Bệnh nhân lao đao vì hết thuốc ung thư viện trợ

Đến thời điểm hiện tại, kho dược của các bệnh viện đều hết thuốc viện trợ Glivec, chỉ còn thuốc thương mại thông qua BHYT chi trả. Do đó, hầu hết các bác sĩ đã giảm liều dùng thuốc cho bệnh nhân xuống tới 1/3, hoặc gần 50% ngày uống thuốc trong tháng.

Người dân mua thuốc tại Bệnh viện Truyền m.áu – Huyết học TPHCM

Từ ngày 31-12-2019, chương trình hỗ trợ thuốc Glivec trị ung thư bạch cầu mạn dòng tủy tại 7 bệnh viện (BV) trên cả nước là BV K, BV Bạch Mai, BV Trung ương Huế, BV Chợ Rẫy, BV Ung bướu TPHCM, BV Truyền m.áu – Huyết học TPHCM và Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương đã chính thức kết thúc. Điều này tác động không nhỏ đến người bệnh, nhất là đối tượng người bệnh nghèo, không có khả năng chi trả.

Gánh nặng thêm nhiều

Mắc căn bệnh ung thư bạch cầu mạn dòng tủy và phải điều trị bằng thuốc Glivec đã hơn 3 năm qua, chị N.T.H. (38 t.uổi, An Giang) hàng tháng phải lặn lội từ tỉnh lên BV Truyền m.áu – Huyết học TPHCM để khám và nhận thuốc điều trị.

Theo chỉ định của bác sĩ, mỗi ngày chị H. phải dùng 4 viên thuốc Glivec 100mg, trung bình 120 viên/tháng. Tuy nhiên, lần tái khám gần đây, chị được thông báo đã hết thuốc viện trợ và chỉ được cấp 48 viên Glivec do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả và phải giảm liều, chia đều cho một tháng. Cầm số thuốc trên tay, chị H. lo lắng bởi nếu không được tài trợ, chị cũng như nhiều bệnh nhân khác không có khả năng chi trả.

“Thuốc viện trợ hết, mà hình như thuốc do BHYT cấp cũng khan hiếm nên bác sĩ cũng cho ít. Giờ họ cấp thuốc cho tôi đủ uống hơn 1 tuần thôi, nếu hết phải lên xin tiếp. Nhà xa, mỗi lần đi là khó khăn chồng chất khó khăn, kiểu này chắc c.hết sớm”, chị H. buồn bã nói.

Còn ông N.T.T. (ngụ quận 12, TPHCM) cho biết, cứ đều đặn 2 lần/tháng, ông lại lên BV Truyền m.áu – Huyết học TPHCM lấy thuốc. Lần này, trước khi đi, con trai ông đã gọi điện tổng đài để hỏi và được nhân viên khẳng định dù hết thuốc viện trợ nhưng còn thuốc thương mại. Khi cha con ông đến nơi, bác sĩ đưa 13 viên thuốc BHYT, chỉ đủ cho 3 ngày sử dụng. Ông hỏi thì được trả lời đang khan hiếm thuốc nên chia ít, mai mốt có sẽ cấp đủ. Lo sợ cha không có thuốc uống theo đúng phác đồ điều trị, con ông lên mạng mua với chi phí hơn 2 triệu đồng/ngày.

Theo tìm hiểu của phóng viên, đến thời điểm hiện tại, kho dược của các bệnh viện đều hết thuốc viện trợ Glivec, chỉ còn thuốc thương mại thông qua BHYT chi trả. Do đó, hầu hết các bác sĩ đã giảm liều dùng thuốc cho bệnh nhân xuống tới 1/3, hoặc gần 50% ngày uống thuốc trong tháng. Đầu năm 2018 cũng từng xảy ra tình trạng hết thuốc Glivec viện trợ khiến hơn 2.000 bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc này trên cả nước lao đao. Nguyên nhân là do thay đổi về cơ chế cấp phép cho thuốc viện trợ.

Dư thuốc thương mại

Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc BV Truyền m.áu – Huyết học TPHCM, cho biết, chương trình cấp phát thuốc Glivec (Imatinib 100mg) cho người bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại BV thời gian qua được triển khai thông qua Chương trình GIPAP được tài trợ hoàn toàn từ Công ty Novartis (nguồn thuốc viện trợ) và Chương trình VPAP, gồm 40% do BHYT chi trả (nguồn thuốc thương mại) và 60% được Novartis tài trợ (nguồn thuốc viện trợ). Đến nay, chương trình này đã hết, BV có gửi văn bản tới Sở Y tế TPHCM chờ hướng dẫn. Dù chương trình viện trợ đã hết, nhưng BV vẫn còn nguồn thuốc thương mại do BHYT chi trả, BV vẫn tiếp tục cung cấp cho người bệnh.

Glivec hiện không có thuốc thay thế, song bệnh nhân có thể trì hoãn sử dụng thuốc trong thời gian ngắn hoặc uống giảm liều. Mức độ ảnh hưởng của việc ngưng hoặc giảm thuốc sẽ tùy thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân nên bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc việc ngưng, giảm liều hay tạm dùng thuốc khác thay thế.

Theo bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, Phó Giám đốc BV Ung bướu TPHCM, BV đang điều trị khá tốt cho 200 bệnh nhân sử dụng thuốc Glivec. Đây là thuốc điều trị nhắm đích cho bệnh nhân mắc bạch cầu mạn dòng tủy – một dạng ung thư m.áu mạn tính. Thuốc rất đắt (chi phí khoảng 500 triệu đồng/bệnh nhân/năm). Theo hợp đồng, đến ngày 31-12-2019, nhà sản xuất ngưng viện trợ. Việc kết thúc viện trợ đồng nghĩa việc nhiều bệnh nhân khó có khả năng trang trải để mua thuốc điều trị. BV đã thông báo trước cho người bệnh về tình trạng này. Hầu hết người bệnh không phản ứng gì, chấp nhận thực tế ngưng nguồn thuốc viện trợ.

THÀNH AN

Theo SGGP

11 bệnh ung thư dễ bị di truyền từ người thân

Bên cạnh các yếu tố khách quan thì yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.

Ung thư buồng trứng: Đây là bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. 19% số bệnh nhân bị bệnh này là do di truyền gây ra. Ảnh: Ungbuouvietnam.

Ung thư dạ dày: Có tỉ lệ di truyền cao thứ 2 tới 11 %. Ở nước ta bệnh ung thư dạ dày là một trong những bệnh có tỉ lệ mắc cao ở cả nam và nữ giới. Ảnh: Vietnamnet.

Ung thư vú: Bệnh này có 9% là do di truyền. Ung thư vú có thể gặp ở cả nam và nữ. Bệnh nếu phát hiện và chữa trị, phẫu thuật kịp thời thì có cơ hội sống rất cao.

Ung thư tuyến t.iền liệt: Bệnh ung thư này phổ biến ở nam giới. Những bệnh nhân bị ung thư tuyến t.iền liệt có nguy cơ t.ử v.ong cao vì bệnh thường khó phát hiện, khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn, di căn. 8% bệnh nhân ung thư tuyến t.iền liệt là do đột biến di truyền. Ảnh: Ungbuouhungviet.

Ung thư phổi: Cũng có tỷ lệ mặc bệnh do di truyền là 8%. Bệnh ung thư phổi cũng là nhóm bệnh khó chữa, dễ dẫn đến t.ử v.ong vì những tổn thương phổi do bệnh ung thư thường rất nặng nề. Ảnh: BVK.

Ung thư Glioma: Đây là bệnh ung thư tế bào glio trong não. Bệnh không thường gặp nhưng cũng có tới 8% bệnh nhân bị do di truyền từ cha mẹ, ông bà… Ảnh: Ungbuouhungviet.

Ung thư đầu cổ: Có 8% tỷ lệ mắc do di truyền. Các loại ung thư ở vùng đầu cổ thường gặp nhất là: ung thư vòm họng, ung thư sàng hàm, ung thư Amidal, ung thư hạ họng – thanh quản, ung thư hạch vùng cổ, ung thư lưỡi. Ảnh: Thu Cúc.

Ung thư thận: Có 5% tỷ lệ mắc do di truyền. Ung thư thận có thể gây đau hoặc tức vùng lưng hông, tiểu ra m.áu, khối u ở bụng, thiếu m.áu, mệt mỏi, sốt. Ảnh: HHTMTW.

Ung thư Glioblastoma:Đây là thể nguy hiểm hơn của ung thư glioma trong đó tế bào không biệt hóa. Ảnh: ucsdnews.

Ung thư bạch cầu: Myeloid cấp tính cũng có tỷ lệ do di truyền là 4%. Ảnh: Songkhoe.

Theo Ngọc Nga/Kiến thức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *