Bệnh nhân Covid-19 có thể tái nhiễm với biến chủng mới

Trên thế giới đã ghi nhận một số trường hợp sau khi khỏi Covid-19, đi du lịch tới vùng khác, quay về lại có bệnh cảnh lâm sàng Covid-19 và xét nghiệm ra chủng mới. Số trường hợp này không nhiều nhưng điều đó khẳng định, có sự tái nhiễm với chủng vi rút mới.

Tại hội nghị trực tuyến của Bộ Y tế với 63 tỉnh, thành phố ra mắt Ban Chỉ đạo An toàn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và tập huấn hướng dẫn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin Covid-19 diễn ra ngày 28-4 tại Hà Nội, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn điều trị Covid-19, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết: Cả thế giới đang chú ý đến biến chủng kép là B1.617 từ Ấn Độ, biến chủng đầu tiên của nó là B.1.1.7 từ Anh đã thấy rõ mức độ lây lan rất nhanh, tăng hơn 70% so với chủng ban đầu.

Theo ông Kính, với chủng kép này, mức độ lây nhiễm còn nhanh hơn, nhưng chưa có số liệu thống kê cụ thể. Hiện đã có sự lây lan của biến chủng này sang các nước khác.

Ông Nguyễn Văn Kính.

“Có nhiều lý do gây ra tình trạng số ca t.ử v.ong ở Ấn Độ tăng cao, trong đó, các nhà chuyên môn đang nghiên cứu về độc lực của chủng mới xem có nặng nề, nguy hiểm hơn không. Nhiều ý kiến cho rằng, phải vài ngày nữa Ấn Độ mới đạt đỉnh con số trường hợp t.ử v.ong. Hiện, trung bình mỗi ngày, Ấn Độ có hơn 2.000 ca t.ử v.ong nhưng khi đạt đỉnh, con số này có thể lên tới 13.000 ca/ngày. Đó là thảm kịch”, ông Nguyễn Văn Kính đưa ra nhận định.

Ngày 26-4, Việt Nam đã ghi nhận 1 trường hợp mắc Covid-19 là bệnh nhân nam, 63 t.uổi; có địa chỉ tại phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Bệnh nhân này làm lễ tân khách sạn, có t.iền sử dịch tễ phục vụ tại khu cách ly có chuyên gia Ấn Độ đang cách ly tại khách sạn. Trước đó, tại khách sạn này đã ghi nhận 4 trường hợp chuyên gia Ấn Độ cách ly ngay sau nhập cảnh ngày 18-4 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện, bệnh nhân 63 t.uổi này và đoàn chuyên gia Ấn Độ đang điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2. Sức khỏe của các bệnh nhân này đến thời điểm hiện tại đều ổn định, chưa có trường hợp nào phải thở máy.

“Chúng tôi đang tiến hành giải trình tự gene của 4 chuyên gia Ấn Độ để xem chủng vi rút họ nhiễm là B.1.1.7 hay chủng kép B1.617 để tăng cường phòng vệ và có thông tin đầy đủ cho cán bộ y tế tập trung điều trị”, ông Nguyễn Văn Kính nói.

Trước vấn đề được nhiều người quan tâm, đó là một người sau khi đã mắc Covid-19 với chủng vi rút này có thể tái nhiễm với chủng vi rút khác không, ông Nguyễn Văn Kính cho rằng, trên thế giới đã ghi nhận một số trường hợp ở Hàn Quốc và Nhật Bản, Mỹ sau khi khỏi Covid-19, đi du lịch tới vùng khác, quay về lại có bệnh cảnh lâm sàng Covid-19 và xét nghiệm ra chủng mới. Số trường hợp này không nhiều nhưng điều đó khẳng định, có sự tái nhiễm với chủng vi rút mới.

Trước câu hỏi về việc, Ấn Độ đã tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho nhiều người nhưng số ca mắc vẫn ở mức cao, thậm chí, nhiều người tiêm phòng vẫn mắc bệnh, ông Nguyễn Văn Kính cho rằng, vấn đề này liên quan đến miễn dịch cộng đồng. Ấn Độ có 1,3 tỷ dân nhưng mới tiêm vắc xin cho 130 triệu người (khoảng 10% dân số). Trong khi muốn có miễn dịch cộng đồng do tiêm vắc xin thì ít nhất 2/3 dân số phải được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin mới ngăn được dịch.

Theo ông Nguyễn Văn Kính, đóng góp của vắc xin trong phòng, chống Covid-19 là điều đã được khẳng định. Tuy nhiên, hiện nguồn cung vắc xin vẫn thiếu và nước ta chưa triển khai tiêm trên diện rộng. Do đó, chiến lược “5K vắc xin” vẫn phải duy trì, trong đó, đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tập trung đông người là điều rất quan trọng.

Bộ Y tế vừa có Công điện hỏa tốc số 564/CĐ-BYT gửi UBND tỉnh Yên Bái về việc điều tra, xử lý đối với trường hợp bệnh nhân nam 63 t.uổi nhiễm Covid-19 từ chuyên gia Ấn Độ.

Theo đó, Bộ Y tế – Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đề nghị UBND tỉnh Yên Bái tiếp tục mở rộng điều tra dịch tễ, lập danh sách những người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân, thực hiện thần tốc truy vết, cách ly y tế. Cùng với đó, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng (bao gồm người thân, nhân viên y tế, nhân viên phục vụ tại khách sạn, người tiếp xúc gần…) để tiến hành xét nghiệm khẳng định.

Bộ Y tế cũng đề nghị UBND tỉnh Yên Bái tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy trình, quy định về nhập cảnh, giám sát, cách ly y tế, xét nghiệm phòng, chống dịch Covid-19; tuyệt đối không để lây lan trong khu vực cách ly, lây ra cộng đồng.

Nghệ An cần tăng cường phòng, chống dịch COVID-19

Đây là yêu cầu của GS.TS Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng – Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 sau khi kiểm tra công tác phòng, chống dịch và triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại tỉnh Nghệ An.

GS.TS Nguyễn Thanh Long- Ủy viên Trung ương Đảng- Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An

Cuối giờ chiều 24/4, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Ủy viên Trung ương Đảng – Bộ trưởng Bộ Y tế đã đi kiểm tra công tác phòng, chống và triển khai tiêm chủng COVID-19 tại tỉnh Nghệ An. Cùng đi có lãnh đạo các cục, vụ, viện thuộc Bộ Y tế. Về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Bùi Đình Long, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; lãnh đạo Sở y tế Nghệ An và các đơn vị liên quan.

Sau khi kiểm tra thực tế công tác phòng, chống dịch cũng như việc triển khai tiêm chủng tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đ.ánh giá cao sự chỉ đạo hết sức quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An trong việc chuẩn bị, thực hiện rà soát lại tất cả các tình huống, kịch bản phòng, chống dịch COVID-19.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập vào Nghệ An là rất lớn vì Nghệ An có đường biên rất dài với nước bạn Lào, mà hiện nay Lào đang xẩy ra tình trạng lây nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, vì vậy vấn đề vượt biên, nhập cảnh trái phép ở Nghệ An là hết sức đáng quan ngại. Vì vậy, Nghệ An cần tăng cường phòng chống dịch COVID-19 ở khu vực biên giới giáp với nước bạn Lào.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng lưu ý đối với tỉnh Nghệ An là cùng với việc triển khai tiêm chủng COVID-19 cho lực lượng tuyến đầu, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An phải triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát, ngăn chặn phòng chống dịch, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới.

GS.TS Nguyễn Thanh Long- Ủy viên Trung ương Đảng- Bộ trưởng Bộ Y tế thăm hỏi sức khỏe, động viên các y bác sĩ sau tiêm chủng vắc xin COVID-19

Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan, đơn vị cần chuẩn bị tốt tất cả các kịch bản cho vấn đề lây nhiễm COVID-19. Còn đối với các cơ sở y tế phải xác định có thể xuất hiện lây nhiễm tại khu vực của mình, cho nên cần tầm soát, kiểm tra lại các phương án đối phó việc lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng hoặc lây nhiễm trong đơn vị của mình. Bộ trưởng cũng khuyến cáo người dân cần phải thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Theo thống kê của Sở Y tế Nghệ An đến 17h ngày 24/4, toàn tỉnh đã có 5.409 trường hợp được tiêm vắc xin phòng COVID-19, tổng phản ứng thông thường: 117 trường hợp. Riêng trong ngày 24/4 triển khai tiêm cho 2.370 trường hợp, trong đó: BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An: 623, BV 115: 168, TTYT Quỳ Châu: 254, BV Quốc tế: 191, BV Quang Khởi: 107, TTYT Tân Kỳ: 372, BV Thái An: 70, TTYT Quỳnh Lưu: 243, BV Minh An: 111, BV Sản nhi: 108, BV Cửa Đông: 72, BV Đa khoa TP Vinh: 51. Tổng phản ứng thông thường trong ngày: 50, tai biến nặng: 0

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *