Bệnh nhi mắc cúm A ở Yên Bái tăng đột biến

Ngày 27/12, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Yên Bái Trần Văn Hiển cho biết, trong tháng 12/2019, bệnh viện liên tục tiếp nhận bệnh nhi mắc cúm A.

Đây là năm đầu tiên có nhiều bệnh nhi nhập viện vào thời điểm này. Bệnh viện đã thông báo tình hình trên tới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để có phương án ứng phó kịp thời.

Bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái. Ảnh: Đức Tưởng/TTXVN

Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, tại Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Sản – Nhi Yên Bái) chật kín bệnh nhi, các phòng bệnh đều phải kê thêm giường. Bác sỹ Hoàng Đức Long (Khoa Hồi sức cấp cứu) cho biết, khoảng gần 1 tháng nay, số lượng bệnh nhi tăng đột biến, trung bình mỗi ngày có 15 cháu phải nhập viện trong tình trạng sốt cao từ 39-40 độ trở lên, cùng với ho và chảy nước mũi.

Các bác sỹ tập trung hạ sốt và tiến hành test cúm cho thấy, hầu hết các bệnh nhi dương tính với cúm A. Do đó, các phòng bệnh của Khoa Hồi sức cấp cứu chật kín. Bình thường, khoa được biên chế 15 giường bệnh nhưng hiện đã lên đến 40 giường. Khoa phải huy động giường bệnh, phòng bệnh từ các khoa khác để bệnh nhi có chỗ nằm điều trị.

Còn tại Khoa Nhi, số lượng bệnh nhi ở các phòng bệnh cũng đều kín. Theo bác sỹ Đỗ Thị Phương Thảo, hàng năm vào thời điểm này khoa thường tiếp nhận bệnh nhi điều trị nội trú từ 60-80 cháu/ngày. Riêng năm nay, số bệnh nhi tăng đột biến, trung bình mỗi ngày có trên 100 cháu nhập viện điều trị nội trú, đỉnh điểm là từ 120 – 135 cháu.

Bệnh nhi nhập viện chủ yếu là mắc các bệnh hô hấp, trong đó bệnh nhi mắc cúm A chiếm tỷ lệ cao. Bệnh nhi đông nên các y bác sĩ phải làm thêm giờ. Các bác sỹ, điều dưỡng viên cũng hạn chế nghỉ phép trong thời gian này; các nhân viên ốm nặng mới được nghỉ, còn các trường hợp bị cảm, sốt thường vẫn phải làm việc.

Bệnh nhi đang điều trị tại Khoa nhi, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái. Ảnh: Đức Tưởng/TTXVN

Phó Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Yên Bái cho biết thêm, theo thống kê của bệnh viện, hết ngày 26/12, số lượng bệnh nhi đang nằm điều trị nội trú là 130 cháu, trong đó có hơn 30 cháu bị mắc bệnh cúm A. Hiện bệnh viện tiếp tục điều trị và tiếp nhận các bệnh nhi đến khám và điều trị.

Cúm mùa là một bệnh n.hiễm t.rùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên và thường xảy ra vào mùa Đông Xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thông qua các giọt b.ắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Hiện tại đang vào mùa cao điểm của bệnh cúm. Để hạn chế tối đa việc lây lan bệnh, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện những biện pháp phòng chống như đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh, vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ; không tập trung đông người, nên cho người bệnh cách ly. Khi có những triệu chứng mắc cúm, người dân cần đến khám điều trị tại các cơ sở y tế, không tùy tiện mua thuốc Tamiflu để điều trị tại nhà…

Đinh Thùy

Theo TTXVN

Dịch cúm A đang là mối lo, lưu ý điều gì khi trị bệnh tại nhà?

Dịch cúm A xuất hiện tư trẻ nhỏ đến người già khiến không ít người lo lắng. Sau đây là một số điều cần lưu ý khi mắc dịch cúm này.

Virus cúm A(H1N1) có khả năng lây nhiễm từ người qua người khi tiếp xúc trực tiếp, hắt hơi, hôn, hoặc chạm vào những đồ vật có nhiễm virus, chạm vào miệng, mũi có thể tạo thành dịch bệnh quy mô lớn. T.rẻ e.m, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính, người già… là những người dễ mắc cúm A.

Trẻ nhỏ thường mắc cúm khi trời lạnh. Ảnh minh họa

Cúm A không có thuốc đặc trị, chưa có vắc xin điều trị bệnh này. Việc theo dõi điều trị cần sát sao để tránh lây lan thành dịch bệnh, khó kiểm soát. Nếu mắc bệnh, người khỏe mạnh bình thường có hệ miễn dịch tốt sẽ khỏi từ 2 ngày đến 1 tuần.

Đối với những người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mai thai thì khi mắc bệnh cần theo dõi, nếu có biến chứng cần đưa đi cấp cứu ngay.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh cúm A tại nhà:

Uống nhiều nước

Mắc cúm nếu có dấu hiệu sốt, sốt cao sẽ mất nước, người mệt mỏi. Người mắc cúm A nên uống nhiều nước để bù lượng nước do cơ thể tiết ra làm mát khi bị sốt. Uống nước trái cây hoặc súp rau củ để tăng cường dinh dưỡng, chất đề kháng cho cơ thể..

Nghỉ ngơi

Người bệnh nên nghỉ ngơi tại những nơi thoáng mát, không nóng quá và không lạnh quá, không nên dùng điều hòa sẽ ảnh hưởng đến hô hấp. Theo mayoclinic.org, khi mắc cúm nên ngủ đủ hoặc nhiều hơn 8 tiếng một ngày để cơ thể hồi phục, tránh n.hiễm t.rùng.

Sử dụng thuốc điều trị

Người mắc cúm A không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ về tình hình thể trạng để có được liệu pháp dùng thuốc phù hợp.

Di chuyển vận động

Đối với người bệnh mắc cúm, không nên ra ngoài nếu chưa hết bệnh. Tránh đến những nơi ô nhiễm khói bụi. Nên đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác. Khi hắt hơi hoặc sổ mũi cần dùng giấy lau sạch, không để dính vào các vật dụng khác rồi bỏ vào thùng rác tránh lây nhiễm cho người khác.

Điều trị không khỏi

Những trường hợp sốt quá 7 ngày không khỏi hoặc có các biến chứng như sốt cao liên tục trên 39 độ, đau đầu choáng váng, buồn nôn, đau tức ngực thì cần đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.

Cách phòng ngừa cúm A

Vào mùa dịch Cúm nên hạn chế đến nơi khu vực công cộng nơi đông người, nơi đang có nghi ngờ hoặc đang có dịch Cúm. Đặc biệt với những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, t.rẻ e.m cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ hoặc mắc bệnh cúm.

Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay với dung dịch cơ chứa cồn (nếu không bị dị ứng) và bàn tay không dính các chất bẩn nhìn thấy được bằng mắt thường, nên che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng đựng chất thải.

Người nhà người bệnh, bệnh nhân và nhân viên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho cơ quan y tế.

Tránh tiếp xúc với người bệnh cúm. Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.

Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.

Người nhà người bệnh, khách thăm và người bệnh nếu có biểu hiện giống cúm khi đang ở bệnh viện thì cần thông báo với nhân viên y tế để được hướng dẫn cách ly phòng ngừa và đeo khẩu trang khi có biểu hiện ho, hắt hơi.

Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu. Việc chỉ định sử dụng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý và luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.

Diệu Tâm

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *