Sau khi chụp cộng hưởng từ, thay vì phải in phim như trước đây, kết quả chụp sẽ được lưu ngay trên máy tính và nhanh chóng gửi lên hệ thống trực tuyến của các khoa.
Mới đây, Bệnh viện (BV) Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ não là ông PVT (59 t.uổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Vào buổi sáng, khi đang ngồi ăn sáng thì ông T. có dấu hiệu đột quỵ não với biểu hiện tê bì, hai chân và hai tay không cử động được, nói khó, yếu liệt một bên mặt. May mắn được cấp cứu kịp thời nên ông đã qua cơn nguy kịch.
Sau khi chiếu chụp, kết quả sẽ hiện lên máy tính, đồng thời gửi đi các khoa, phòng mà không cần in ra phim. Ảnh: PQ
Một trường hợp khác là cụ bà gần 80 t.uổi (Hà Nội), trước đó sức khỏe vẫn bình thường đột nhiên mất dần ý thức, cử động chậm dần và hôn mê. Gia đình vội vàng đưa bệnh nhân đến BV Hữu nghị Việt Xô cấp cứu.
Tại BV, bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, kết quả chụp CT cho thấy hình ảnh xuất huyết do vỡ phình mạch. Bệnh nhân được các bác sĩ (BS) cấp cứu và can thiệp nút phình mạch.
Sau một thời gian điều trị nội trú, bệnh nhân phục hồi nhiều, được rút ống nội khí quản, dự kiến sắp tới sẽ được tập phục hồi chức năng để sớm trở lại cuộc sống bình thường.
PGS-TS, BS CKII Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV Hữu nghị Việt Xô, cho biết với bệnh nhân đột quỵ, nếu phát hiện trong 6 giờ đầu việc quan trọng là phải có ngay hình ảnh của mạch não, tiếp theo cần xác định chính xác các tổn thương tính định khu.
Để làm được điều này, các BS sẽ sử dụng hai loại máy là chụp cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính. Sau khi chụp xong, chỉ 2-5 giây toàn bộ hình ảnh tổn thương sẽ hiện lên và lưu kết quả ngay trên máy tính, sau đó nhanh chóng gửi đi các khoa, phòng mà không cần in ra phim để BS quyết định tình trạng cấp cứu cho bệnh nhân và đưa ra phương hướng điều trị.
Theo BS Dũng, việc không dùng phim trong chụp chiếu có rất nhiều ý nghĩa. Đó là do sử dụng công nghệ số nên kết quả sẽ có rất nhanh, các BS có thể xem kết quả chụp ở bất cứ đâu và kết quả lúc nào cũng luôn như mới, có thể gửi sang Pháp, Mỹ bất cứ thời gian nào. Cạnh đó, việc không in phim sẽ góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí.
Hiện nay hầu hết các BV vẫn đang thực hiện quản lý và lưu trữ hồ sơ song song dưới dạng văn bản giấy và phim. Việc lưu trữ như vậy khiến các dữ liệu chẩn đoán hình ảnh rời rạc, tách rời giữa phim và biên bản ghi nhận kết quả chẩn đoán dẫn đến dễ nhầm lẫn, thất lạc.
Cạnh đó, việc chuyển cho bệnh nhân phim để lưu trữ, sử dụng tham khảo cho lần khám chữa bệnh sau cũng không hiệu quả vì thường bệnh nhân không biết bảo quản đúng tiêu chuẩn, phim cũng không thể lưu trữ lâu, bị trầy xước và không thể đọc chính xác.
BV Hữu nghị Việt Xô là một trong năm BV đầu tiên của Bộ Y tế ứng dụng công nghệ không phim trong lâm sàng. Việc ứng dụng này đã được BV thực hiện trong vài năm gần đây, tiết kiệm nhiều tỉ đồng do không phải in phim.
Theo PLO
Dùng than tổ ong, đốt rơm rạ gây hại môi trường thế nào?
Dùng than tổ ong, đốt rơm rạ sau khi thu hoạch là thói quen của nhiều người dân Hà Nội trong thời gian qua khiến không khí ở thủ đô càng thêm ngột ngạt.
Liên quan tới tình hình ô nhiễm không khí gần đây tại Hà Nội, ông Vũ Đăng Định, Chánh văn phòng, người phát ngôn của UBND TP. Hà Nội, cho hay đun bếp than tổ ong được xác định là một trong 12 nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.
“Theo số liệu điều tra của chúng tôi, mỗi ngày người dân thành phố sử dụng 528 tấn than, tương đương với 1.872 tấn khí CO2 phát thải ra môi trường. Ngoài ra, đốt rơm rạ cũng thải ra lượng lớn khí CO2, gây cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng đến chất lượng không khí”, ông Thái phát biểu.
Bên cạnh đó, Chi cục Bảo vệ Môi trường thành phố cũng cho biết nhiều huyện ngoại thành đang vào vụ gặt và tình trạng đốt rơm rạ trên nhiều cánh đồng vẫn tái diễn.
Những hành động này của người dân được các chuyên gia nhận định là một trong các tác nhân khiến chỉ số AQI của Hà Nội liên tục ở mức gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Hà Nội mù mịt trong những ngày chỉ số ô nhiễm không khí cao kỷ lục. Ảnh: Hoàng Hà.
PGS Trần Hồng Côn – Giảng viên khoa Hóa học Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội – phân tích hành động đốt than tổ ong không chỉ xả CO2 mà còn có rất nhiều khí thải khác vào môi trường.
Theo chuyên gia này, quá trình đốt than tổ ong được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là mồi lửa, sinh ra rất nhiều chất hữu cơ chưa cháy hết, tỏa ra ngoài theo dạng khói đen, thậm chí, có các chất hữu cơ mạch vòng, chất này có khả năng gây bệnh ung thư.
Ở giai đoạn này, nếu đốt than tổ ong trong không gian kín, chật hẹp, thiếu oxy, các chất hữu cơ chưa cháy hết sẽ tạo thành CO. Đây là loại khí độc, được xếp đầu bảng, không màu, không mùi, không tan trong nước. Loại khí thải này có khả năng đem đến cái c.hết từ từ, không nhận biết.
Ở giai đoạn bắt lửa, không còn khói, khí thải khi đốt than tổ ong chủ yếu là CO2, hơi nước và nhiều nhất là SO2.
“CO2 ở nồng độ cao sẽ gây bệnh hô hấp, đặc biệt, nồng độ rất cao sẽ gây ho, viêm phổi, tràn dịch màng phổi. Còn ở nồng độ thấp, tác động chưa nhìn thấy ngay, chúng theo cơ chế cộng dồn, gây bênh mạn tính”, PGS Côn cho hay.
Chuyên gia này nhận định than tổ ong người dân đang sử dụng chủ yếu là loại trộn với bùn và có hàm lượng huỳnh giúp bắt cháy nhanh hơn. Do đó, khi đốt, chúng sẽ phát sinh lượng khí SO2 lớn. Loại khí này độc hơn CO2, gây khó thở, nóng rát trong mũi và cổ họng… Đây là nguyên nhân của bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm mắt, viêm họng, viêm phế quản và đặc biệt là ung thư phổi.
Về thói quen đốt rơm rạ sau mùa thu hoạch, chuyên gia nhận định đây cũng là cách gây ô nhiễm môi trường. “Đốt rơm rạ chủ yếu sinh khói bụi là các chất hữu cơ chưa cháy hết. Chúng tạo ra các hạt bụi mịn, ngăn cản tầm nhìn, ảnh hưởng sinh hoạt bình thường của người dân”, chuyên gia cho biết.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, quá trình đốt rơm rạ làm phát sinh khí thải CO2, CO, NO2 vào môi trường. Không chỉ gây ô nhiễm tại khu vực đốt rơm rạ, mà các chất ô nhiễm còn theo gió phát tán ra vùng rộng lớn, làm gia tăng ô nhiễm không khí cho những vùng xung quanh.
PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp – Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai – cũng cảnh báo khoảng 30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Với đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch, con số này chiếm khoảng 25%. Với bệnh lý hô hấp, những đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp t.ử v.ong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí được coi là kẻ hại c.hết người thầm lặng. Trong đó, những người dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng này là người già, phụ nữ có thai, t.rẻ e.m và người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch…
Theo Zing