Mới đây ê kíp BS của BV Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) đã phẫu thuật nội soi cấp cứu cắt 1 đoạn ruột non, cứu sống người bệnh bị tắc ruột non do lồng ruột/h ội chứng PJS ( Peutz Jeghers).
Hội chứng PJS (Peutz Jeghers) có thể dẫn tới ung thư (Internet).
Người bệnh N.T.K.T (SN 1988 ngụ tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) nhập viện lúc 2h11p ngày 26/10/2019 trong tình trạng đau bụng dữ dội, bụng chướng.
Qua thăm khám và chụp MSCT, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị hội chứng Peutz Jeghers có biến chứng tắc ruột do lồng ruột và chỉ định phẫu thuật cấp cứu cắt đoạn ruột non qua nội soi.
Sau phẫu thuật người bệnh đã tỉnh táo, sinh hiệu ổn và đang được các BS và điều dưỡng chăm sóc tại khoa tiêu hóa bệnh viện HMCL, dự kiến sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
Theo Ths.Bs Huỳnh Huy Cường, bệnh về đường ruộtliên quan đến hội chứng Peutz-Jeghers (PJS) là một bệnh di truyền hiếm gặp (tỷ lệ 1/160.000-1/280.000). Nguyên nhân do đột biến Gen xuất hiện các Polyp harmatoma dọc khắp đường tiêu hóa.
Ba vị trí hay xuất hiện polype nhất là: tá tràng, đại tràng và dạ dày. Bệnh làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng và một số loại ung thư khác như: dạ dày, ruột non, ung thư vú….Người bệnh cần phải được tầm soát và theo dõi chặt chẽ theo lịch khám định kỳ để phát hiện các ung thư sớm nhằm điều trị kịp thời.
Theo bác sĩ, nếu không có sự kiểm soát y tế phù hợp, nguy cơ mắc ung thư suốt đời ở những người mắc bệnh PJS có thể lên tới 93%. Hamartoma là sự phát triển của các mô xuất hiện bình thường, tích tụ thành một khối u lành tính (không ung thư).
Trong PJS, polyp hamartomatous thường phát triển ở ruột non và ruột già, và chúng có thể gây xuất huyết hoặc các vấn đề khác, chẳng hạn như tắc nghẽn đường ruột.
Bệnh nhân mắc hội chứng Peutz-Jeghers thường xuất hiện các dấu hiệu:
Có polyp dạng hamartoma: Thường có trong ruột non, đôi khi xuất hiện ở ruột già, dạ dày. Polyp thường mọc khi trẻ nhỏ, có thể gây xuất huyết (đi cầu phân có lẫn m.áu). Polyp này hiếm khi chuyển thành ung thư.
Đốm tàn nhang: Mọc rất đặc trưng (quanh môi, trong miệng, ở tay, chân, mi mắt). Xuất hiện khi trẻ còn nhỏ, có thể nhạt màu dần khi dậy thì. Các đốm này hoàn toàn vô hại. Da có thể sậm màu hơn.
Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, đau bụng quặn, lình xình – chướng bụng, sụt cân (do hấp thu thức ăn kém), thiếu m.áu (có xuất huyết từ polyp), nôn ói, có thể có dậy thì sớm. Các b.é t.rai có thể vú nhô to.
Nguy hiểm: Đau bụng quặn từng cơn, ói nhiều dẫn đến lồng ruột (do polyp làm rối loạn nhu động ruột nên các quai ruột chồng lên nhau.
Châu Anh
Theo GDTĐ
Mỹ: Có thể ngăn ngừa 92% ca ung thư do HPV nếu tiêm phòng vắcxin
Theo CDC, virus HPV là nguyên nhân gây ra trung bình 34.800 ca ung thư mỗi năm và có thể tránh được 32.100 trường hợp ung thư do HPV mỗi năm nếu tiêm phòng vắcxin đầy đủ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: her.ie)
Ngày 22/8, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết khoảng 92% số ca ung thư do HPV gây ra có thể ngăn ngừa được nhờ tiêm phòng vắcxin đồng thời nhấn mạnh việc tăng tỷ lệ tiêm phòng bệnh này là một ưu tiên quan trọng.
Báo cáo nghiên cứu mới do CDC công bố cho thấy virus HPV là nguyên nhân gây ra trung bình 34.800 ca ung thư mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2012-2016. Theo CDC, có thể tránh được 32.100 trường hợp ung thư do HPV mỗi năm nếu tiêm phòng vắcxin đầy đủ.
CDC hối thúc các chính phủ và người dân cần hành động khẩn trương để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng. Theo đó, cơ quan này đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tiêm phòng HPV lên 80%. CDC khuyến cáo t.rẻ e.m nên tiêm phòng HPV ở độ t.uổi 11 hoặc 12 t.uổi để tránh bị lây nhiễm virus này.
Tuy nhiên, số liệu mới thu thập cho thấy tỷ lệ tiêm chủng trong số thanh thiếu niên từ 13-17 t.uổi tăng chậm. Chỉ có 51% số thanh thiếu niên tiêm vắcxin đầy đủ, tăng 2% so với năm 2017.
Báo cáo của CDC cũng cho biết dù vắcxin ngừa HPV thường không được khuyến nghị sử dụng cho những người ở độ t.uổi từ 26 trở lên, song có thể hữu ích đối với một số người từ 27-45 t.uổi chưa từng tiêm vắcxin này nếu họ thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm HPV.
Ngoài tiêm phòng HPV, cơ quan y tế của Mỹ cũng khuyến cáo phụ nữ ở độ t.uổi từ 21-29 t.uổi nên xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung) cùng với xét nghiệm HPV 3 năm/lần.
Virus HPV lây qua đường t.ình d.ục và có thể dẫn đến ung thư cả ở nam giới và nữ giới, trong đó có các bệnh ung thư cổ tử cung, h.ậu m.ôn, họng.
Tháng Hai vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố báo cáo cho thấy trong năm 2018 cả thế giới ghi nhận 570.000 ca mắc ung thư cổ tử cung, theo đó bệnh ung thư này vào nhóm bốn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ sau ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư phổi.
Mỗi năm, ung thư cổ tử cung cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 phụ nữ, phần lớn ở các quốc gia có thu nhập thấp./.
Nguyễn Hằng
Theo TTXVN/Vietnamplus