Một bệnh nhân 13 tháng t.uổi mắc bệnh tim bẩm sinh cửa sổ chủ phế – một bệnh tim rất hiếm gặp nhưng gây suy tim và t.ử v.ong rất sớm ở trẻ, đã được các bác sỹ khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa can thiệp bít lỗ thông thành công. Đây là lần đầu tiên bệnh này được can thiệt và điều trị tại Thanh Hóa.
Các bác sỹ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thực hiện quá trình bít lỗ thông cho bệnh nhân tim bẩm sinh cửa sổ chủ phế.
Bệnh nhân là cháu Nguyễn Thị Bình An (13 tháng t.uổi, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương), nặng 7kg, mắc bệnh tim bẩm sinh cửa sổ chủ phế – đây là căn bệnh hiếm gặp (chiếm 0,2% các bệnh tim bẩm sinh) và chưa từng được can thiệp, điều trị tại Thanh Hóa.
Bệnh nhân được đưa đến khoa ngày 14-10 với tình trạng suy tim độ 3-4, kèm theo viêm phổi. Với một cháu bé 13 tháng t.uổi, nặng 7 kg việc mổ hở là rất khó khăn, để tránh cho bệnh nhân phải trải qua một cuộc phẫu thuật hở, sau nhiều ngày cân nhắc, xin ý kiến từ Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Tim Hà Nội, sáng ngày 30-10, ê kíp y bác sỹ Khoa Tim mạch đã quyết định sử dụng phương pháp bít lỗ thông bằng cách đưa các dụng cụ từ đùi lên tim, qua mạch m.áu.
Cháu Nguyễn Thị Bình An (13 tháng t.uổi) vừa được các bác sỹ khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa can thiệp bít lỗ thông thành công.
Sau 50 phút thực hiện, ca can thiệp đầu tiên rất khó khăn nhưng đã thành công tốt đẹp. Lỗ thông được bít hoàn toàn bằng dụng cụ đóng ống động mạch 8/6 Cocoon.
Được biết, bệnh nhân An suy tim nặng, có nguy cơ t.ử v.ong cao nên không thể đợi được đến lúc 3-4 t.uổi mới can thiệp. Nếu mổ hở, bệnh nhân phải nằm điều trị lại viện từ 15-20 ngày, còn can thiệp bằng phương pháp này, cháu bé có thể xuất viện trong vài ngày tới và không để lại dấu vết gì trên cơ thể bệnh nhân.
Hoài Thu
Theo baothanhhoa
Cứu sống b.é g.ái sơ sinh bị xuất huyết phổi nặng bằng phương pháp thử máy cao tần HFO, cầm m.áu và bơm sunfactan
Bằng phương pháp thử máy cao tần HFO, cầm m.áu và bơm sunfactan, các bác sỹ Bệnh viện nhi Thanh Hóa vừa cứu sống thành công một b.é g.ái sơ sinh bị xuất huyết phổi nặng trong tình trạng rất nguy kịch.
Cháu Nguyễn Thị Ngọc đã được các bác sỹ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cứu sống, trở về với vòng tay của gia đình
Bệnh nhi là cháu Nguyễn Thị Ngọc, sinh ngày 4-7-2019, ở thôn 5, xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn. Cháu Ngọc được sinh ra tại Bệnh viên phụ sản Thanh Hóa nhưng gần như ngay trong ngày sinh, cháu Ngọc được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực – sơ sinhh, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng rất nguy kịch: Bóp bóng qua nội khí quản với nội khí quản trào nhiều m.áu tươi, trẻ tím tái toàn thân, nhịp tim rời rạc, các thông số mạch và SpO2 không đo được.
Các bác sĩ và nhân viên Khoa Hồi sức tích cực – sơ sinh đã đ.ánh giá nhanh tình hình, hội chẩn và tiến hành cấp cứu cho cháu Ngọc. Các biện pháp can thiệp được triển khai đồng loạt cho bệnh nhi như: Thở máy cao tần HFO, truyền dịch bồi phụ tuần hoàn và dùng đồng thời tối đa 4 loại thuốc vận mạch. Bên cạnh đó, quy trình lĩnh m.áu và các chế phẩm cầm m.áu cũng được phối hợp cùng Khoa huyết học, nhằm truyền m.áu được nhanh nhất cho bệnh nhi.
Cháu Nguyễn Thị Ngọc được cứu sống Bằng phương pháp thử máy cao tần HFO, cầm m.áu và bơm sunfactan, được điều trị tích cực để ra viện sau 19 ngày
Đến 16h cùng ngày, các bác sĩ đã cơ bản khống chế được hiện tượng xuất huyết phổi. Tuy nhiên, một dấu hiệu nguy hiểm khác của biến chứng do xuất huyết phổi gây ra là tình trạng bệnh nhi lên cơn tăng áp phổi. Trước tình huống trên, các bác sĩ đã hội chẩn và thống nhất sử dụng surfactant tổng hợp bơm vào phổi bệnh nhi nhằm bù lại lượng surfactant đã bị phá hủy.
Nguy cơ xuất huyết phổi quay trở lại sau bơm surfactant là rất lớn. Tuy nhiên, sau 2 lần bơm liên tiếp với tổng liều tối đa 200mg/kg thể trạng cùng với những nỗ lực trong dùng thuốc vận mạch, cần m.áu khác. Đến 20h cùng ngày, tình trạng huyết động cũng như hồi phục của phổi bệnh nhi cơ bản ổn định. Phổi bệnh nhi nở tốt, mạch và huyết, SpO2 áp ổn định, bệnh nhi đã bắt đầu có nước tiểu.
Sau 1 ngày thở máy cao tần HFO, bệnh nhi được chuyển thở máy thông thường và sau 7 ngày thở máy trẻ chuyển thở oxy trong 5 ngày tiếp theo. Sau 19 ngày điều trị, kiểm tra sàng lọc ổn định, cháu Ngọc được xuất viện trong niềm vui khôn xiết của bố mẹ và gia đình.
Thành công của các bác sỹ bệnh viện nhi Thanh Hóa đã đem lại hy vọng cho các bệnh nhi khác không may mắc căn bệnh hiểm nghèo này
Trước bệnh nhi Nguyễn Thị Ngọc, trong năm nay, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực – Sơ sinh Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cũng đã cứu sống thành công 2 bệnh nhi khác ở các huyện Thọ Xuân và Quan Sơn cũng bị xuất huyết phổi nặng bằng phương pháp thử máy cao tần HFO, cầm m.áu và bơm sunfactan.
Việc 3 bệnh nhi bị xuất huyết phổi nặng được cứu sống các bác sỹ Bệnh viện nhi Thanh Hóa đã khẳng định được kiến thức chuyên môn và đã làm chủ hoàn toàn kỹ thuật phối hợp hồi sức khi đối với mặt bệnh cực kỳ nguy hiểm ở lứa t.uổi sơ sinh mà rất ít bệnh viện Nhi tại Việt Nam hiện nay thực hiện được. Thành công trên còn góp phần mang lại nhiều hy vọng cho các bệnh nhi khác trong tỉnh Thanh Hóa không may mắc căn bệnh hiểm nghèo này.
Theo baothanhhoa