Bệnh nhân tiểu đường sẽ tăng gấp đôi vào năm 2045

Theo thống kê của Bộ Y tế hiện có 3,5 triệu người Việt đang sống chung với bệnh tiểu đường, dự báo sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2045.

Tuy nhiên theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh có trên 2/3 số bệnh nhân không được chẩn đoán. Cụ thể tỷ lệ người bệnh không được chẩn đoán cao hơn rất nhiều một số quốc gia trên thế giới. Ông Trương Lê Vân Ngọc, Cục Quản lý Khám chữa bệnh nói: “Trên cộng đồng còn nhiều người không hề biết bản thân mình đang bị đái tháo đường. Trong khi đái tháo đường là bệnh dễ chẩn đoán song nhiều người chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe mình để phát hiện sớm bệnh”.

Kiểm tra lượng đường cho bệnh nhân

Bệnh đái tháo đường có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng tiến triển của bệnh như dinh dưỡng, vận động thể lực, rượu bia, t.huốc l.á, bệnh mạn tính… Khi để xảy ra biến chứng thì chi phí điều trị tăng gấp 2-4 lần.

Theo bác sĩ Ngọc, thách thức hiện nay là tính tuân thủ điều trị của người bệnh chưa cao. Với các bác sĩ dù đã có hướng dẫn chẩn đoán điều trị song chưa kê đơn tối ưu cho người bệnh, đúng thuốc, đúng liều hướng dẫn… Điều trị bệnh là vấn đề phức tạp, cần cá thể hóa dựa trên từng yếu tố nguy cơ, bệnh mạn tính kèm theo… từ đó lập kế hoạch điều trị cụ thể theo từng bệnh nhân.

Để phát hiện sớm bệnh và nhằm tăng cường áp dụng đúng theo các hướng dẫn chuyên môn, Bộ Y tế phát triển ứng dụng kỹ thuật số đơn giản trên điện thoại di động. Ứng dụng Hành trình bệnh đái tháo đường được xây dựng dựa trên các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đã được Bộ Y tế phê duyệt. Kết quả không chỉ đưa ra các chỉ dẫn về chẩn đoán khách quan mà còn đề xuất các lựa chọn điều trị để bác sĩ quyết định lựa chọn. Ứng dụng này để các thầy thuốc sử dụng miễn phí, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn tốt hơn cho y bác sĩ, nhất là ở tuyến cơ sở. Với chỉ số đường huyết là 8,6mmol/L, ứng dụng cho ra kết quả bệnh đái tháo đường.

Ứng dụng này cũng sẽ nhắc bác sĩ và bệnh nhân một số biện pháp điều trị bệnh. Ví dụ với chỉ số đường huyết là 8,6 mmol/L thì phần mềm phiên giải ra kết quả là bệnh đái tháo đường, kèm thêm khuyến cáo nên nhịn ăn ít nhất tám giờ, bắt đầu thay đổi lối sống và cần điều trị… Ngoài ra, phần mềm có thể giúp cảnh báo nếu sử dụng loại thuốc này có thể gặp tác dụng phụ gì…

Để ngăn chặn đẩy lùi bệnh đái tháo đường ở Việt Nam, mỗi người dân cần duy trì lối sống lành mạnh, phát hiện sớm bệnh, tuân thủ điều trị nhằm hạn chế bệnh tiến triển nặng.

Nguyễn Bách

Theo petrotimes

Chung tay bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

Bộ Y tế và Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam vừa ký kết Chương trình phối trong công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2019-2026.

Lễ Ký kết phối hợp giữa Bộ Y tế và Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam

Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Tăng cường vận động thể lực, chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe cho người dân. Thực hiện chăm sóc sức khỏe tại tuyến cơ sở, góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, t.ử v.ong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng đóng vai trò quan trọng, trong đó có nhiều vấn đề như chế độ ăn uống thế nào là hợp lý để phòng chống bệnh, quản lý stress, phòng chống tác hại rượu bia, t.huốc l.á, các ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường…

“Đây là nguyên nhân của 70% các trường hợp t.ử v.ong do các bệnh không lây nhiễm như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn, ung thư, rối loạn tâm thần… Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và nâng cao sức khỏe”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

Về phía Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, theo ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, kể từ khi ra đời đến nay, Hội luôn hoạt động với tôn chỉ vì sự nghiệp giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng nòi giống và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

“Bộ trưởng Y tế từng nói, sức khỏe không chỉ quan tâm đến người bệnh mà cần phải quan tâm cả những người đang khỏe. Chúng tôi thấy rằng những điều hội chúng tôi thực hiện nhắm vào cộng đồng là rất đúng hướng”, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam nói.

Chính vì thế, mục đích của chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam là tổ chức các hoạt động chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân hướng tới cộng đồng, hướng về cơ sở, trên tinh thần xã hội hóa, kết hợp công tư, phát huy t.iền năng, thế mạnh xã hội.

Chương trình sẽ chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2019 – 2021 và giai đoạn 2 từ năm 2022- 2026. Theo đó giai đoạn 1 sẽ tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trường của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân; Tuyên truyền tăng cường vận động thể lực cho người dân bằng các phong trào như 10.000 bước chân mỗi ngày, tổ chức các chương trình vận động thể lực tại cộng đồng….; Tư vấn, hướng dẫn cho cộng đồng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế sử dụng thực phẩm không có lợi; Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Tuyên truyền cho người dân về lợi ích của tiêm chủng vaccine; Tuyên truyền tác hại rượu bia, t.huốc l.á; Tiếp tục triển khai Đề án “Góp phần xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở” và “Dự án chăm sóc sức khỏe người cao t.uổi tại cộng đồng”…

Trong giai đoạn 2 từ năm 2022 – 2026, căn cứ kết quả thực hiện giai đoạn 2019 – 2021 và thực trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tại cộng đồng, các chính sách của Ngành Y tế để tiếp tục triển khai các hoạt động thực hiện Chương trình phối hợp với các nhiệm vụ cụ thể như: tuyên truyền vận động hội viên và nhân dân tham giả bảo hiểm y tế, tuyên truyền nguy cơ, tác hại, hậu quả lây nhiễm HIV /AIDS trong cộng đồng, vận động thực hiện các nội dung về công tác dân số, triển khai các chương trình, đề án liên quan đến chăm sóc sức khỏe nhân dân trong các lĩnh vực người cao t.uổi, phụ nữ, t.rẻ e.m; Vận động đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học của hội tham gia nghiên cứu khoa học, xây dựng chính sách trong lĩnh vực y tế. Tuyên truyền, vận động người dân và cộng đồng thực hiện “Người Việt dùng thuốc Việt”; phòng chống kháng kháng sinh, mua thuốc theo đơn của bác sĩ…

Phương Anh

Theo thanhtra.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *