Nữ bệnh nhân trong khi được mổ tử cung cố gắng hét lớn rằng đã bị gây tê thay vì gây mê, song bác sĩ không phát hiện nhầm lẫn.
Ngày 10/12, đại diện một bệnh viện tại thị trấn Yeovil, South Somerset, nhận trách nhiệm pháp lý sau khi bị cáo buộc đã phẫu thuật cho một bệnh nhân trong tình trạng tỉnh táo. Ca mổ để lại chấn thương tâm lý nặng nề.
Ca phẫu thuật tử cung diễn ra vào năm 2018. Do sơ suất y tế, các bác sĩ đã tiến hành gây tê tủy sống thay vì gây mê toàn thân theo đúng quy trình. Nữ bệnh nhân tỉnh táo trong suốt ca phẫu thuật, ngay cả khi bụng cô chứa đầy khí và được đặt ống nội soi lớn bên trong.
Ca phẫu thuật khiến bệnh nhân bị sang chấn tâm lý và liên tục gặp ác mộng. Ảnh: Medical News Today.
Bệnh nhân 30 t.uổi giấu tên cho biết đã cố gắng hét lớn sau khi bác sĩ rạch một đường dưới rốn. Tuy nhiên, do đeo mặt nạ dưỡng khí, không ai nghe thấy tiếng hét của cô.
Huyết áp của cô tăng lên nhanh chóng vì sợ hãi. Luật sư đại diện cho bệnh nhân lập luận diễn biến này báo cho các bác sĩ về tình trạng của cô, tuy nhiên ca phẫu thuật vẫn tiếp diễn.
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân bị sang chấn tâm lý và liên tục gặp ác mộng.
“Tôi mơ thấy mình đang nằm trên bàn mổ với nhiều người theo dõi, nhưng chẳng ai nghe tiếng hét của tôi. Điều này thật kinh khủng. Tôi bật dậy giữa đêm khoảng ba lần mỗi tuần. Tôi cảm thấy lo lắng và hoang tưởng mỗi khi gặp bác sĩ. Niềm tin của tôi hoàn toàn sụp đổ”, bệnh nhân chia sẻ.
Bác sĩ của nữ bệnh nhân thừa nhận chưa từng thực hiện ca phẫu thuật tương tự trên một bệnh nhân có ý thức.
Một phát ngôn viên của bệnh viện cho biết: “Do sơ suất trong quá trình truyền đạt thông tin, các bác sĩ dùng sai loại thuốc gây mê cho ca phẫu thuật. Chúng tôi lấy làm tiếc vì đã để lại các chấn thương tâm lý cho bệnh nhân”.
Thục Linh
Theo Guardian/VNE
Những nguy cơ khi gây tê mổ đẻ
Thuốc tê, kỹ thuật chọc, gây tê tủy sống, cơ địa… có thể khiến sản phụ tụt huyết áp, mạch chậm, buồn nôn, bí tiểu, đau lưng, ngứa…
Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Huyền, Khoa gây mê hồi sức Bệnh viện Bạch Mai, cho biết gây tê tủy sống là phương pháp vô cảm có kỹ thuật, đơn giản, an toàn, ít biến chứng hơn so với gây mê. Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong ca mổ lấy thai tại Việt Nam và trên thế giới, giúp sản phụ đỡ sợ và đau. Tại Bệnh viện Bạch Mai, gây tê tủy sống được áp dụng trong hơn 95% ca sinh mổ.
Để thực hiện, bác sĩ đưa thuốc tê vào khoang dưới nhện để ngăn chặn tạm thời sự dẫn truyền thần kinh qua tủy sống giúp sản phụ trải qua phẫu thuật mà không đau đớn. Nhờ đó, phẫu thuật viên dễ dàng mổ và lấy em bé ra khỏi bụng mẹ, hạn chế tối đa nguy hiểm cho cả mẹ và con. Sản phụ hoàn toàn tỉnh táo để đón con chào đời, có thể “da kề da” tốt cho sức khỏe của bé. Sau ca mổ, mẹ có thể cho con bú sớm hơn so với gây mê và được ăn uống, vận động sớm hơn sau mổ.
Ngoài ra, tê tủy sống còn có tác dụng giảm đau sau mổ vì sau khoảng hai tiếng, thuốc tê hết tác dụng mới gây đau. Thuốc tê ít độc chất nên không ảnh hưởng thần kinh và lượng m.áu qua tử cung và bánh nhau.
Bác sĩ đang tiến hành gây tê tủy sống cho sản phụ tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thùy An.
Tuy nhiên, gây tê tủy sống có thể dẫn đến một số tác dụng phụ liên quan đến thuốc tê, cơ địa người bệnh và kỹ thuật chọc tê.
Sản phụ có thể gặp các tác dụng không mong muốn như tụt huyết áp và mạch chậm. Nguyên nhân do thuốc tê ức chế thần kinh giao cảm gây giãn mạch, tụt huyết áp. Nếu ức chế thần kinh giao cảm chi phối tim sẽ gây nhịp chậm tim. Sản phụ có thể buồn nôn và nôn do tụt huyết áp hoặc thay đổi áp lực nội sọ, tác dụng phụ của thuốc họ morphin.
Ngoài ra, sản phụ có thể đau đầu sau 24 – 48 giờ do thoát dịch não tủy qua lỗ chọc kim hoặc bí tiểu vì tác dụng phụ của thuốc tê. Tác dụng phụ thường xuất hiện sau vài ngày kể từ khi sinh mổ, cũng có trường hợp xuất hiện ngay sau khi sinh và biến mất sau khoảng vài ngày. Thuốc gây tê có thể khiến sản phụ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng ngứa sẽ giảm dần và hết sau khoảng một đến hai ngày.
Một số biến chứng khác như đau vùng lưng nơi chọc kim gây tê do tổn thương dây chằng hoặc tổ chức da, dưới da. Các biến chứng thần kinh ít gặp hơn như tổn thương một hay nhiều rễ thần kinh gây hiện tượng rối loạn cảm giác, viêm màng não – tủy hoặc biến chứng tim mạch, gây ngừng tim thậm chí t.ử v.ong.
Sản phụ có nhau t.iền đạo thể trung tâm hoặc bán trung tâm, nhau bong non, nhau cài răng lược, dọa vỡ tử cung, sản giật, suy thai cấp, mổ lấy thai cấp cứu, có rối loạn đông m.áu, có bệnh lý n.hiễm t.rùng toàn thân, tăng áp lực nội sọ, bệnh lý tim mạch, thì không nên sử dụng phương pháp gây tê vùng.
Thùy An
Theo VNE