Bệnh phong từ lâu đã là nỗi ám ảnh trong tâm thức của nhiều người. Chính vì loại bệnh này mà hàng ngàn người bị xa lánh, cách ly, chịu nỗi đau đớn, giày vò về cả tình thần lẫn thể xác. Hiện nay, bệnh phong vẫn tồn tại và là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình. Vậy, bạn đã hiểu rõ về bệnh phong chưa?
Bệnh phong là một loại bệnh nhiễm khuẩn mạn tính do vi khuẩn mycobacterium leprae gây ra. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến dây thần kinh của tay chân, màng mũi và đường hô hấp trên. Bệnh làm loét da, tổn thương thần kinh và suy nhược cơ. Nếu không được điều trị, bệnh phong có thể gây ra nhiều biến dạng và tàn tật nghiêm trọng. Đây là một trong những căn bệnh lâu đời nhất trong lịch sử ghi lại.
Ngày nay, bệnh phong khá phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, hiện nay trên toàn thế giới có đến khoảng 180,000 người được chẩn đoán mắc bệnh phong. Do đó, bạn không nên quá chủ quan. Thay vào đó, hãy nghiên cứu căn bệnh này thật kĩ để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Có bao nhiêu loại phong?
Bệnh phong được xác định theo số lượng và loại vết loét trên da. Ở các loại bệnh phong khác nhau, triệu chứng và cách điều trị sẽ khác nhau. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu phân loại bệnh phong như sau:
Bệnh phong thể củ: đây là dạng bệnh phong nhẹ, ít nghiêm trọng hơn 2 loại còn lại. Những người mắc bệnh này chỉ xuất hiện một hoặc vài mảng da phẳng, màu nhợt nhạt (paucibacillary leprosy). Vùng da bị ảnh hưởng có thể cảm thấy tê liệt do các dây thần kinh bên dưới nó đã tổn thương. Bệnh phong thể củ cũng ít lây hơn các dạng khác;
Bệnh phong thể u: đây là dạng bệnh nghiêm trọng hơn. Người mắc bệnh sẽ bị u da và nổi ban (đa cùi phiến), tê và yếu cơ. Mũi, thận và các cơ quan sinh sản nam giới cũng có thể bị ảnh hưởng. Loại bệnh này dễ lây hơn bệnh phong dạng củ;
Bệnh phong thể trung gian: những người mắc loại bệnh phong này có các triệu chứng của cả hai dạng thể củ và thể u.
Nguyên nhân gây ra bệnh là gì?
Bệnh phong là do một loại vi khuẩn có tên là Mycobacterium leprae (M. leprae) phát triển chậm. Bệnh phong cũng được gọi là bệnh Hansen, đặt theo tên của nhà khoa học tìm ra vi khuẩn M. leprae vào năm 1873.
Bệnh phong lây truyền như thế nào?
Bệnh này lây lan qua tiếp xúc với chất nhầy của người bị bệnh. Điều này thường xảy ra khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Phong không có khả năng lây lan cao. Tuy nhiên, việc liên tục tiếp xúc nhiều và gần với người bệnh không được điều trị có thể dẫn đến mắc bệnh phong.
Các vi khuẩn gây ra bệnh phát triển rất chậm. Do đó, bệnh có thời kỳ ủ bệnh (thời gian giữa n.hiễm t.rùng và xuất hiện triệu chứng đầu tiên) lên đến 5 năm. Các triệu chứng có thể không xuất hiện trong khoảng 20 năm.
Bệnh phong thường biểu hiện triệu chứng gì?
Các triệu chứng chính của bệnh phong bao gồm:
Yếu cơ;
Tê tay, chân;
Tổn thương da.
Các tổn thương da có thể làm xúc giác không còn nhạy, giảm cảm giác khi tiếp xúc với nhiệt độ hoặc bị đau. Chúng không lành sau vài tuần và có màu sáng hơn màu da bình thường của bạn.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh phong như thế nào?
Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khoẻ để tìm dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện sinh thiết da bằng cách lấy một miếng da nhỏ và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm.
Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm da lepromin để xác định dạng bệnh phong. Khi thực hiện cách này, bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ vi khuẩn gây bệnh vào da, thường là phần cẳng tay phía trên. Những người có bệnh phong thể củ hoặc thể trung gian sẽ bị kích ứng tại chỗ chích.
Bệnh nhân phong được điều trị như thế nào?
Người ta đã phát triển một liệu pháp đa liều vào năm 1995 để chữa trị tất cả các loại bệnh phong. Liệu pháp này được áp dụng và hoàn toàn miễn phí trên toàn thế giới. Thêm vào đó, một số kháng sinh cũng có thể dùng để điều trị bệnh phong bằng cách t.iêu d.iệt loại vi khuẩn gây ra bệnh này. Những kháng sinh này bao gồm: Dasone; Rifampin;Clofazamine; Minocycline; Ofloxacin.
Bác sĩ có thể kê đơn nhiều hơn một kháng sinh cho bạn uống cùng một lúc. Họ cũng có thể cho bạn uống thuốc chống viêm như aspirin, prednisone hoặc orthalidomide. Bạn không nên dùng thalidomide nếu có hoặc có thể có thai vì thuốc này có thể gây ra các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
Biến chứng tiềm ẩn của bệnh phong bao gồm những gì?
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người mắc bệnh có thể phải chịu nhiều biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng phổ biến bao gồm:
Biến dạng cơ thể;
Rụng tóc, đặc biệt là lông mày và lông mi;
Yếu cơ;
Tổn thương thần kinh vĩnh viễn ở cánh tay và chân;
Không thể dùng bàn tay và bàn chân;
Tắc nghẽn mũi mạn tính, ra m.áu cam và tổn thương vách ngăn mũi;
Viêm mống mắt;
Tăng nhãn áp;
Mù mắt;
Rối l.oạn c.ương d.ương và vô sinh;
Suy thận
Chính vì thế, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để có biện pháp điều trị bệnh kịp thời.
Làm thế nào phòng ngừa bệnh phong?
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là tránh tiếp xúc lâu dài, gần gũi với người bị nhiễm bệnh không được điều trị.
Tiên lượng cho bệnh nhân phong như thế nào?
Nếu điều trị kịp thời, bệnh tình của bạn sẽ tiến triển khá tốt. Điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa tổn thương mô, ngăn chặn sự lây lan của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng về sức khoẻ. Nếu phát hiện trễ, sau khi người bệnh bị biến dạng đáng kể hoặc tàn tật, tiên lượng sẽ không tốt. Trong những trường hợp này, người bệnh có thể không thể sống một cuộc sống bình thường dù điều trị thế nào đi nữa.
Phong là căn bệnh nguy hiểm, có thể lây lan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị dứt bệnh phong. Điều quan trọng là bạn hãy chăm lo cho sức khỏe và phát hiện bệnh kịp thời để tránh những biến chứng về sau. Mặc dù đây là căn bệnh quái ác, nhưng bạn vẫn có thể bảo vệ bản thân và gia đình khỏe mạnh.
Theo congthuong.vn
Công bố mới về bệnh phong: Bắt chước nhiều bệnh, dễ chẩn đoán nhầm
Số ca mắc bệnh phong có biểu hiện rất giống với các bệnh khác dẫn đến nhầm lẫn chẩn đoán, điều trị trễ, để lại di chứng và lây lan cho cộng đồng.
Một nghiên cứu vừa công bố tại hội nghị khoa học da liễu miền Nam 2019 do Bệnh viện Da liễu TP HCM tổ chức khiến giới chuyên môn, cộng đồng đáng lưu tâm về căn bệnh phong-căn bệnh gây ra tàn phế.
Theo BS CK2 Nguyễn Thanh Hùng (Bệnh viện Da liễu TP), bệnh phong là bệnh cổ xưa nhất trong da liễu. Hiện nay, nước ta đã loại trừ được bệnh phong, số ca mắc mới đã giảm nhiều. Đặc điểm của bệnh phong giai đoạn này đa số thuộc nhóm nhiều khuẩn, ủ bệnh lâu và hội chứng lan tỏa toàn thân. Tuy nhiên, số ca mắc bệnh phong lại có biểu hiện rất giống với các bệnh khác dẫn đến nhầm lẫn chẩn đoán, điều trị trễ, để lại di chứng và lây lan cho cộng đồng.
Ca bệnh phong loét miệng dai dẳng dễ nhầm với thứ bệnh khác
Nêu 3 ca trong 6 ca bệnh điển hình, BS Hùng chỉ ra những biểu hiện không thường gặp của bệnh phong. Trường hợp thứ nhất là cặp song sinh 19 t.uổi với biểu hiện là rụng tóc tiến triển (bao gồm lông mày, lông mi), cánh tay, thân, nách và lông mu 11 năm qua; da sáng bóng, không có biểu hiện của bệnh phong. Có 2 đến 3 đợt có vết loét tự phát ở khuỷ tay, đầu gối và lành để lại sẹo teo. Sẹo tẹo đường kính 5 đến 1 cm xuất hiện ở khuỷ tay, đầu gối và đùi; nhiều dây thần kinh ngoại biên lớn, không đối xứng ở cả hai chi; không mất cảm giám hoặc yếu cơ. Khi sinh thiết phát hiện mắc bệnh phong.
Trường hợp thứ 2 là nam bệnh nhân 50 t.uổi, xuất hiện các đợt mụn nước trong 3 tháng, lành để lại các đốm và sẹo giảm sắc tố; phát ban từng đợt kèm sốt nhẹ và đau khớp; mụn nước lõm trung tâm và nhiều dát giảm và tăng sắc tố; sẹo rải rác trên thân và tứ chi. Bệnh nhân đã được điều trị kháng sinh không cải thiện, không có dấu hiệu n.hiễm t.rùng, tất cả các xét nghiệm bình thường, huyết thanh HIV âm tính. Sinh thiết từ mụn nước thấy phân tách dưới thượng bì, đại thực bào sủi bọt và thâm nhiễm bạch cầu trung tính ở lớp hạ bì. Chẩn đoán mắc ENL/bệnh phong.
Trường hợp thứ ba, nam 31 t.uổi, sẩn ở vòm miệng mềm tăng dần về kích thước và số lượng, kết hợp thành mảng, lan rộng, thời gian trong 1 năm; không đau, không có cảm giác rát nóng trong miệng, không ra m.áu cam hoặc loét; thâm nhiễm lan tỏa của dái tai, vài sần, mềm cùng màu da ở hai bên sườn và chi dưới, không có rụng lông, biến dạng mũi, không mất cảm giác vận động, không hạch, GPB mô học phù hợp với bệnh phong. Chẩn đoán bệnh phong histoid.
Kết luận, BS Hùng cho rằng triệu chứng của bệnh phong rất đa dạng và bắt chước rất nhiều bệnh khác. Giai đoạn dịch tễ thấp như hiện nay, bệnh phong thường gặp ở nhiều thể khuẩn MB, mà đặc điểm của nó là lâm sàng đa dạng, vi khuẩn nhiều. Việc chẩn đoán nhầm, chậm điều trị để lại di chứng tàn tật và lây cho cộng đồng. Cần lưu ý bệnh này về mặt lâm sàng và cận lâm sàng.
Nguyễn Thạnh
Theo nguoilaodong