Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy dị vật, cụ thể là 1 kim băng, ra khỏi dạ dày cho một bệnh nhi 18 tháng t.uổi ở TP.Quy Nhơn.
Ngày 11.11, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cho biết các bác sĩ của bệnh viện này đã phẫu thuật lấy dị vật ra khỏi dạ dày cho một bệnh nhi 18 tháng t.uổi.
Bệnh nhi này là cháu Đỗ Chiến P. (18 tháng t.uổi, ở TP.Quy Nhơn, Bình Định), được gia đình đưa nhập viện vào ngày 7.11 vì phát hiện nuốt dị vật, cụ thể là một kim băng từ đêm hôm trước. Sau đó, bệnh nhi được chuyển đến khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định để theo dõi, điều trị.
Các bác sĩ nhận định đầu nhọn kim băng đã bị bật ra khỏi nắp bảo vệ và nằm kẹt ở vùng môn vị dạ dày của bệnh nhi nên rất ít có khả năng tự đào thải ra ngoài và sẽ gây biến chứng c.hảy m.áu, thủng đường tiêu hóa, viêm phúc mạc, nguy hiểm cho cháu bé. Vì vậy, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Phim chụp X-quang bệnh nhi. Ảnh BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Phương pháp tốt nhất là trẻ được gây mê, có bác sĩ nội soi kinh nghiệm với dụng cụ chuyên dụng để lấy kim băng qua đường miệng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có khả năng thất bại do phần đầu nhọn kim băng đã bung phần bảo vệ nên khó rút ngược và có thể gây c.hảy m.áu, thủng thực quản khi lấy kim băng. Lúc này, em bé cũng phải được mổ mở để lấy dị vật và nguy cơ hơn.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định chưa có hệ thống nội soi tiêu hóa chuyên cho bệnh nhi và việc chuyển bệnh đến tuyến trên cần thời gian dài di chuyển (kim có thể gây thủng ruột trong thời gian này).
Vì vậy, sau khi giải thích cho gia đình, kíp mổ do BS Phan Xuân Cảnh và cử nhân Nguyễn Văn Chung phụ trách đã phẫu thuật thành công, lấy kim băng ra khỏi dạ dày trẻ (lúc này đầu nhọn kim đã ghim vào thành dạ dày). Hiện tại sức khỏe bé ổn định và đang hồi phục.
Kỹ thuật mổ cho trường hợp này không quá khó. Nhưng với điều kiện hiện tại của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định thì đây là cách điều trị tối ưu và an toàn nhất cho trẻ.
Phẫu thuật lấy kim băng ra khỏi người bệnh nhi. Ảnh BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Theo BS Phạm Xuân Cảnh, đa số dị vật đường tiêu hóa ở t.rẻ e.m sẽ tự đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, những dị vật sắc nhọn, nam châm… cần phải được can thiệp sớm để lấy ra khỏi đường tiêu hóa trẻ vì sẽ có nguy cơ gây biến chứng rất cao.
Các bác sĩ khuyến cáo trẻ cần được nhập viện theo dõi khi phát hiện có nuốt dị vật. Để phòng ngừa tai nạn do trẻ nuốt dị vật vào đường thở hoặc đường tiêu hóa, gia đình cần để những vật dụng, đồ chơi có kích thước nhỏ, vật sắc nhọn ra xa khỏi tầm tay của trẻ.
Cả trăm trẻ ở Hà Nội nhập viện hàng ngày do cúm
Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh cúm mùa phát triển.
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, những ngày qua tại Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội), mỗi ngày, khoa Nhi tiếp nhận tới 70-80 bệnh nhi tới thăm khám.
Đáng nói, 2/3 trường hợp trong số đó có các triệu chứng như ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau người, nhiều trường hợp xét nghiệm dương tính với cúm B, thường gặp nhất ở nhóm trẻ 6-14 t.uổi.
Trong khi đó, tại Bệnh viện E, mỗi ngày, khoa Nhi tiếp nhận tới khoảng 100-150 ca bệnh. Phần lớn trường hợp liên quan đến bệnh cúm RSV, sốt xuất huyết,…
Trẻ nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa do cúm. (Ảnh: LH)
Thạc sĩ Đặng Khánh Ly, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, thừa nhận bệnh cúm chủ yếu gặp ở các đối tượng t.rẻ e.m trong độ t.uổi đi học.
Vì vậy, vị chuyên gia khuyến cáo khi thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, chảy nước mũi, ho, sốt… phụ huynh cần cho trẻ đi khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp chủ quan, trẻ ốm vẫn đưa đến lớp, tạo thành môi trường lây lan trong lớp học.
Ngoài ra, các trường hợp theo dõi, điều trị tại nhà cần:
Đeo khẩu trangTăng cường rửa tayVệ sinh đường hô hấp khi ho khạcHạn chế tiếp xúc nơi đông ngườiVệ sinh mũi họng thường xuyênChú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức khỏeTuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc
Mặc khác, theo thạc sĩ Trương Văn Quý, Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E, hiện nay, số ca mắc cúm tăng cao, nhiều cha mẹ hoang mang đã liên tục tới thực hiện xét nghiệm cúm, mua thuốc kháng sinh hoặc thuốc diệt virus Tamiflu.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cho rằng điều này không cần thiết bởi không phải bệnh nhân cúm nào cũng dùng được các loại thuốc này. Việc áp dụng phải cân nhắc trên từng cá thể.
Thạc sĩ Trương Văn Quý nói: “Việc xét nghiệm chỉ để biết trẻ mắc loại cúm. Trong khi đó, việc điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Căn cứ trên các kết quả thăm khám lâm sàng, các bác sĩ mới chỉ định dùng thuốc hay không”.
Theo ông, xét nghiệm chỉ nên thực hiện cho các trường hợp cần nhập viện điều trị. Trong khi đó, các trường hợp theo dõi tại nhà, xét nghiệm cúm là không cần thiết.
Vị chuyên gia nhấn mạnh cách phòng bệnh cúm hiệu quả nhất hiện nay vẫn là cho trẻ tiêm phòng cúm hàng năm, nhất là trên nhóm trẻ nguy cơ cao (trẻ từ 6 tháng đến 8 t.uổi, mắc các bệnh lý nền).