Bệnh phong vốn được xem là một căn bệnh nguy hiểm, bị liệt vào danh sách “ tứ chứng nan y”.
Susan Sontag đã viết trong quyển “AIDS và Ẩn dụ của nó” (AIDS and Its Metaphors): “Mỗi người đều có 2 mặt bổn phận công dân, một là thuộc về ‘đất nước’ khỏe mạnh, mặt còn lại thuộc về “đất nước” bệnh tật”. Cho dù bạn có muốn hay không, con người sẽ phải trải qua những bệnh tật nhẹ hoặc nặng. Nếu bạn may mắn, ông trời sẽ “cấp” cho bạn hộ chiếu đến với “đất nước” khỏe mạnh.
Nhưng trong quá khứ, có một căn bệnh kỳ lạ khiến con người chìm trong bóng tối cả đời. Ngay cả khi đã chữa lành, họ cũng không có cách nào “chạm” vào thế giới ngoài kia. Đó là căn bệnh mà đến hiện tại người ta vẫn thường biến sắc khi nhắc tới: Bệnh phong.
Hơn 3000 năm trước, Ai Cập cổ đại đã để lại những ghi chép ngắn về bệnh phong. Vào thời điểm đó, người Ai Cập gọi nó là căn bệnh do thượng đế trừng phạt loài người.
Toàn thân của người bệnh sẽ dần dần mất đi, giống như tiêm thuốc tê trong một thời gian dài, họ sẽ không cảm thấy đau đớn gì cả. Ngay cả khi nhúng tay hoặc chân vào nước sôi, dù da phồng rộp lên cũng vẫn không có cảm giác gì. Đồng thời, làn da của người bệnh sẽ bị l.ở l.oét lan rộng ra cả khuôn mặt, mắt, tay, chân,… Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, xương mũi và hốc mắt sẽ sụp xuống, khuôn mặt biến dạng cho đến lúc c.hết.
X.ương s.ọ bị biến dạng của một người mắc bệnh phong đã qua đời.
Trong hàng nghìn năm qua, bệnh này được coi là một những căn bệnh có mức độ lây truyền cao. Bệnh phong không vì sự sợ hãi và hiểu biết sai lệch của con người mà thay đổi. Thay vào đó, nó càng ngày càng lan rộng ra khắp thế giới.
Trong quá khứ, ở phương Tây, con người thường không có lựa chọn nào khác ngoài việc cầu xin các tín ngưỡng tôn giáo của họ, xem căn bệnh là biểu tượng của tội lỗi và sự ô uế. Do đó, những người bình thường đã trực tiếp tước đi quyền lực và sự tự do của những người bệnh, đưa họ đến sống trên những hòn đảo hoang vắng, thậm chí còn tổ chức những tang lễ cho những “người c.hết còn thở”.
Ảnh vẽ lại một người mắc bệnh phong ở Phương Tây.
Ở Trung Quốc, theo phong tục dân gian, những người mắc bệnh này bị xem là ô uế về đạo đức. Người xung quanh sẽ phân biệt đối xử, không sẵn lòng giao tiếp với họ, người bệnh thường bị xua đuổi và g.iết c.hết.
Cách nhân đạo nhất đối với những người mắc bệnh phong là tìm một nơi thật xa để cách ly họ. Vào thời nhà Tần, có một ngôi nhà đặc biệt gọi là “Lệ Thiên Sở”, một nơi dành riêng cho những người mắc bệnh phong. Đây là bệnh viện cách ly bệnh nhân mắc bệnh phong sớm nhất trên thế giới, có lịch sử hơn 2000 năm.
Những năm 60 của thế kỷ trước, người mắc bệnh phong hầu như tập trung thành những ngôi làng hoặc viện, tách biệt với cuộc sống bên ngoài. Vào thời điểm đó, có hơn 600 ngôi làng phong và hơn 20.000 bệnh nhân mắc bệnh phong ở Trung Quốc.
Một ngôi làng phong ở Trung Quốc.
Hiệu quả của phương pháp này có vẻ rất tốt nhưng mang lại những cảm nhận khá đau khổ, những người bị bệnh này phải xa vợ con, rơi vào nghèo đói và bệnh tật. Nhiều người đã chọn cách t.ự s.át để giải thoát bản thân.
Ở ngôi làng phong còn có những đ.ứa b.é tội nghiệp mắc bệnh phong.
Nhưng có một điều còn đáng sợ hơn nữa, nó đã dần dần phát triển thành một loại văn hóa: Văn hóa phân biệt đối xử với người mắc bệnh phong. Ngay cả khi y học đã chứng minh khả năng lây nhiễm của căn bệnh rất thấp, nhưng sự phân biệt đối xử vẫn tồn tại. Thậm chí, một nhân viên y tế có nhận thức cao về bệnh phong vẫn mặc áo khoác dày và mang giày cao su khi tiếp xúc với bệnh nhân. Bên cạnh đó, khi bệnh nhân được chữa khỏi, họ rất khó để trở lại cuộc sống thường ngày, rất khó để tái hòa nhập cộng đồng.
Đầu thế kỷ 19, mọi người bắt đầu có những đột phá về nhận thức với căn bệnh phong. Một nhà nghiên cứu y học người Na Uy tên là Danielson đã tiến hành một thí nghiệm táo bạo. Ông đã cạo các mảng da từ người bệnh phong rồi tiêm vào 4 trợ lý và chính bản thân ông. Rất may mắn, không ai trong 5 người mắc bệnh phong. Họ bắt đầu hoài nghi, có thể căn bệnh này không phải là một bệnh truyền nhiễm.
Vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra bệnh phong.
Năm 1873, Hansen, một nhà nghiên cứu y học người Na Uy khác đã sử dụng kính hiển vi tìm ra các tế bào hình que trong nốt sần từ người bệnh. Đó là một loại trực khuẩn có tên Mycobacterium leprae. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây mất cân bằng miễn dịch, sinh ra phản ứng dị ứng, dẫn đến một loạt các vết l.ở l.oét trên da và nhiều triệu chứng mất cảm giác.
Xương chân bị biến dạng của một người bệnh đã mất
Vài năm sau, một thí nghiệm khác được thực hiện trên 225 tình nguyện viên và chỉ có 5 người nhiễm bệnh. Hiện tại, y học đã chứng minh được bệnh phong là một căn bệnh truyền nhiễm, xác suất lây nhiễm như cảm cúm thông thường, và 95% người miễn dịch với nó.
Trên thực tế, thời gian ủ bệnh phong rất dài, ngắn thì vài tháng, lâu nhất là từ 20 đến 30 năm. Vì tổn thương da thường xuất hiện ở những nơi khó nhìn thấy nên không phát hiện bệnh kịp thời.
Nguồn: Zhihu
Theo Helino
Cha mẹ bất cẩn, bé 9 tháng t.uổi bị bỏng nặng vì phích nước đổ
Trong lúc chơi đùa, bé 9 tháng t.uổi đã bị đổ phích nước sôi vào người. Vụ tai nạn khiến bé bị bỏng rộp vùng bàn, cẳng tay và cẳng, bàn chân 2 bên.
Ngày 22/11, bác sĩ Đỗ Hoàng Việt (BV Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết, BV vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi Đinh Nam T. (09 tháng t.uổi, ở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) do bị bỏng nước sôi.
Trước đó, bé được chuyển đến BV trong tình trạng chân, tay xuất hiện nhiều nốt phỏng nước, bỏng rộp vùng bàn, cẳng tay và cẳng, bàn chân 2 bên. Gia đình cho biết, trong lúc chơi đùa, gia đình không để ý bé đã bị phích nước sôi đổ vào người. Gia đình phát hiện nhanh chóng đưa bé đến BV điều trị.
Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhi
Tại BV, các bác sĩ xác định bệnh nhi bị bỏng nước sôi độ II, III vùng cẳng bàn chân hai bên, cẳng bàn tay trái 10% nên chỉ định phẫu thuật.
Tại phòng phẫu thuật, bé được cắt lọc vảy da, vảy tiết vùng cẳng bàn chân hai bên, cẳng tay trái sau đó băng toàn bộ vùng bỏng bằng Silvirin. Hiện tại sức khỏe của bé đã tạm ổn định và tiếp tục được chăm sóc tại BV.
Theo bác sĩ Đỗ Hoàng Việt, đối với t.rẻ e.m, các loại bỏng đều gây nguy cơ t.ử v.ong rất cao, do cơ thể của các em còn non nớt, sức đề kháng kém. Da của các em rất dễ b.ị h.oại t.ử dẫn đến n.hiễm t.rùng m.áu, cho dù các em chỉ bị bỏng nước sôi độ 1, độ 2, nhưng chỉ cần khoảng 25% cơ thể đã nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, cha mẹ cần luôn chú ý giám sát trẻ; để các vật dụng dễ gây bỏng (phích nước sôi, cốc nước nóng, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa…) ngoài tầm tay trẻ.
Khi nấu ăn, luôn quay cán xoong, chảo vào phía trong tránh va quệt; không để trẻ nhỏ tự tắm vòi nước nóng lạnh, nếu tắm chậu cho trẻ, cần đổ nước lạnh vào trước và hòa nước nóng sau, luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ.
T.rẻ e.m bị bỏng, lỗi chung quy vẫn do người lớn sơ suất, lơ là trông coi. Đừng để một phút chểnh mảng trong việc chăm sóc làm thay đổi một cuộc đời, một số phận của đ.ứa t.rẻ.
Linh Trần
Theo phunuvietnam