Tôi 45 t.uổi, đang điều trị ung thư dạ dày. Để không bị mệt, sốt hoặc tác dụng phụ, tôi có nên chọn vaccine để tiêm cho an toàn không?
Tôi đang điều trị hóa trị thì tiêm vaccine có an toàn? Hiện, khu vực gia đình tôi có nhiều ca nhiễm, tôi lo lắng nếu mắc thì sẽ dễ trở nặng. ( Hoàng, Thanh Xuân, Hà Nội ).
Trả lời
Tất cả vaccine ngừa Covid-19 hiện được cấp phép tại Việt Nam đều có thể tiêm chủng. Mỗi loại đều có hiệu lực bảo vệ và phản ứng phụ có thể xảy ra. Ngoài ra, không có nghiên cứu nào cho thấy ở bệnh nhân ung thư thì phải chọn vaccine cũng như không thấy tỷ lệ phản ứng phụ cao hơn ở đối tượng này.
Do đó bạn hoàn toàn yên tâm khi được mời đi tiêm chủng, có loại vaccine nào bạn dùng loại đó cho mũi một cũng như mũi hai, theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Bệnh nhân đang xạ trị nếu không có tác dụng phụ trầm trọng thì không cần phải nghỉ xạ và vẫn tiến hành tiêm vaccine bình thường. Trường hợp bệnh nhân đang xạ trị và có nhiều tác dụng phụ thì cần kiểm soát các tác dụng phụ ổn định rồi tiêm chủng.
Nếu bạn đang được điều trị hóa trị tấn công, đặc biệt với các phác đồ hóa chất mạnh có nguy cơ giảm các dòng tế bào m.áu gây hạ bạch cầu có nguy cơ nhiễm khuẩn (sốt…) hoặc đang xạ trị nhưng có nhiều biến chứng gây viêm loét vùng xạ hoặc n.hiễm t.rùng, suy tủy… thì thời điểm tiêm chủng là giữa các chu kỳ hóa trị hoặc khi các biến chứng của xạ trị được kiểm soát. Ngoài ra, cần được đ.ánh giá xét nghiệm m.áu để không có nguy cơ hạ bạch cầu.
Để yên tâm hơn, bạn có thể trao đổi với bác sĩ điều trị để có thời điểm tiêm chủng phù hợp nhất.
Sau tiêm, bạn có thể gặp phản ứng đau tại nơi tiêm, sốt, mẩn đỏ tại vùng tiêm, sưng tấy tại vùng tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa trên da, phát ban… Điều này cũng có thể làm chậm chu kỳ hóa trị tiếp theo khoảng vài ngày nhưng không làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị bệnh
Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư sau tiêm cần tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho chính bạn và người thân.
PGS. TS Phạm Cẩm Phương
Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai
Liệu pháp miễn dịch + hóa trị: Tăng t.uổi thọ cho người ung thư dạ dày
FDA vừa cho phép dùng opdivo (liệu pháp miễn dịch) kết hợp với hóa trị trong điều trị ung thư dạ dày tiến triển hoặc di căn…
Liệu pháp opdivo (nivolumab) dùng kết hợp với một số loại hóa trị liệu, vừa được FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phê duyệt, để điều trị cho người bị ung thư dạ dày tiến triển hoặc di căn. Đây là liệu pháp miễn dịch đầu tiên được FDA chấp thuận trong điều trị đầu tiên cho những bệnh nhân này.
Có khoảng 28.000 ca chẩn đoán ung thư dạ dày mới mỗi năm ở Mỹ. Với liệu pháp hiện có, khả năng sống sót nói chung là rất kém; tỷ lệ chữa khỏi bằng cắt bỏ (phẫu thuật) rất thấp và tỷ lệ sống cho tất cả các giai đoạn là 32%. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư dạ dày tiến triển hoặc di căn là 5%.
Opdivo là một kháng thể đơn dòng ức chế sự phát triển của khối u bằng cách tăng cường chức năng của tế bào T. Hiệu quả của nó đã được đ.ánh giá trong một thử nghiệm ngẫu nhiên, đa trung tâm, nhãn mở trên 1.581 bệnh nhân bị ung thư dạ dày tiến triển hoặc di căn chưa được điều trị trước đó.
Trung bình 789 bệnh nhân được dùng opdivo kết hợp với hóa trị liệu sống lâu hơn 792 bệnh nhân chỉ được hóa trị. Thời gian sống thêm trung bình là 13,8 tháng đối với bệnh nhân được điều trị bằng opdivo cộng với hóa trị so với 11,6 tháng đối với bệnh nhân chỉ được hóa trị.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của opdivo kết hợp với hóa trị bao gồm bệnh thần kinh ngoại vi (tổn thương dây thần kinh bên ngoài não và tủy sống), buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa, giảm cảm giác thèm ăn (chán ăn), đau bụng, táo bón và đau cơ xương.
Opdivo có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng (tác dụng phụ qua trung gian miễn dịch) bao gồm: Viêm phổi, viêm ruột, viêm gan, viêm thận… Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ nếu có vấn đề về hệ thống miễn dịch, phổi hoặc hô hấp, các vấn đề về gan, đã được cấy ghép nội tạng, đang mang thai hoặc dự định có thai trước khi bắt đầu điều trị.