Bệnh sởi tại TPHCM đang có dấu hiệu tăng

Ngày 25/12, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng xảy ra trên địa bàn đang có xu hướng giảm thế nhưng bệnh sởi lại có dấu hiệu gia tăng trong những ngày cuối năm 2019.

Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh T.D

Cụ thể, tổng số ca sởi nội trú và ngoại trú tính từ ngày 16/11 đến ngày 15/12 là 169 ca, tăng 21% so với tháng trước. Tính từ đầu năm 2019 đến ngày 15/12, thành phố có 6.673 ca sởi, tăng 5.459 ca so với cùng kỳ năm 2018.

Về bệnh sốt xuất huyết số ca nội trú và ngoại trú từ ngày 16/11 đến ngày 15/12/2019 là 5.325 ca, giảm 31% so với tháng trước và giảm 36% so với cùng kỳ năm 2018. Trong tháng qua có 1 ca t.ử v.ong tại huyện Hóc Môn. Số ca sốt xuất huyết cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15/12 là 64.989 ca, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2018; đã ghi nhận 10 ca t.ử v.ong, trong đó Hóc Môn có 4 ca và Củ Chi, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Quận 2, Tân Bình mỗi địa phương có 1 ca.

Tương tự, tình hình bệnh tay chân miệng xảy ra trên địa bàn cũng đang giảm. Tổng số ca nội trú và ngoại trú từ ngày 16/11 đến ngày 15/12 là 2.218 ca, giảm 59% so với tháng 11 và giảm 40% so với cùng kỳ năm 2018. Số ca cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15/12/2019 là 27.313 ca, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2018.

Ngoài ra, theo kết quả giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại thành phố từ nhiều năm qua của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, từ khoảng tháng 12 năm trước cho đến hết tháng 3 năm sau là thời gian xuất hiện nhiều ca bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp như cúm, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella…

Bệnh có thể xuất hiện rải rác trong cộng đồng nhưng cũng có thể gây nên các chùm ca bệnh ở những nơi đông người như, trường học, xưởng sản xuất, văn phòng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi và thường tự khỏi nhưng cũng có thể có biến chứng nặng trên một số cơ địa mắc bệnh mạn tính, phụ nữ có thai, trẻ quá nhỏ hoặc người già.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, trong thời gian tới ngành Y tế sẽ tiếp tục tăng cường giám sát, xử lý các điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết; giám sát, phát hiện và xử lý sớm các ổ dịch, không để dịch lan rộng, kéo dài…

Thu Dịu

Theo baohaiquan

TP HCM: Số ca sốt xuất huyết tăng đột biến, 5 trường hợp t.ử v.ong

Ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM những ngày qua cho thấy, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị do sốt xuất huyết tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018.

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang được điều trị. Ảnh: TTXVN

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, mùa dịch sốt xuất huyết đã thực sự vào mùa và bắt đầu tăng nhanh. Trong 6 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn TP đã có 4.768 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 176% so với cùng kỳ năm 2018 (8.959 ca) và có 5 trường hợp t.ử v.ong gồm 3 người lớn, 2 thiếu niên.

TTXVN đưa tin, ghi nhận từ Phòng Kế hoạch Tổng hợp của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, tính từ tháng 5/2019 đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 3.788 ca đến khám do mắc sốt xuất huyết và 1.551 ca nhập viện điều trị.

Bác sỹ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP Hồ Chí Minh cho biết, tương tự các mùa dịch năm trước, bắt đầu từ tháng 6, khi những cơn mưa dày đặc hơn, dịch bệnh sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực miền Nam nói chung bắt đầu gia tăng nhanh. Chỉ tính riêng tháng 6/2019, Thành phố đã ghi nhận 2.329 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 1.384 ca nội trú và 945 ca ngoại trú.

Tuy nhiên, năm nay dịch sốt xuất huyết đến sớm hơn 1 tháng. Số ca mắc cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018.

Cũng theo bác sĩ Dũng, Trung tâm Y tế TP Hồ Chí Minh đã triển khai xuống tận các quận, huyện, phường, xã những biện pháp phòng chống dịch như: kiểm soát điểm nguy cơ, xác định nhanh ổ dịch, xử lý triệt để từng ổ dịch và khu vực xung quanh trong vòng 48 giờ.

Tại Hà Nội, theo báo cáo của Sở Y tế, từ ngày 1/7 đến 7/7/2019, trên địa bàn thành phố ghi nhận 178 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) ở 77 xã, phường của 23 quận, huyện.

T.uổi trẻ thủ đô thông tin, tính cộng dồn từ đầu năm 2019 đến nay, toàn thành phố có 998 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, rất may không có trường hợp t.ử v.ong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận huyện, 241/584 xã phường. Hiện tại còn 92 bệnh nhân đang điều trị (chiếm 9,2%).

Ngoài dịch sốt xuất huyết vẫn đang có xu hướng tăng thì các dịch bệnh truyền nhiễm “trái mùa” như sởi, rubella, tay chân miệng đều đang hạ nhiệt, nguyên nhân do thời tiết nắng nóng gay gắt vài tuần gần đây.

Về dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết, trong 3-4 ngày đầu tiên, bệnh nhân sốt cao, đau đầu, da niêm sung huyết (da nổi ửng đỏ), lạnh run, nhức mỏi… Từ 5-7 ngày kế tiếp, các triệu chứng giảm dần nhưng bắt đầu xuất huyết niêm mạc, như: ra m.áu mũi, ra m.áu chân răng, có trường hợp nặng ói ra m.áu, đi ngoài phân đen, suy đa cơ quan … Đặc biệt, sốt xuất huyết suy đa cơ quan có tỷ lệ t.ử v.ong rất cao.

Đối tượng béo phì, bệnh nhân có bệnh mãn tính đi kèm: tiểu đường, cao huyết áp, thiếu m.áu cơ tim… có nguy cơ diễn tiến bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm hơn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết có nguy cơ sinh non, sẩy thai.

Người bệnh cần uống nhiều nước, ăn thực phẩm dễ tiêu, nghỉ ngơi và vệ sinh nơi ở thoáng mát. Hầu hết các ca sốt xuất huyết đều có diễn tiến thuận lợi và tự khỏi, nhưng một số trường hợp diễn tiến phức tạp, dẫn đến t.ử v.ong.

Để giảm tỷ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết tại cộng đồng, người dân cần ý thức bắng hành động thực tiễn: diệt muỗi, loăng quăng (bọ gậy), không còn ao tù, nước đọng trong chum, vại… Hãy để mỗi người dân là một thành viên phòng chống sốt xuất huyết.

Bạch Hiền

Theo ĐSPL

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *