Dựa trên tình hình thực tế con số người mắc bệnh viêm xoang ngày càng tăng cao đặc biệt thời điểm giao mùa. Rất nhiều người đặt ra câu hỏi “bệnh viêm xoang có chữa được không?”
Khi các hốc xoang bị bít tắc và chứa dịch hoặc mủ và lớp niêm mạc bị viêm nhiễm được gọi là viêm xoang. Khi nhận thấy các triệu chứng, người bệnh cần đi khám để được điều trị kịp thời.
Viêm xoang cấp tính để lâu dài sẽ dẫn đến viêm xoang mạn tính, lúc này sẽ rất khó để điều trị. Chính vì vậy, rất nhiều người hiện nay đang thắc mắc không biết viêm xoang có chữa được không?
1. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm xoang
Bệnh viêm xoang thường không do 1 nguyên nhân cụ thể nào gây ra mà thường là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Thông thường, các nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
– N.hiễm t.rùng xoang do cảm cúm, viêm amidan.
– Dị ứng do cơ địa, do tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, bụi, nấm mốc…
– Viêm xoang do hít phải bào tử nấm trong không khí.
– Tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất.
– Lạm dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt là aspirin nhưng không dung nạp thuốc.
– Do lệch vách ngăn mũi bởi chấn thương.
Chảy dịch mũi vàng xanh, đặc là triệu chứng điển hình của viêm xoang (Ảnh: Internet)
Các triệu chứng của viêm xoang có thể khác nhau tùy theo giai đoạn bệnh và từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên một số triệu chứng điển hình thường gặp bao gồm:
– Chảy dịch mũi vàng xanh, đặc.
– Ho, hơi thở hôi.
– Nghẹt mũi, giảm khứu giác.
– Đau răng hàm trên.
2. Bệnh viêm xoang có chữa khỏi không?
Khi gặp các triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang, bạn cần phải đến chuyên khoa Tai mũi họng để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị kịp thời. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về triệu chứng, tình trạng bệnh và quan sát bên trong mũi bằng một ống nội soi.
Tuy rằng, có rất nhiều người suy nghĩ khi bị viêm xoang thì người bệnh phải chấp nhận sống chung suốt đời với các triệu chứng. Tuy nhiên đây là một quan điểm sai lầm, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Do đó việc nhận biết các triệu chứng sớm của bệnh là vô cùng quan trọng.
Tùy theo mức độ bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị thường được sử dụng bao gồm điều trị nội khoa và điều trị phẫu thuật. Phẫu thuật có thể bao gồm thông thường hoặc nội soi. Trường hợp phẫu thuật sẽ được chỉ định khi điều trị bằng thuốc trước đó kéo dài nhiều ngày và nhiều đợt mà vẫn không đem lại hiệu quả.
Phương pháp nội soi điều trị viêm xoang (Ảnh: Internet)
Hiện nay, các tiến bộ khoa học được áp dụng nhiều, giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhanh chóng hơn, nhất là kỹ thuật nội soi mũi xoang. Nhờ có kỹ thuật này mà các bác sĩ có thể quan sát rõ tình trạng bệnh, từ đó đ.ánh giá được mức độ tiến triển một cách chính xác. Kỹ thuật chụp CT hốc mũi cũng cung cấp hình ảnh rõ ràng thay thế các phim X-quang ngày trước.
Mục đích của việc điều trị viêm xoang là phục hồi sự lưu thông khí và dẫn lưu dịch, làm cho niêm mạc hết viêm nhiễm và trở lại trạng thái bình thường. Nếu niêm mạc chưa thoái hóa quá nhiều cũng như lỗ thông xoang chưa bị bít tắc hết thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa bằng kháng sinh, kháng viêm, co mạch tại chỗ, rửa bằng nước muối sinh lý cũng đem lại hiệu quả tốt.
Với người bệnh có tình trạng viêm xoang hàm tích mủ nhiều, có thể thông rửa xoang hàm rồi đưa thuốc kháng sinh vào để điều trị. Dù bằng cách nào thì quan điểm điều trị viêm xoang của các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng hiện nay là cố gắng bảo tồn tối đa cấu trúc giải phẫu và duy trì chức năng sinh lý bình thường của mũi xoang.
Vì vậy, việc phát hiện sớm và đi khám kịp thời là vô cùng cấp thiết đối với bệnh nhân viêm xoang và mang tính quyết định đến kết quả của việc bệnh viêm xoang có chữa khỏi không?
Cắt amidan thường được chỉ định trong trường hợp nào?
Viêm amidan có thể điều trị bằng thuốc nhưng không ít người phải cắt amidan để điều trị dứt điểm bệnh này.
Viêm amidan thường gây đau đớn và khó chịu
Viêm amidan là một bệnh lý tai mũi họng phổ biến, thường gặp ở cả người lớn và t.rẻ e.m. Bệnh đặc biệt hay gặp ở thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh hay không khí ô nhiễm. Tuy nhiên việc cắt amidan như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng biết.
Bệnh viêm amidan là gì?
Viêm amidan là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tai – mũi – họng, đặc biệt là ở t.rẻ e.m, trong khi đó người trưởng thành ít mắc hơn. Đặc biệt, viêm amidan thường tái đi tái lại, dễ biến chứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thời gian học tập và làm việc của người bệnh.
Amidan là những tế bào lympho giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan cũng là nơi sản xuất ra kháng thể IgG cần thiết trong miễn dịch. Đây là hàng rào miễn dịch vùng họng – miệng, hoạt động mạnh từ độ t.uổi 4 – 10 t.uổi. Sau khi đến t.uổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan sẽ giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa.
Khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập và tấn công mũi họng, amidan phải chống lại quá mức dẫn đến tình trạng viêm sưng, đỏ. Hậu quả là tại amidan sẽ tập trung các “xác” vi khuẩn và “xác” bạch cầu, mô hoại t.ử h.ình thành các cục mủ rất hôi. Khi amidan bị viêm nhiều lần, khả năng chống chọi với vi khuẩn bị yếu đi. Lúc này, chính các ổ viêm nằm trong amidan lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng. Viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở t.rẻ e.m, thường do vi khuẩn gây ra.
Viêm amidan có nên cắt không?
Viêm amidan có thể điều trị bằng thuốc nhưng không ít người phải cắt amidan để điều trị dứt điểm bệnh này. Thế nhưng, không phải ai cũng biết khi nào cần cắt amidan và cắt amidan cần lưu ý những gì.
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An đang khám soi tai cho bệnh nhân
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An, Trưởng khoa Tai mũi họng t.rẻ e.m Bệnh viện đa khoa An Việt, không phải ai cũng nên cắt amidan.
Việc cắt amidan phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa, khi người bệnh ở trong những trường hợp như: Khi bạn bị viêm amidan khoảng 5-6 đợt cấp tính trong một năm gây những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, thấp khớp, viêm cầu thận; amidan có kích cỡ quá to gây cản trở cho việc ăn uống, xảy ra tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ, nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần; viêm amidan gây tình trạng hôi miệng, nuốt vướng hoặc những nghi ngờ ác tính do ung thư.
Được biết, những người đang có viêm nhiễm cấp tính tại amidan hoặc xung quanh amidan như mũi, xoang, cúm, sởi, sốt xuất huyết… cần phải điều trị qua đợt cấp tính khi nào ổn định mới được cắt.
Ngoài ra, một số bệnh lý mãn tính như tiểu đường, viêm gan, bệnh lao, giang mai, phụ nữ thời kỳ k.inh n.guyệt, mang thai hoặc cho con bú… cũng chống chỉ định phẫu thuật cắt amidan.
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An, cắt amidan là một thủ thuật đơn giản, không gây nguy hiểm tới tính mạng. Hiện nay, việc phẫu thuật được thực hiện bằng những phương pháp mới với nhiều ưu điểm vượt trội.