đỏ, lồi mắt nhiều hay song thị tiến triển) hay bệnh nhân có dấu hiệu chèn ép thần kinh thị giác, khi đó bệnh nhân có thể được điều trị với corticoid đường toàn thân (uống hoặc truyền tĩnh mạch tùy trường hợp), ngoài ra có thể phối hợp với các phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc xạ trị. Điều trị bằng corticoid có thể giúp làm giảm phản ứng viêm, nhưng không giúp làm giảm triệu chứng lồi mắt.

Với nhiều bệnh nhân nhãn giáp, sự thay đổi cấu trúc của các mô là hầu như không thể phục hồi như tình trạng trợn mí, lồi mắt hay song thị do mô và cơ bị phì đại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được phẫu thuật để tạo hình tại vùng mắt như:

– Phẫu thuật giải áp: phương pháp phẫu thuật phá vỡ các thành xương của hốc mắt để tạo thêm khoảng trống cho các mô phì đại thoát ra, thường áp dụng trong trường hợp có dấu hiệu chèn ép thần kinh thị không đáp ứng điều trị corticoid, hoặc mắt bệnh nhân lồi nhiều gây hở mi nặng.

– Phẫu thuật các cơ vận nhãn (phẫu thuật lé): để điều trị song thị (hình đôi).

– Phẫu thuật mi mắt: trường hợp trợn mí nhiều gây mất thẩm mỹ.

Bệnh lý nhãn giáp là một bệnh lý khó kiểm soát, để có thể đạt được kết quả tốt nhất, cần có sự phối hợp giữa bệnh nhân, bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ nội tiết trong thời gian dài.

Mắt bị ngứa, đỏ vì sao?

Tình trạng mắt bị ngứa đỏ (không phải do đau mắt) khá thường gặp và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của mỗi người. Việc tìm ra nguyên nhân của tình trạng này giúp người bệnh phòng ngừa hiệu quả.

Dị ứng theo mùa

Chất gây dị ứng như phấn hoa và cỏ có thể gây sưng và viêm mắt, có thể dẫn đến mẩn đỏ. Dị ứng cũng có xu hướng làm cho đôi mắt bị ngứa, khiến bạn dụi mắt tạo ra viêm nhiều hơn và mẩn đỏ.

Viêm bờ mi

Viêm bờ mi gây ngứa, đỏ, chảy nước mắt, bề mặt nhãn cầu sưng, khô. Viêm bờ mi gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân, việc điều trị có khi rất dai dẳng vì xác định nguyên nhân thường khó có thể chính xác hoàn toàn hoặc là do nhiều nguyên nhân cùng gây nên. Có 3 kiểu viêm bờ mi mắt như sau:

Viêm bờ mi mắt do tụ cầu: Đây là loại viêm bờ mi mắt hay gặp nhất, nhiễm Staphylococcus aureus ở mi mắt gây viêm mi, kết mạc và giác mạc. Gặp ở nữ giới (80%) và những người trẻ. Bệnh nhân thấy cảm giác nóng, ngứa và rát da, đặc biệt vào buổi sáng, hai mi mắt dính vào nhau.

Viêm ở phần trước mi: Viêm bờ mi vùng góc mắt với đặc điểm đỏ, ướt, nứt nẻ và đóng vảy ở góc ngoài, góc trong hoặc cả hai góc mắt (toét mắt) thường kèm viêm kết mạc nhú gai, đôi khi có tiết tố nhày mủ và tiết tố dính. Có loét và xuất huyết bờ mi.

Viêm mạn tính điển hình: có những vảy cứng, giòn ở gốc lông mi, bằng mắt thường đôi khi chỉ thấy những vảy trắng. Khám bờ mi bằng sinh hiển vi thấy vảy cứng bao quanh mỗi lông mi.

Khô mắt là 1 nguyên nhân gây ngứa mắt.

Khô mắt

Khô mắt là tình trạng lớp phim nước mắt bị tổn thương, do lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc do tốc độ bốc hơi nhanh, gây tổn thương bề mặt nhãn cầu và gây cảm giác khó chịu trong mắt. Phim nước mắt vừa có vai trò làm ẩm bề mặt giác mạc, kết mạc và bôi trơn mi mắt, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho biểu mô, giúp bề mặt giác mạc luôn trơn láng… Do đó có tác dụng làm mắt trong suốt đồng thời đẩy những chất lạ bám vào mắt trôi đi.

Khi bị khô mắt, bạn sẽ cảm giác khó chịu, khô, ngứa, rát bỏng, có dị vật trong mắt, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, mắt đỏ, tăng tiết nhầy, chảy nước mắt… Khi mắt bạn có những triệu chứng trên, nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa mắt chẩn đoán và xác định chính xác tình trạng khô mắt.

Giải pháp: Sử dụng nước mắt nhân tạo và tránh thuốc nhỏ mắt để giúp mắt được bôi trơn và giảm ngứa. Ngoài ra, uống sữa, bổ sung dinh dưỡng tốt cho mắt bằng việc ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A như rau cải xanh, cà rốt, gan cá, thịt bò…và đừng quên giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh bụi bặm…

Kính áp tròng

Việc đeo kính áp tròng hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đôi mắt của bạn. Đeo kính áp tròng lâu ngày sẽ dẫn đến ngứa mắt, tăng nguy cơ phát triển bệnh khô mắt, dị ứng khiến đôi mắt nhạy cảm, đỏ và ngứa.

Kính áp tròng là loại kính đặc biệt được đeo trực tiếp lên đồng tử mắt. Chính vì vậy mà vấn đề vệ sinh kính áp tròng được đặt lên hàng đầu, bởi chỉ cần để kính áp tròng bị bẩn, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt của bạn. Đối với những người sử dụng kính áp tròng, ký sinh trùng Acanthamoeba là kẻ thù tiềm ẩn.

Loại ký sinh trùng nhỏ bé này khi xuất hiện ở kính áp tròng và được gắn lên mắt người, chúng có khả năng ăn mòn giác mạc và sinh sôi nảy nở khó kiểm soát. Dưới sự tấn công của chúng, mắt chúng ta dễ gặp các triệu chứng như ngứa rát, nhìn mờ, đau mắt, chảy nước mắt, sưng phồng mí,… Nghiêm trọng hơn, chúng có thể làm giảm thị lực và dẫn đến mù lòa.

Nước hồ bơi

Chất clo trong nước hồ bơi gây khô mắt dẫn đến mẩn đỏ, ngứa mắt. Để làm sạch nước, các bể bơi thường sử dụng hoạt chất clo. Clo là một chất khử trùng thông thường, các hợp chất clo được sử dụng trong các bể bơi để giữ sạch sẽ và vệ sinh.

Những bể bơi không được tẩy trùng kỹ sẽ là môi trường sống cho rất nhiều các loại khuẩn như Cryptosporidium – nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở người hay khuẩn Chlamydia Trachomatis – h.ung t.hủ của viêm kết mạc ở mắt. Nhưng bể bơi chứa quá nhiều clo lại gây kích ứng da, mắt và một số tác hại nguy hiểm khác.

Khi thấy tình trạng ngứa, đỏ mắt kéo dài, cần đi khám chuyên khoa để được điều trị, không tự ý dùng thuốc tra nhỏ mắt, khiến tình trạng bệnh nặng hơn và ngày càng khó chữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *