Bệnh nhân ung thư sắp mổ, gia đình lại xin hoãn vì một câu nói của thầy cúng

Nam bệnh nhân bị ung thư đường tiêu hóa, ê-kíp phẫu thuật đã sẵn sàng nhưng người nhà lại xin hoãn vì “thầy điện lên báo giờ xấu, mổ có thể c.hết”.

Ông N.V.T (62 t.uổi, quê Hưng Yên) thường xuyên đau tức vùng thượng vị. Khi cơ thể sụt cân kèm theo tình trạng buồn nôn, ông vào Bệnh viện K (Hà Nội) kiểm tra. Bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u dạ dày, sinh thiết là ung thư, được chỉ định mổ. Gia đình xin về nhà 3 ngày để chuẩn bị.

Trong suốt thời gian đó, vợ con ông T. tìm tới các thầy bói, thầy cúng để giải hạn, cầu cúng với hy vọng bệnh nhẹ. Ngày nhập viện, bệnh nhân được làm thủ tục chiếu chụp và các xét nghiệm cần thiết khác và chờ lên bàn mổ.

Buổi sáng, khi bác sĩ tư vấn trước mổ, người thân của bệnh nhân lại vào xin hoãn bởi “đã xem ngày giờ nhưng sớm nay đột nhiên thầy cúng bấm lại lịch báo giờ xấu, mổ có thể sẽ c.hết”. Do đó, gia đình lo lắng nên xin thay đổi lịch mổ và chờ ngày đẹp.

Sau khi được các bác sĩ đã giải thích và tư vấn tâm lý, người bệnh đồng ý mổ dù gia đình còn lo lắng. Ca mổ kéo dài 2,5 tiếng thành công. Sau mổ, bệnh nhân hồi phục tốt.

Một trường hợp khác là bệnh nhân nam, 53 t.uổi, đến phòng khám Tiêu hóa, Bệnh viện K, và được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày đang tiến triển rất nhanh. Ung thư đã di căn nhiều nơi trong gan và ổ bụng. Đặc biệt, bệnh nhân phát hiện mắc ung thư dạ dày giai đoạn rất sớm từ 4 năm trước. Thời điểm đó, bác sĩ tư vấn và khuyên ông nên phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân từ chối vì sợ động dao kéo. Gia đình cũng đi xem bói và được “thầy phán không phải bệnh nan y”. Do đó, bệnh nhân đã từ chối phẫu thuật vì “cảm thấy vẫn khỏe” và “không có biểu hiện gì”.

Hai năm sau, bệnh nhân đau và khó chịu nhiều chấp nhận phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bệnh nhân không điều trị hóa chất và tái khám lại định kỳ theo hẹn. Hai năm sau, tình trạng bệnh ung thư đã tiến triển.


Bác sĩ Lê Văn Thành khám cho người bệnh. Ảnh: BSCC.

Theo bác sĩ Lê Văn Thành, Khoa Ngoại tiêu hóa trên, Bệnh viện K, ung thư dạ dày là một trong những ung thư thường gặp. Bệnh đứng thứ 5 về tỷ lệ mắc và đứng thứ 4 về tỷ lệ t.ử v.ong trong số các ung thư. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính, nhất là khi ung thư ở giai đoạn tại chỗ hoặc giai đoạn khu trú.

Theo dõi một số nhóm dành cho bệnh nhân ung thư trên mạng xã hội, bác sĩ Thành sửng sốt khi thấy những bài đăng, bình luận, chia sẻ về việc “chữa khỏi” ung thư bằng các phương pháp không chính thống như thực dưỡng, năng lượng gốc, thuốc đông y, thuốc nam, thuốc bắc… xuất hiện với tần suất dày đặc. Trong đó còn có sự xuất hiện của rất nhiều thầy cúng, thầy bói.

Vị bác sĩ này nhận định khi mắc ung thư, bệnh nhân và người nhà đều rơi vào tình trạng hoang mang nếu không tỉnh táo sẽ rất dễ rơi vào cạm bẫy. Kết quả là t.iền mất, tật mang, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

“Thậm chí, có người còn khẳng định mổ giờ xấu bệnh nhân sẽ t.ử v.ong. Đến nay người bệnh vẫn khỏe mạnh sau 5 năm. Còn trường hợp khác, gia đình về cầu cúng, chữa thuốc nam chỉ 4 ngày rời Bệnh viện K đã t.ử v.ong”, bác sĩ Thành chia sẻ. Do đó, ngoài công việc chuyên môn, các bác sĩ ung thư còn phải đấu tranh chống lại những biện pháp điều trị phản khoa học hay những lời “phán” vô căn cứ từ thầy lang, thầy cúng, thầy bói.

Bệnh nhân đang trên bàn mổ, người thân đưa ra quyết định khiến bác sĩ ngỡ ngàng

Người phụ nữ bị ung thư đại tràng đã lên bàn mổ, bất ngờ gia đình thay đổi quyết định, không cho phẫu thuật vì sợ động dao kéo, về nhà chữa thầy lang.

Bác sĩ chuyên khoa II Hà Hải Nam – Phó Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện K (Hà Nội) đã tư vấn rất kỹ cho bệnh nhân phẫu thuật cắt u, nối đại tràng và hóa trị t.iêu d.iệt tế bào ung thư còn sót. Người bệnh hoàn toàn có cơ hội chữa khỏi.

Ngày phẫu thuật, ê-kíp đã sẵn sàng, bệnh nhân lên bàn mổ, chờ gây mê. Gia đình bất ngờ gọi yêu cầu đưa người bệnh về, không mổ vì “động dao kéo di căn nhanh hơn”. Người bệnh rời khỏi khu mổ trong sự ngỡ ngàng, tiếc nuối của các y bác sĩ.

“Tôi đã giải thích cơ hội điều trị, y học phát triển và mổ nội soi giúp bệnh nhân nhanh bình phục. Có người bị ung thư giai đoạn 4 vẫn sống trên 5 năm sau mổ. Nhưng bệnh nhân vẫn mau chóng xin ra viện, về nhà uống thuốc nam”, bác sĩ Nam kể lại.


Bác sĩ Nam tư vấn cho người nhà bệnh nhân. Ảnh: PV

Ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Nam cảm thấy tiếc nuối và nghĩ tới viễn cảnh 2-3 tháng tới, khối u to, xâm lấn di căn, bệnh nhân không còn cơ hội phẫu thuật.

Trường hợp khác, người đàn ông 75 t.uổi bị ung thư dạ dày tái phát, vào Bệnh viện K khám lại. Bác sĩ Nam điều trị trực tiếp và có chỉ định mổ. Bệnh nhân cho biết: “Tôi là trưởng họ, xin bác sĩ một tuần về nhà suy nghĩ và nghe ý kiến người thân”.

Cận ngày phẫu thuật, bệnh nhân không vào nhập viện, chỉ nhắn tin với nội dung: “Tôi đã họp tất cả anh em gia tộc, họ đều nói mổ sẽ chẳng sống được bao lâu. Tôi quyết định không mổ nữa”.

Bác sĩ Nam gọi lại cho người đàn ông, hỏi: “Ông quên ca mổ cách đây hơn 2 năm giúp ông sống thêm, tiếp tục chèo lái dòng họ. Ông không muốn có nhiều năm nữa với gia đình, con cháu, dòng tộc sao?”. Dù vậy, người bệnh vẫn kiên quyết: “Thầy bói bảo tôi nếu mổ sẽ chỉ sống vài tháng. Người ta mách về dùng thuốc nam”.

Bác sĩ Nam cố gắng giải thích về các phương pháp điều trị hiện đại đã được chứng minh trên thế giới, mang lại sự sống cho hàng triệu trường hợp mắc ung thư mỗi năm. Tuy nhiên, người bệnh vẫn từ chối.

Gần đây nhất, một người đàn ông trung niên vào đặt phiếu khám với triệu chứng nuốt nghẹn, đau ở ngực, đầy bụng, buồn nôn, kèm rối loạn tiêu hóa, táo bón. Bác sĩ Nam chỉ định nội soi tiêu hóa, siêu âm ổ bụng sàng lọc ung thư. Hai tiếng sau, gia đình vào phòng khám “cầu cứu” vì người bệnh rời khỏi phòng nội soi.

Người nhà kể lại: “Chú tôi gàn lắm, ông bảo khả năng bệnh thật. Nội soi biết mình mắc ung thư chỉ nằm chờ c.hết, chữa gì nữa… Không khám về nhà ăn ngon, ngủ kỹ tốt hơn”.

Bác sĩ “đứng hình” vài giây và đề nghị người nhà nên gọi bệnh nhân quay về viện, tìm ra bệnh, biết giai đoạn, chữa sớm có cơ hội khỏi. Người bệnh suy nghĩ “không khám là không có bệnh” tới lúc trở nặng sẽ không còn cơ hội chữa. Nhưng nam bệnh nhân đã bỏ lên xe khách về quê.

Một người đàn ông khác vào cấp cứu vì xuất huyết do ung thư dạ dày. Mặc dù bác sĩ dùng thuốc cầm m.áu cho ông nhưng m.áu vẫn chảy từ ổ loét. Bác sĩ giải thích phải mổ gấp, nếu bệnh nhân về nhà chỉ 1-2 ngày sẽ không trụ được. Tuy nhiên, người bệnh và thân nhân một mực xin truyền m.áu xong rồi về. “Ở nhà tôi đã có thầy chờ sẵn”, bệnh nhân nói.

Theo tổ chức GLOBOCAN năm 2021, Việt Nam ở vị trí thứ 90/185 quốc gia về tỷ lệ mắc mới ung thư. Mỗi năm, nước ta có hơn 182.000 ca mắc mới và hơn 122.000 ca t.ử v.ong do ung thư. Bình quân cứ 100.000 người Việt có 159 ca được chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 trường hợp t.ử v.ong.

Hiện, Việt Nam chưa có thống kê bệnh nhân bỏ điều trị, song tỷ lệ người lựa chọn uống thuốc nam, ăn thực dưỡng thay vì điều trị theo chỉ định ngày càng tăng.

“Đứng trước những bệnh nhân từ chối điều trị, tôi đều tự hỏi vì sao bác sĩ không thể lấy được niềm tin của người bệnh? Họ tin thầy lang, thầy bói. Tôi không biết thầy đang chờ bệnh nhân về là ai nhưng chắc chắn các phương pháp điều trị khoa học, chính thống chỉ có ở bệnh viện”, bác sĩ Nam chia sẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *