Bệnh tắc động mạch ngoại biên

Chào bác sĩ, tôi bị đau bắp chân mỗi khi đi lại, không đi thì đỡ đau. Có phải tôi bị bệnh động mạch không? Điều trị như thế nào? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp.

Ảnh minh họa: Shutterstock

Chào bạn, với triệu chứng được miêu tả, có khả năng bạn đang bị bệnh tắc động mạch ngoại biên (chi dưới). Bệnh nhân mắc bệnh này thường xuất hiện một số triệu chứng như: cảm giác chuột rút ở vùng đùi, hông và bắp chân xuất hiện khi đi bộ, trèo cầu thang hoặc khi gắng sức. Cơn đau sẽ giảm hoặc hết khi chân được nghỉ ngơi. Người bệnh dễ nhầm lẫn cơn đau do tắc động mạch ngoại biên với cơn đau do viêm xương khớp gây ra.

Tắc động mạch chi dưới là tình trạng một phần hay toàn bộ chi dưới không được cung cấp đầy đủ m.áu cho các hoạt động thường ngày của cơ thể. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, người bệnh có nguy cơ tàn phế khá cao (buộc cắt cụt) do tình trạng hoại tử chi nặng, điều trị cải thiện không thuyên giảm.

Hiện nay, có 3 phương pháp chính trong việc điều trị tắc mãn tính động mạch chi dưới bao gồm: điều trị bằng thuốc, can thiệp mạch, phẫu thuật. Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào diễn tiến của bệnh. Phát hiện và điều trị từ sớm sẽ hạn chế khả năng cắt cụt chi ở người bệnh tắc động mạch chi dưới.

Trường hợp của bạn, nếu cơn đau lặp lại nhiều lần hãy đến bệnh viện để được thăm bác sĩ thăm khám. Tại Khoa Tim mạch – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, người bệnh có dấu hiệu nghi ngờ tắc động mạch ngoại biên được siêu âm màu để xác định vị trí, mức độ hẹp tắc từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Điều trị tắc động mạch chi dưới bằng can thiệp mạch DSA là một trong những phương pháp tiên tiến. Khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã ứng dụng phương pháp này nhiều năm nay trong điều trị bệnh tắc động mạch chi dưới. Quá trình điều trị bệnh bằng phương pháp này mang lại kết quả khả quan, giúp người bệnh bảo tồn được chi, không phải cắt cụt.

Can thiệp điều trị hiệu quả tắc động mạch chi dưới

Các triệu chứng đau, mỏi chân do bệnh lý động mạch chi dưới mạn tính thường nhầm với bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng hay thoát vị đĩa đệm, có thể khiến việc điều trị bị chậm trễ, bệnh tiến triển nặng làm loét và hoại tử chi.

ây là nguyên nhân hàng đầu của việc phải cắt cụt chi, ảnh hưởng nặng nề chất lượng sống của bệnh nhân.

Can thiệp nội mạch là phương pháp tiên tiến, điều trị cho người bệnh tắc động mạch chi dưới mạn tính. Trong ảnh: Ths.BS Nguyễn Văn Trang thăm hỏi người bệnh. Ảnh BV cung cấp.

ThS.BS Nguyễn Văn Trang, Phó Trưởng Khoa Ngoại lồng ngực – mạch m.áu, Bệnh viện (BV) a khoa TP Cần Thơ cho biết, đa phần người mắc bệnh lý động mạch chi dưới mạn tính đến khám tại Phòng khám chuyên khoa của BV đều ở giai đoạn muộn.

Dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh lý này là đau cách hồi: đau khi đi, dừng lại nghỉ sẽ đỡ đau và lại đau khi tiếp tục đi. Khoảng cách quãng đường khi xuất hiện cơn đau càng ngắn, thậm chí đau cả khi ngồi tại chỗ, nghỉ ngơi cũng đau, cho thấy bệnh đã ở tình trạng nặng.

Bệnh động mạch chi dưới mạn tính chỉ tình trạng một phần hay toàn bộ chi dưới không được cung cấp đầy đủ m.áu đáp ứng cho các hoạt động sinh lý của cơ thể. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bên cạnh những cơn đau còn xuất hiện viêm loét hoặc hoại tử đầu chi do thiếu m.áu. Tùy vào vị trí b.ị h.oại t.ử mà cắt cụt cao hay thấp, có thể khiến người bệnh trở thành tàn phế.

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Trang, bệnh thường xảy ra ở người lớn t.uổi có nhiều yếu tố nguy cơ kèm theo. Vì vậy, lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân được ưu tiên hàng đầu. Mới đây, ê-kíp bác sĩ BV can thiệp điều trị thành công cho bệnh nhân T. V. H (64 t.uổi, ở tỉnh Sóc Trăng). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lạnh, tê tím toàn bộ cẳng chân trái. Qua các kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có huyết khối đùi nông chân trái mạn tính.

Ê-kíp tiến hành can thiệp, mở đường vào mạch m.áu ở động mạch đùi chân trái, sau đó chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) bằng ống thông, đ.ánh giá tổng thể vùng tổn thương. Dựa vào hình ảnh từ DSA, ê-kíp can thiệp nhìn thấy trực tiếp vị trí của tổn thương, hình thái cũng như mức độ tổn thương và cấu trúc của thành mạch m.áu. Từ đó, nhận định được tổn thương do huyết khối hay do xơ vữa để lựa chọn phương án và dụng cụ tối ưu can thiệp hiệu quả.

Sau 2 giờ can thiệp, hình ảnh DSA cho thấy động mạch đùi được tái thông, dòng m.áu c.hảy đến các phần xa của chi tốt. Nhờ đó, các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân được cải thiện ngay, bàn chân hồng trở lại, cảm giác tê bì giảm. Bệnh nhân gần như hồi phục ngay sau can thiệp và rất hài lòng với kết quả điều trị.

Với bệnh lý tắc động mạch chi dưới mạn tính, việc phát hiện sớm và điều trị đúng chuyên khoa là điều quan trọng nhất. Các phương pháp điều trị hiện nay gồm điều trị bằng thuốc, can thiệp hoặc phẫu thuật.

Can thiệp mạch là phương pháp tiên tiến được áp dụng tại nhiều trung tâm tim mạch. BV a khoa TP Cần Thơ đã triển khai kỹ thuật này từ năm 2019 đến nay, giúp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân tắc động mạch chi dưới.

Ngoài ra, các bác sĩ còn thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch đối với người bệnh ở các giai đoạn muộn hơn. Việc lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên những kết quả chẩn đoán chính xác của bác sĩ có chuyên môn cao.

Nguyên nhân dẫn đến tắc động mạch chi dưới mạn tính chủ yếu do xơ vữa động mạch, với nhiều yếu tố liên quan bao gồm thói quen hút t.huốc l.á, người cao t.uổi mắc đồng thời nhiều bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ m.áu…

ThS.BS Nguyễn Văn Trang khuyến cáo, để phòng bệnh, trước hết cần điều chỉnh lối sống, từ bỏ t.huốc l.á, kiểm soát tốt các bệnh nội tiết, thực hiện chế độ vận động, dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh.

Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người dân có thể đến khám ở Phòng khám chuyên khoa lồng ngực, mạch m.áu – Phòng số 19, tầng 1 BV a khoa TP Cần Thơ, số 4 đường Châu Văn Liêm, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ để được tư vấn và điều trị kịp thời, hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *