Bệnh viện đồng loạt đổi thuốc gây tê sau tai biến sản khoa ở Đà Nẵng

Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản TƯ đều đổi thuốc gây tê thay thế cho Bupivacaine – thuốc nghi gây tai biến sản khoa ở Đà Nẵng.

Một số bệnh viện tại Hà Nội cho biết vừa tìm thuốc gây tê khác thay thế Bupivacaine WPW Spinal 0,5% Heavy do Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC I cung cấp. Đây là loại thuốc liên quan đến tai biến sản khoa khiến hai sản phụ c.hết và một nguy kịch ở Đà Nẵng.

Chuyên gia thuộc Hội đồng thuốc của Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Bupivacaine WPW Spinal 0,5% Heavy là thuốc gây tê duy nhất trúng thầu qua đấu thầu tập trung tại Sở Y tế Hà Nội vừa qua. Bệnh viện cũng sử dụng kết quả đấu thầu này nên tạm thời sẽ được thay thế bằng thuốc Anaropin 5mg/ml lọ 10ml. Thuốc này có tác dụng giảm đau cấp, giảm đau sau phẫu thuật và khi sinh.

Thuốc gây tê Bupivacaine WPW Spinal 0,5% Heavy tạm ngừng sản xuất và sử dụng.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng vừa thay thế thuốc gây tê Bupivacaine WPW Spinal 0,5% Heavy bằng thuốc Chirocaine. Đây là thuốc gây tê, giảm đau phẫu thuật, gây tê ngoài màng cứng, gây tê khi sinh mổ…

Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương hiện cho ngừng sử dụng thuốc Bupivacaine WPW Spinal 0,5% Heavy và đang trong quá trình tìm thuốc khác thay thế.

Mới đây, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC I có văn bản gửi các bệnh viện cho biết đã gửi thuốc Bupivacaine WPW Spinal Heavy 0,5% đi kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương.

Ngày 22/11, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có văn bản chỉ đạo yêu cầu Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC I khẩn trương có giải pháp thay thế thuốc Bupivacaine WPW Spinal Heavy 0,5% trúng thầu để đảm bảo thực hiện hợp đồng ký kết theo quy định, và đảm bảo nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân.

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC I phải phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai các nội dung theo chỉ đạo của Cục, đồng thời gửi báo cáo về giải pháp thay thế thuốc Bupivacaine trước ngày 26/11/2019.

Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, hiện có 18 thuốc tiêm chứa hoạt chất tương tự sản phẩm liên quan tai biến của các nhà sản xuất từ: Pháp, Ấn Độ và Việt Nam được cấp visa lưu hành tại Việt Nam.

Cục Quản lý Dược yêu cầu các Sở Y tế tỉnh, thành phố và các bệnh viện rà soát lại danh mục thuốc trúng thầu. Ngoài 3 ca tai biến xảy ra tại Đà Nẵng còn có những trường hợp tương tự xảy ra ở những địa phương khác, như ở Cần Thơ và những nơi đang có thống kê gửi về Bộ Y tế.

Theo VTC

Bộ Y tế yêu cầu rà soát các ca tai biến do thuốc gây tê

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh các cơ sở y tế có thực hiện thủ thuật gây tê chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị và thuốc thiết yếu phục vụ cấp cứu các trường hợp tai biến do dùng thuốc tê.

Sau khi nhận được báo cáo của Sở Y tế TP Đà Nẵng về một số ca tai biến sản khoa nghiêm trọng tại Bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng vào các ngày 22/10/2019 và 17/11/2019 khiến 2 sản phụ t.ử v.ong và 1 sản phụ nguy kịch, Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện trực thuộc Bộ phải có hành động để kịp thời ngăn chặn các tai biến sản khoa có thể tiếp tục xảy ra.

Theo Bộ Y tế, các ca tai biến nghiêm trọng tại Bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng đều có đặc điểm chung là xảy ra sau khi gây tê tủy sống giảm đau trong mổ lấy thai (mổ bắt con). Hiện nay các cơ quan chức năng đang tiến hành tìm hiểu nguyên nhân.

Phương pháp gây tê tủy sống khi môt sinh chỉ được chỉ định cho một số đối tượng. Ảnh minh họa

Trong thời gian chờ kết quả, để kịp thời ngăn chặn các trường hợp t.ử v.ong và tai biến sản khoa nghiêm trọng, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện trực thuộc Bộ tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên và điều dưỡng làm công tác gây mê hồi sức và hồi sức cấp cứu về dự phòng, phát hiện và xử trí các biến chứng của thuốc gây tê.

Các đơn vị tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh các cơ sở y tế có thực hiện thủ thuật gây tê vùng chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị và thuốc thiết yếu phục vụ cấp cứu các trường hợp tai biến do dùng thuốc tê.

Đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương rà soát, phát hiện các trường hợp xảy ra biến cố bất lợi liên quan đến thuốc tê (nếu có), lập báo cáo gửi về Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc – DI & ADR Quốc gia (đồng gửi Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Khám chữa bệnh và Vụ Sức khỏe Bà mẹ, T.rẻ e.m, Bộ Y tế) theo hướng dẫn tại Quyết định số 1088/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Các đơn vị đôn đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ sản phụ khoa và sơ sinh nghiêm túc thực hiện Công văn số 5069/BYT-BM-TE ngày 29/8/2019 về sử dụng phương pháp vô cảm gây tê vùng trong mổ lấy thai.

Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo, chấn chỉnh các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sản phụ khoa thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 11/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh nhằm giảm t.ử v.ong bà mẹ, t.ử v.ong trẻ sơ sinh.

Theo congly

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *