Bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ ngày càng trẻ hóa

Theo chuyên gia y tế, thoái hóa cột sống cổ là bệnh mạn tính, tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ là người già từ 40-50 t.uổi, gồm cả nam và nữ. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đang dần trẻ hóa (từ 25-30 t.uổi) bởi thói quen sinh hoạt cũng như lao động thiếu khoa học.

Bác sĩ Vũ Thanh Tuấn – Bệnh viện đa khoa Medlatec cho biết, công việc là một trong những yếu tố trực tiếp gây ảnh hưởng tới đốt sống cổ ở người trẻ t.uổi hiện nay. Đối với các công việc văn phòng, chủ yếu các bạn có tư thế các tư thế ngồi gập cổ, khum lưng, hay ngủ trưa gục tại bàn làm việc… Những thói quen tưởng chừng bình thường này lại vô hình tạo áp lực cho phần cổ và vai và gây ra căn bệnh thoái hóa. Đặc biệt với những người liên tục tăng ca, làm qua đêm, làm quá sức… khiến cơ thể không có đủ thời gian thư giãn và nghỉ cũng là một nguy cơ lớn dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, người trẻ t.uổi hiện nay đa phần chỉ chú tâm và mải mê chạy theo công việc. Khi hết giờ làm thường về nhà nghỉ ngơi và sử dụng điện thoại, ít có các hoạt động thể chất, không tham gia các trò chơi thể thao. Trong công việc càng áp lực, căng thẳng người trẻ càng ít vận động. Những thói quen xấu ngày càng kéo dài khiến xương khớp khô cứng và không còn dẻo lâu dần dẫn tới thoái hóa. Đồng thời, trong chế độ ăn uống hàng ngày hiện nay của người trẻ t.uổi có thực đơn đa phần là thức ăn nhanh và không đủ dinh dưỡng, các chất có lợi cho xương khớp (như magie, canxi, các loại vitamin…) Người trẻ đang chủ yếu hướng tới việc ăn uống theo sở thích của cá nhân thay vì hướng tới sức khỏe và các thói quen tốt. Điều này dẫn tới việc bị thiếu hụt nhiều chất, vitamin cần thiết trong khi đó bị dư thừa các chất không cần thiết có thể gây béo phì, ảnh hưởng cho xương khớp.

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ, các bác sĩ khuyến cáo, người trẻ t.uổi cần thay đổi từ thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho bản thân; Ngồi làm việc với tư thế thẳng lưng, tay đặt lên, phần khuỷu tay tạo với cơ thể một góc khoảng 90 độ, cổ tay thẳng, bàn chân chạm đất. Đặc biệt sau khoảng 1-2 giờ ngồi làm việc cần đứng dậy đi lại cho đốt sống cổ, lưng được cử động và thay đổi tư thế thư giãn. Ngoài ra có thể xoa b.óp c.ổ vai tránh ngồi quá lâu 1 tư thế dễ làm căng cơ.

Bên cạnh đó muốn phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ, cần có một chế độ ăn uống khỏe và lành mạnh. Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu dinh và tốt cho xương khớp như: Canxi, vitamin C từ các loại rau củ, vitamin D, sữa từ các loại hạt, thịt, cá… Và hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều chất béo và dầu mỡ, nước uống có chứa chất kích thích.

Đồng thời, cần chú trọng và sắp xếp thời gian luyện tập thể dục thể thao phù hợp với bản thân. Sau những giờ làm việc căng thẳng, cần có những khoảng thời gian thư giãn và giải phóng cơ thể. Các hoạt động thể dục thể thao đơn giản có thể tham gia như đạp xe, cầu lông, bóng đá, bóng rổ…

Đồng nhiễm vi rút cúm và sốt xuất huyết làm tăng nguy cơ tai biến thai nhi

Các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận điều trị cho thai phụ 27 t.uổi (ở Hưng Yên) cùng lúc mắc 2 bệnh truyền nhiễm là sốt xuất huyết và cúm A.

2 ngày trước khi khám, bệnh nhân (BN) sốt, ho khan, đau rát họng, khàn tiếng, chảy nước mũi. BN có đồng nghiệp nhiễm cúm A. Tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Medlatec, kết quả xét nghiệm xác định thai phụ mắc sốt xuất huyết (dương tính vi rút Dengue 1) đồng thời dương tính vi rút cúm A.

Theo Th.S-BS Nguyễn Thị Thu Hương (chuyên khoa Truyền nhiễm, BVĐK Medlatec), khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu yếu hơn, rất dễ bị tấn công bởi các vi rút. “Việc đồng nhiễm 2 bệnh truyền nhiễm trên thai phụ là rất nguy hiểm, làm tăng nguy cơ, biến chứng ở cả mẹ và thai nhi như gây dị tật thai nhi, sẩy thai, c.hết lưu, sinh non hoặc nguy cơ t.iền sản giật”, bác sĩ (BS) Hương cho biết.

Điều trị các bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Ảnh NHẬT THỊNH

Nhận biết triệu chứng bất thường

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm lưu ý: Khi mang thai, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà nếu không có sự tư vấn của BS. Cần theo dõi sát nhiệt độ, vì sốt có thể gây ảnh hưởng cho thai. Nếu sốt trên 38 độ C, mẹ bầu cần hạ sốt bằng chườm ấm, dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của BS, bổ sung nước và tăng cường các loại nước trái cây (chanh, cam, bưởi, dưa hấu…), mặc quần áo rộng, thoáng.

BS Hương khuyến cáo: Hiện các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng như cúm A, B, sốt xuất huyết, Covid-19 hay nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập với những triệu chứng khởi đầu thông thường dễ khiến người mắc chủ quan. Phụ nữ mang thai nếu có dấu hiệu bất thường như: ho, sốt, c.hảy m.áu, đau bụng, mệt mỏi… cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán đoán kịp thời; tránh những căng thẳng, lo âu gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Để tránh nhiễm sốt xuất huyết, cần mắc màn khi ngủ, loại trừ các điều kiện cho muỗi vằn truyền bệnh phát triển, tránh đến nơi có người mắc bệnh để hạn chế lây nhiễm. Ngoài ra, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, sát khuẩn tay, tiêm vắc xin phòng bệnh theo hướng dẫn của nhân viên y tế để phòng các bệnh truyền nhiễm hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *