Hắc lào, nấm, tổ đỉa, ngứa gãi đến c.hảy m.áu… sẽ khỏi ngay nếu người bệnh dùng hai loại cây dễ tìm là cây ké đầu ngựa và cây lá hen.
Gần đây, trên mạng xã hội chia sẻ nhiều bài viết về hai loại cây mọc ở trên rừng, ven đường quốc lộ (cây ké đầu ngựa, cây lá hen) có công dụng trị bệnh da liễu rất hiệu quả. Tuy nhiên, không ít người e ngại vì theo truyền miệng, việc dùng các loại lá cây này sẽ khiến người dùng bị ngứa, nổi ban đỏ nhiều hơn, thậm chí gây viêm da.
“Tôi thấy nhiều người chia sẻ những bài thuốc trị bệnh da liễu từ cây cỏ nhưng thú thật tôi không dám dùng thử. Tôi chỉ sợ các loại cây đó sẽ gây ngứa hơn và rước thêm bệnh vào người”, chị Nguyễn Thị Hải (Hà Đông, Hà Nội) lo lắng.
Cây lá hen. Ảnh: T.K
Trước những bài thuốc được lan truyền trên mạng, PV đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia Đông y. Lương y Đa khoa Dương Văn Phong (hội Đông y Thanh Trì, Hà Nội) cho hay: “Trong Đông y, có rất nhiều loại thảo dược được sử dụng bào chế thành thuốc trị bệnh da liễu. Tuy nhiên, việc sử dụng liều lượng ra sao, điều trị loại bệnh nào thì cần có tư vấn của thầy thuốc”.
Cũng theo lương y Phong, trong Đông y, cây ké đầu ngựa và cây lá hen là một trong những vị thuốc dùng để chữa bệnh da liễu.
Để tư vấn cho bạn đọc, lang y Dương Trung Kiên (xã Làng Lai, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên) đã chia sẻ một bài thuốc dễ sử dụng, mang lại hiệu quả cao cho những người bị hắc lào, nấm, tổ đỉa, chàm…
Cây ké đầu ngựa. Ảnh: T.K
Theo đó, chỉ cần hai vị thuốc kết hợp sẽ trị bệnh da liễu rất linh nghiệm.
“Cây ké đầu ngựa lấy quả sao vàng rồi nghiền bột, ăn 3 thìa/ngày (tương đương 9g/thìa). Cây lá hen nấu thành cao lỏng dùng để bôi vào nơi bị viêm ngứa. Sau 3 ngày vết tổn thương khô, thu miệng lại, xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti vòng quanh rồi nặn hết những mụn đó. Tiếp tục kết hợp uống và bôi như vậy, sau 10 ngày người bệnh hoàn toàn khỏi không để lại chút sẹo nào trên da”, lang y Kiên tư vấn.
Vị này cũng cho biết thêm, có trường hợp bệnh nhân bị nấm từ nhiều năm, cứ hàng tháng lại bị tái phát, ngứa đến mức gãi c.hảy m.áu, đặc biệt, khi ăn đồ tanh thì bị nổi ban đỏ ở nách, bẹn, đùi và ngực. Những bệnh nhân này sử dụng bài thuốc đơn giản trên cũng sẽ hiệu quả.
Theo vị này, những người bị viêm da khi sử dụng bài thuốc trên cần kiêng ăn thịt lợn và rau muống.
Nguồn Nguoiduatin.vn
Số người mắc bệnh giun sán chó, mèo tại tại Khánh Hòa tăng cao
Số người mắc bệnh giun sán chó, mèo tại tại Khánh Hòa đang liên tục tăng cao. Nhiều người lo ngại vì bệnh này rất dễ lây lan, khó phát hiện.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa những ngày này rất đông bệnh nhân đến khám và điều trị đủ các loại bệnh, trong đó có bệnh giun sán chó, mèo. Trước đây, mỗi tháng, bệnh viện chỉ tiếp nhận từ 50-100 ca mắc nhưng từ 6 tháng nay đã tăng lên 200 ca mỗi tháng.
Bệnh nhân đến thăm khám tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa.
Nhiều bệnh nhân bị ngứa kéo dài cứ lầm tưởng mình bị bệnh da liễu, chỉ khi đến Bệnh viện xét nghiệm mới bất ngờ biết mình bị bệnh giun, sán chó mèo. Phần lớn các ca đến bệnh viện đều ở mức độ nhẹ. Một số ít ca nặng hơn do bị ấu trùng giun sán chó thâm nhập vào nội tạng, xâm nhập vào não bộ và làm tổn thương một phần ở vùng này, gây nên tình trạng đau đầu cho bệnh nhân.
Bất ngờ biết mình bị bệnh giun sán chó, mèo nhiều người lo lắng, hoang mang nhưng lại không biết cách phòng ngừa, điều trị như thế nào.
Bác sỹ Đỗ Duy Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa cho biết, có nhiều bệnh nhân có thói quen ăn rau sống. Rất có thể rau sống có nhiễm giun sán nhưng không được rửa sạch.
Bệnh giun sán chó có biểu hiện rất giống với nhiều bệnh da liễu khác. Da có thể nổi mẩn ngứa, mụn nhỏ, bầm tím, người mệt mỏi, đau bụng, ăn không ngon, giảm cân, ho, khò khè như bị suyễn… Những người nuôi chó, mèo trong nhà có những biểu hiện nghi ngờ bị nhiễm giun sán nên đến ngay cơ sở y tế để khám.
Cũng theo bác sỹ Đỗ Duy Bình, hiện bệnh giun sán chó, mèo ở người chưa có vắc xin phòng bệnh, cần phải chủ động phòng chống; vệ sinh thường xuyên cho vật nuôi, xổ giun định kỳ.
“Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó ngày càng nhiều trong cộng đồng. Rất nguy hiểm, có thể di chuyển lên não, gây ra nhức đầu, rối loạn tri giác, hôn mê, co giật, động kinh, u hạch võng mạc, giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Khuyến cáo của chúng tôi là hãy giữa gìn vệ sinh, tránh tiếp xúc với chó mèo, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn”, bác sĩ Đỗ Duy Bình khuyến cáo./.
Theo Thái Bình/VOV-Miền Trung