Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Làm chủ kỹ thuật can thiệp bào thai

Tính đế thời điểm hiện tại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thực hiện được 7 ca can thiệp bào thai cho thai phụ mang song thai mà các thai nhi có chung bánh nhau.

Việc thực hiện kỹ thuật này được cho là cao nhất trong lĩnh vực sản khoa hiện nay và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện công lập đầu tiên của cả nước tiên phong trong lĩnh vực này.

Được biết, ở hai ca can thiệp đầu tiên, Bệnh viện có sự góp mặt hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia nước ngoài. Tuy nhiên, 5 ca sau thì các bác sĩ của Bệnh viện đã tự thực hiện. Cả 5 ca phẫu thuật đều được đ.ánh giá là đã thành công, đã có 4 thai phụ được xuất viện. Còn một thai phụ mới được thực hiện can thiệp bào thai vào ngày 24/10, hiện sức khoẻ đã ổn định.

Thai phụ mang song thai có chung bánh nhau được can thiệp trong buồng ối thành công tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Kỹ thuật can thiệp bào thai được đ.ánh giá là kỹ thuật cao nhất về sản khoa hiện nay trên thế giới. Kỹ thuật này mới chỉ xuất hiện cách đây 15 năm và Anh là nước đầu tiên thực hiện. Hiện nay có các nước Pháp, Bỉ, Mỹ đang thực hiện kỹ thuật này và thực hiện can thiệp được hầu hết các dị tật.

Đây cũng là kỹ thuật có ý nghĩa rất nhân văn. Bởi can thiệp trong bào thai trong buồng tử cung là chữa bệnh cho thai nhi từ trong bụng mẹ, nhằm khắc phục những bệnh lý, bất thường của bào thai khi đã biết rõ những bệnh lý, bất thường này không thể chờ đợi đến khi trẻ chào đời, nếu tiếp tục chờ đợi, thai nhi sẽ t.ử v.ong trong tử cung hoặc chào đời với những dị tật, bất thường nặng hơn.

“Trước đây, nếu không thực hiện kỹ thuật này thì những thai nhi không may mắn bị dị tật hoặc bất thường trong bụng mẹ bác sĩ có biết cũng không thể làm gì mà đành phải phó mặc cho số phận. Còn hiện tại, với kỹ thuật khoa học hiện đại, nếu phát hiện sớm các dị tật và bất thường của thai nhi thông qua khám sàng lọc, chúng ta có thể cứu chữa được thai nhi với tỷ lệ thành công tới 90%, trẻ sinh ra sẽ không còn bị dị tật hoặc t.ử v.ong”- Phó Giáo sư Nguyễn Duy Ánh phân tích.

Giám đốc Bệnh viện phụ sản Hà Nội cho biết thêm, việc áp dụng kỹ thuật này đối với các thai nhi cũng được các bác sĩ khám và chẩn đoán cẩn thận. Nếu để các dị tật, bất thường muộn quá thì không thể can thiệp được. Trước khi thực hiện can thiệp, các bác sĩ phải khám kỹ để nhận định dị tật, bất thường này có làm được không, nếu làm được thì tỷ lệ thành công là bao nhiêu, đồng thời phải tư vấn trước với người nhà bệnh nhân.

Ví dụ, bất thường dây xơ quấn chặt cổ tay hoặc cổ chân của thai nhi, khiến cổ chân hoặc cổ tay bị teo dần, chỉ cần can thiệp trong bụng mẹ cắt dây sơ đó thì chân hoặc tay thai nhi sẽ hồng hào trở lại. Trước đây, những trường hợp như này rất khó xử lý hoặc có gia đình ra nước ngoài để can thiệp.

Hiện tại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang triển khai thực hiện 2 kỹ thuật mà có tỷ lệ thai nhi mắc nhiều nhất nhưng tỷ lệ thành công khi can thiệp lại cao nhất, đó là hội chứng song thai truyền m.áu cho nhau và dây xơ buồng ối.

Trong tương lai gần, Bệnh viện tiến tới sẽ thực hiện các bệnh lý khác nhằm giúp thai nhi không may mắc các bệnh lý vẫn có thể phát triển tốt trong tử cung của người mẹ và chờ đến ngày chào đời. Các bệnh lý như thoát vị cơ hoành, ứ dịch màng phổi, ứ dịch thận, bệnh lý ở buồng tim và thoát vị não… là những bệnh mà nền y học hiện tại đã có thể xử lý được.

Hiện nay, ở các tuyến, các cơ sở y tế có chuyên khoa sản, các dị tật, bất thường của thai nhi hoàn toàn có thể phát hiện sớm. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng có liên hệ với các bệnh viện tuyến dưới nếu trong quá trình khám sàng lọc nếu phát hiện hoặc nghi ngờ thai phụ nào có những bệnh lý nói trên sẽ gửi lên Bệnh viện để thực hiện đ.ánh giá tình trạng nếu có thể sẽ thực hiện can thiệp bào thai.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được công nhận là đơn vị tuyến cuối, nên trong kế hoạch đào tạo và hành động Bệnh viện cũng sẽ đào tạo và cập nhật kiến thức sàng lọc phát hiện những dị tật, bất thường cho nhân viên y tế tuyến dưới.

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chính thức tiếp nhận các sản phụ có hội chứng truyền m.áu song thai và hội chứng dải xơ buồng ối từ ngày 5/10/2019. Bệnh viện cũng rất mong các bác sĩ phát hiện sớm và chuyển sản phụ về Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội kịp thời, tránh để biến chứng đã quá nặng không thể phẫu thuật được.

30 sản phụ đầu tiên sẽ được miễn phí hoàn toàn. Kinh phí được hỗ trợ bởi Bộ Khoa học công nghệ Việt Nam và Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Sim – Phó Giám đốc Trung tâm sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh & sơ sinh theo số điện thoại: 0833336699

Minh Khuê

Theo laodongthudo

Lần đầu tiên Việt Nam mổ chữa bệnh cho thai nhi khi còn trong bụng mẹ

Hai thai phụ mang song thai chung bánh rau cực kỳ phức tạp đã được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện phẫu thuật can thiệp trong buồng ối thành công. Đây là kỹ thuật cao nhất trong sản khoa và lần đầu tiên các bác sỹ Việt Nam thực hiện được…

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh thông tin đến báo chí về việc bệnh viện thực hiện thành công kỹ thuật cao nhất trong sản khoa hiện nay

Sáng nay, 7-10, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức họp báo công bố thông tin về việc bệnh viện này vừa trở thành cơ sở sản phụ khoa công lập đầu tiên của Việt Nam thực hiện can thiệp trong buồng ối.

Theo đó, chiều 4-10 vừa qua, kíp mổ gồm các giáo sư hàng đầu châu Âu (đến từ Pháp) và các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thực hiện thành công 2 ca phẫu thuật trong buồng ối cho 2 sản phụ mang song thai chung bánh rau.

Ca thứ nhất là một sản phụ đang mang thai 23 tuần, song thai, vì chung bánh rau (chung nguồn dinh dưỡng) nên 2 thai truyền m.áu cho nhau, nếu để lâu sẽ gây ra biến chứng: một thai nhận được nhiều m.áu quá sẽ phù não, phù các mô trong cơ thể, ngược lại thai nhận được ít m.áu hơn sẽ thiếu m.áu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận…

Ca thứ hai là một sản phụ ở Hưng Yên, cũng mang song thai chung bánh rau nhưng thời điểm nhập viện đã có biến chứng rất nặng: thai được truyền thiếu m.áu đã bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng kèm dị tật. Vì thế, với ca này, kíp mổ quyết định can thiệp cứu lấy một thai còn khỏe mạnh, vì thai còn lại nếu có cứu được cũng chắc chắn mang dị tật nặng nề sau này.

Hai ca mổ được thực hiện gối đầu, từ 15h đến khoảng 18h. Sau mổ 3 ngày, hiện sức khỏe của 2 sản phụ tốt, tình trạng các thai nhi đang được theo dõi tích cực và có thể khẳng định ca mổ đã thành công tốt đẹp.

Thai phụ vừa được can thiệp trong buồng ối vẫn đang nằm viện để theo dõi thai nhi

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh nhấn mạnh, y học bào thai là kỹ thuật cao nhất trong lĩnh vực sản khoa không chỉ tại Việt Nam mà cả trên thế giới, và kỹ thuật can thiệp bào thai lại là kỹ thuật cao nhất, hiện đại nhất trong y học bào thai hiện nay. Tại Việt Nam, trước đây, những thai phụ mắc các bệnh lý về bào thai phải chấp nhận hoặc thai nhi t.ử v.ong hoặc được chào đời thì cũng tật nguyền.

Với quan niệm bào thai cũng chính là một bệnh nhân và phải điều trị khi có vấn đề bệnh lý, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đề xuất Bộ Khoa học & Công nghệ phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử can thiệp trong buồng ối nhằm tăng cơ hội được cứu sống, điều trị cho các thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh cho biết, sau khi được phê duyệt, bệnh viện đã có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, cử các chuyên gia sang Pháp học tập, chuyển giao kinh nghiệm hàng năm trời tại Bệnh viện hàng đầu của nước này, đồng thời đầu tư phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể thực hiện các ca mổ khó, phức tạp nhất về sản khoa.

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết thêm, với kỹ thuật can thiệp bào thai có thể can thiệp được ở hầu hết các cơ quan của bào thai, thậm chí cả não, tim, màng phổi… Trước mắt, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ triển khai từng bước. Chi phí thực hiện kỹ thuật này trung bình khoảng 50 triệu đồng/ ca. 30 ca đầu tiên sẽ được Bệnh viện Phụ sản Hà Nội miễn phí hoàn toàn.

Theo anninhthudo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *