Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nói gì về vụ bệnh nhân ngưng tim bất ngờ tỉnh lại?

Khi bác sĩ phẫu thuật giải thích cho người nhà về các lợi ích cũng như tiên lượng của bệnh nhân sau khi thực hiện can thiệp, gia đình không đồng ý ký giấy xác nhận để bác sĩ tiến hành can thiệp điều trị.

Liên quan vụ việc một người đàn ông ngưng tim được gia đình chuyển về quê Quảng Nam lo hậu sự bất ngờ được cứu sống trên đường về nhà, bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM), cho biết bệnh nhân là ông N.Đ.K (47 t.uổi) nhập viện lúc 22 giờ 34 phút ngày 22-10.

Ông K. được Bệnh viện huyện Bình Chánh chuyển đến cấp cứu với chẩn đoán nhồi m.áu cơ tim.

Đơn xin xuất viện của bệnh nhân. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)

Theo bác sĩ Chiến, trên đường chuyển đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh nhân đã bị ngưng tim ngưng thở, ê-kíp chuyển viện đã hồi sức tim phổi ngay trên xe cấp cứu.

Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh nhân tiếp tục được hồi sức tim phổi nâng cao với nhiều lần phải sốc điện chuyển nhịp (5 lần).

Sau khoảng 1 giờ hồi sức tích cực, tim bệnh nhân đ.ập lại, huyết áp đo được nhưng rất thấp và phải sử dụng nhiều loại thuốc hỗ trợ tim và nâng huyết áp với liều rất cao.

Chẩn đoán xác định đây là một trường hợp nhồi m.áu cơ tim cấp mức độ nặng (Killip 4) đã có biến chứng ngưng tim ngọai viện, các bác sĩ chuẩn bị ê-kíp để sẵn sàng can thiệp động mạch vành cấp cứu.

Bác sĩ Chiến nhận định đây là trường hợp nhồi m.áu cơ tim cấp diễn tiến nặng, đã ngưng tim thời gian dài ngoài bệnh viện. Về mặt chuyên môn, bệnh nhân ngưng tim do nhồi m.áu cơ tim cấp, một khi đã hồi sức tim phổi thành công, vấn đề can thiệp tái thông động mạch vành sau đó là không quá khó khăn. Tuy nhiên, do tình trạng ngưng tim và phải hồi sức tim phổi kéo dài, bệnh có khả năng tổn thương não do thiếu m.áu nuôi.

Khi bác sĩ phẫu thuật giải thích cho người nhà về các lợi ích cũng như tiên lượng của bệnh nhân sau khi thực hiện can thiệp, gia đình không đồng ý ký giấy xác nhận để bác sĩ tiến hành can thiệp điều trị. Gia đình kiên quyết xin đưa bệnh nhân về.

Trước đó, ông K. bị ngưng tim, tiên lượng nặng được đưa về quê lo hậu sự. Nhưng bất ngờ trên đường về, tay chân ông vận động lại và được bệnh viện ở Quảng Nam cứu sống.

TP.HCM: Cấp cứu liên viện cứu sống bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở

Các bác sĩ Bệnh viện quận 7 vừa phối hợp với Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cứu sống thành công một bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở trước khi vào viện nhờ sự phối hợp nhịp nhàng.

Các bác sĩ khoa cấp cứu thăm khám và điều trị cho người dân – Ảnh: THU HIẾN

Ngày 26-10, Sở Y tế TP.HCM cho biết mới đây, người bệnh T.H.T. (TP.HCM) đang làm việc tại công trường xây dựng thì đột ngột tím tái, khó thở, được đồng nghiệp đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện quận 7 với tình trạng mạch, huyết áp bằng không.

Sau khi tiếp nhận và nhận thấy bệnh nhân đã ngưng tim ngưng thở trước nhập viện, ê kíp cấp cứu của Bệnh viện quận 7 đã thực hiện hồi sức tim phổi nâng cao, ấn tim ngoài lồng ngực, bóp bóng giúp thở, đặt nội khí quản, đồng thời được xử lý sốc điện ba lần.

Điện tim trên monitor cho thấy bệnh nhân có tình trạng nhồi m.áu cơ tim thành trước rộng. Ê kíp cấp cứu đã hội chẩn liên viện với chuyên gia của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và được chuyên gia tư vấn xử trí về chuyên môn, đồng thời đề nghị chuyển người bệnh về Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để được điều trị tích cực, đảm bảo an toàn người bệnh.

Tiếp nhận bệnh nhân, ê kíp trực cấp cứu của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa tim mạch can thiệp. Bác sĩ đã giải thích cho người nhà tình trạng người bệnh rất nặng và nguy cơ t.ử v.ong cao, người nhà đã đồng ý can thiệp mạch vành.

Sau 30 phút can thiệp, bệnh nhân đã được thông tắc một nhánh động mạch vành lớn nhất, sau đó chuyển về khoa tim mạch can thiệp theo dõi và điều trị tiếp. Hiện người bệnh đã hết đau ngực, tự thở khí trời, các giá trị sinh hiệu trong giới hạn bình thường.

Nhồi m.áu cơ tim là gì?

Các bác sĩ cho biết nhồi m.áu cơ tim xảy ra khi vùng cơ tim bị thiếu m.áu nuôi, do sự tắc nghẽn đột ngột của động mạch vành, thường liên quan đến mảng xơ vữa. Phần cơ tim nhồi m.áu bị c.hết đi, gây giảm chức năng co bóp, dẫn đến các hậu quả xấu như suy tim, sốc tim, đột tử do tim…

Nhồi m.áu cơ tim là một bệnh lý cấp cứu tim mạch, bệnh nhân có nguy cơ t.ử v.ong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tháng 12-2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố 10 nguyên nhân t.ử v.ong hàng đầu với hơn 80% số ca do nhồi m.áu cơ tim.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *