Theo Bộ Y tế, bệnh nhân ung thư thuộc một trong những nhóm người có nguy cơ gia tăng mức độ bệnh nặng và t.ử v.ong khi mắc COVID-19.
Riêng việc điều trị bệnh nhân ung thư đã khó khăn, nên khi bệnh nhân ung thư mắc COVID-19 càng là một thách thức lớn.
Trong hơn 2 năm dịch COVID-19, đặc biệt là giai đoạn đầu của dịch, đã có nhiều bệnh nhân ung thư mắc COVID-19 không qua khỏi – Ảnh: DUYÊN PHAN
Trong bối cảnh cả nước vẫn ghi nhận hàng ngàn ca COVID-19 mỗi ngày thì việc cần thêm ‘lá chắn’ để bảo vệ nhóm người này là rất cần thiết.
Bị suy giảm miễn dịch ‘kép’
Trong hơn 2 năm dịch COVID-19, đặc biệt là giai đoạn đầu của dịch, đã có nhiều bệnh nhân ung thư mắc COVID-19 không qua khỏi. Đây cũng là một trong những nhóm người được Bộ Y tế ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên vì nguy cơ chuyển nặng và t.ử v.ong ở họ rất cao nếu mắc COVID-19.
Theo bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi – trưởng khoa ung bướu Bệnh viện Tâm Anh (TP.HCM), bệnh nhân ung thư là một trong những nhóm bệnh nhân chịu đựng nhiều tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần trong dịch COVID-19, khi các cơ quan trong cơ thể vốn đã bị “tàn phá” do bệnh ung thư, thì nay lại phải chịu thêm sự tấn công từ COVID-19.
Bản thân bệnh lý ung thư và các tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh ung thư, theo từng cách tương ứng, có thể làm rối loạn hay suy giảm hoàn toàn hai loại phản ứng miễn dịch của cơ thể là miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thụ đắc.
“Tế bào ung thư có khả năng “khóa chốt” các tế bào miễn dịch, làm tế bào miễn dịch mất đi khả năng nhận diện và t.iêu d.iệt tế bào ung thư. Hoặc thuốc, hóa trị có thể làm giảm bạch cầu, là loại tế bào m.áu tham gia vào quá trình miễn dịch bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây viêm nhiễm.
Vì vậy, các bệnh nhân mắc bệnh ung thư, đặc biệt với các bệnh nhân trong giai đoạn đang điều trị, có khả năng bị suy giảm miễn dịch ‘kép’ do rối loạn hay suy giảm 2 loại phản ứng miễn dịch của cơ thể”, bác sĩ Thảo Nghi giải thích.
Phó giáo sư Lê Thượng Vũ – phó trưởng bộ môn nội tổng quát, Đại học Y Dược TP.HCM – cho hay khi bệnh nhân ung thư được tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19 sẽ làm giảm khả năng mắc COVID-19 nhưng vẫn cao hơn so với người bình thường.
“Nếu chẳng may họ nhiễm COVID-19 thì dễ chuyển nặng và t.ử v.ong hơn vì cơ thể tạo kháng thể kém, đặc biệt đối với những bệnh nhân ung thư phải điều trị hóa trị, xạ trị. Do đó, ngoài tiêm vắc xin thì ở những bệnh nhân ung thư có thể cân nhắc lựa chọn biện pháp “cộng thêm” để nâng cao kháng thể, bảo vệ tối đa người ung thư trước dịch COVID-19″, phó giáo sư Lê Thượng Vũ nói.
Cần có biện pháp tăng cường bảo vệ
Biện pháp “cộng thêm” được phó giáo sư Lê Thượng Vũ nhắc đến là kháng thể đơn dòng. Cùng ý kiến, theo bác sĩ Thảo Nghi, tiêm vắc xin là biện pháp tạo miễn dịch chủ động, giúp cơ thể tự tạo ra kháng thể để phòng ngừa và làm giảm nhẹ mức độ nặng nếu bị nhiễm COVID-19. Tuy nhiên do tình trạng suy giảm miễn dịch “kép” ở bệnh nhân ung thư nên có thể họ không có khả năng tự tạo được kháng thể bảo vệ. Kháng thể đơn dòng được xem như “cứu cánh” trong đại dịch cho các bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bao gồm các bệnh nhân ung thư.
Vậy bệnh nhân ung thư tiêm kháng thể đơn dòng lúc nào, có tiêm được trong thời điểm đang hóa trị, xạ trị không? Trả lời câu hỏi này, phó giáo sư Lê Thượng Vũ khuyến cáo người suy giảm miễn dịch, trong đó có bệnh nhân ung thư cần chủ động tiêm kháng thể đơn dòng theo chỉ định của bác sĩ càng sớm càng tốt nhằm chủ động phòng lây nhiễm COVID-19. Nếu đang trong thời gian hóa trị, xạ trị thì người bệnh vẫn có thể tiêm kháng thể đơn dòng được vì cơ thể không cần phải tạo ra kháng thể.
Còn bác sĩ Thảo Nghi cho hay kháng thể đơn dòng dự phòng COVID-19 gần như rất ít tác dụng phụ và không có tương tác với các loại thuốc khác. Chính vì thế, về mặt lý thuyết, người bệnh ung thư có thể tiêm kháng thể đơn dòng trong quá trình điều trị và không cần trì hoãn điều trị sau tiêm.
Tuy nhiên trên thực tế, đối với những loại thuốc điều trị ung thư mà có thể trì hoãn được, bác sĩ Thảo Nghi khuyến khích bệnh nhân nên cân nhắc trì hoãn một tuần để được thoải mái về mặt tâm lý, giảm bớt sự lo lắng không cần thiết và để thấy rằng tiêm kháng thể đơn dòng gần như rất ít tác dụng phụ.
Như vậy, kháng thể đơn dòng có thể giúp bệnh nhân ung thư được khoác thêm một “lá chắn bảo vệ” chắc chắn, hạn chế các “lỗ hổng” còn sót sau khi tiêm vắc xin COVID-19 để họ an tâm tiếp tục quá trình điều trị bệnh ung thư
‘Ăn gì bổ nấy’ có đúng không?
Nhiều người cho rằng ‘ăn gì bổ nấy’ như ăn óc bổ óc, ăn tim bổ tim, hay ăn phổi thì bổ phổi… điều này có đúng không bác sĩ? (N.An, ở TP.HCM).
Thạc sĩ – bác sĩ Kiều Xuân Thy (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3) cho biết: “Ăn gì bổ nấy” là một quan niệm lưu truyền trong dân gian mà ngày nay trong xã hội vẫn thường được nhiều người tin theo và áp dụng. Sau khi được chẩn đoán bệnh và biết đang bị bệnh tổn thương một cơ quan tạng phủ nào đó, chúng ta thường có xu hướng đi tìm những thức ăn để “bổ” những cơ quan tạng phủ bị bệnh ấy. Tuy vậy, quan niệm này không thật sự đúng trên thực tế và đồng thời có thể gây ra nhiều tai hại nghiêm trọng khi ăn uống sai cách, càng khiến bệnh nặng thêm.
Ăn óc heo lượng vừa đủ sẽ có lợi, tuy nhiên người cơ địa béo mập với tình trạng rối loạn lipid m.áu thì không nên ăn. Ảnh HOÀI NHÂN
“Ăn gì bổ nấy” xuất phát từ đâu?
Trong nền y học cổ truyền cũng như y học dân gian, một số tạng phủ hay bộ phận của động vật đã được đúc kết kinh nghiệm chữa bệnh do một số người sau khi ăn những thức ăn ấy đã ghi nhận bệnh có phần thuyên giảm. Ví dụ như tim heo khi được chưng hầm với các vị thuốc như Bá tử nhân, Đương quy, Táo đỏ,… sẽ có tác dụng dưỡng tâm, chữa các chứng tim hồi hộp, bồn chồn, mất ngủ; dạ dày heo thì có vị ngọt, tính ấm tác dụng kiện tỳ ích vị, khi hầm với tiêu sọ sẽ chữa được chứng tỳ vị hư hàn với biểu hiện lạnh bụng, đầy bụng, khó tiêu, phân lỏng, chán ăn; thận dê thì có vị ngọt tính bình, giúp bổ thận khí và điền tinh ích tủy, khi được hầm với các vị thuốc bổ dương ích tinh như Nhục thung dung, Thục địa, Kỷ tử, Ba kích,… thì có thể giúp bổ thận tráng dương, chữa các chứng thận hư trong y học cổ truyền như di tinh, ù tai, đau lưng mỏi gối,…
Do những trường hợp kinh nghiệm sau khi ăn các thức ăn trên và các triệu chứng có thuyên giảm, nên dân gian truyền miệng thành câu “ăn gì bổ nấy”, tức ăn tim bổ tim, ăn óc bổ óc, ăn phổi bổ phổi, ăn huyết bổ m.áu…
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để không mắc phải sai lầm
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Tín (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3), quan niệm “ăn gì bổ nấy” không phải luôn đúng, hơn nữa với quan điểm “thức ăn là thuốc” thì từng trường hợp bệnh trạng cụ thể mà món ăn đó sẽ phù hợp với người bệnh hay không, và hơn thế nữa không thể “suy diễn” ra rằng mọi trường hợp ăn bộ phận nào sẽ bổ bộ phận đó được. Muốn biết rõ thực hư tác dụng ấy, thì phải được cân nhắc với góc nhìn khoa học, khi mà nhà dinh dưỡng học xác định rõ trong loại thức ăn đó có những thành phần dinh dưỡng gì và sẽ có tác dụng nào lên cơ thể, nhất là khi sử dụng kéo dài. Ngược lại nếu “cả tin” mà dùng không đúng, những chất có trong các món ăn ấy nạp vào cơ thể một lượng lớn kéo dài thì không những có thể không thuyên giảm mà còn có thể thêm bệnh.
Ví dụ, óc heo chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như chất protein, khoáng chất như calci, phospho, sắt, các loại vitamin, và đặc biệt chứa hàm lượng rất cao chất béo. Đối với người thiếu dinh dưỡng, khi ăn óc heo lượng vừa đủ thì sẽ có lợi nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao ấy; ngược lại người cơ địa béo mập với tình trạng rối loạn lipid m.áu, lượng cholesterol rất cao trong óc heo khi ăn kéo dài sẽ gây tích tụ thêm và khiến người bệnh tăng cao nguy cơ tim mạch, từ đó tiềm tàng mối nguy hiểm gây ra các bệnh như đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim,… Do đó, người bệnh trước khi tự ý ăn uống một món ăn nào đó cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để không mắc phải sai lầm.
Tóm lại, “ăn gì bổ nấy” là một câu nói truyền miệng trong dân gian không đúng. Để có được một sức khỏe tốt, người bệnh không nên tùy tiện tự ý dùng thức ăn mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Dinh dưỡng tốt, tuân thủ điều trị, có một lối sống khoa học, khi đó người bệnh mới có thể khỏi được bệnh và có được cuộc sống lành mạnh.