Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng thành lập đơn vị Đào tạo – Nghiên cứu về Chăm sóc sơ sinh và Sữa mẹ

Chiều ngày 3/10, trong khuôn khổ trao danh hiệu “Bệnh viện thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” cho Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, bệnh viện này đã công bố quyết định thành lập đơn vị Đào tạo – Nghiên cứu về Chăm sóc sơ sinh và Sữa mẹ đầu tiên của cả nước.

Đại diện Bộ Y tế đã trao danh hiệu “Bệnh viện thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” cho Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng

Chiều ngày 3/10, Bộ Y tế đã trao danh hiệu “Bệnh viện thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” cho Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, nhờ các nỗ lực thực hiện đúng quy trình chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ.

Phát biểu tại buổi lễ trao danh hiệu, ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – T.rẻ e.m (Bộ Y tế) đ.ánh giá cao những nỗ lực của ngành y tế Đà Nẵng nói chung và của Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân. Đặc biệt là thực hành việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng như chăm sóc sức khỏe bè mẹ và t.rẻ e.m bằng kỹ thuật da kề da.

“Trên 90% bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong thời gian nằm tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. Kết quả này xuất phát từ các nỗ lực của bệnh viện nhằm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là việc thực hiện da kề da cho bà mẹ và trẻ sơ sinh liên tục ít nhất 90 phút sau sinh trước khi thực hiện các chăm sóc thường quy như cân trẻ hay tiêm vaccin. Danh hiệu thật sự ý nghĩa và thiết thực khi được chính các bà mẹ đ.ánh giá và bình chọn”- ông Nguyễn Đức Vinh nhấn mạnh.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ sơ sinh cần được da kề da với mẹ ít nhất 90 phút đầu sau sinh, để ngăn ngừa nguy cơ hạ thân nhiệt và giảm nguy cơ t.ử v.ong. Trẻ được da kề da sẽ tăng tỷ lệ bú mẹ sớm trong vòng 90 phút đầu sau sinh lên trên 3 lần và việc bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh giúp giảm 2 lần nguy cơ t.ử v.ong so với trẻ không được bú sớm.

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – T.rẻ e.m (Bộ Y tế)

Tại Đà Nẵng, kết quả nghiên cứu quan sát tác động tích cực của việc áp dụng da kề da đủ 90 phút liên tục ở Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng cũng cho thấy điều tương tự, tỷ lệ trẻ sơ sinh phải chăm sóc đặc biệt giảm 30%, tỷ lệ phải sử dụng kháng sinh giảm trên 50% và tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn tăng gấp 3 lần .

Trên thực tế, những bệnh viện làm đúng quy trình da kề da sau sinh cho mẹ và trẻ như Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng không nhiều. Theo khảo sát của Bộ Y tế trên 3.500 bà mẹ sau khi xuất viện, chỉ có 39% bà mẹ được da kề da đủ 90 phút với trẻ và 30% bà mẹ không thể cho con bú sớm trong vòng 90 phút sau sinh.

Theo bác sỹ TS.Trần Đình Vinh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, để có thể thực hiện da kề da ít nhất 90 phút thường quy cho các ca sinh thường và sinh mổ, bệnh viện đã rất nỗ lực huy động trí tuệ tập thể, thực hiện các tập huấn, các hội thảo khoa học chuyên đề, thí điểm và ghi chép thống kê các thay đổi tích cực của da kề da ít nhất 90 phút liên tục trên sức khỏe của mẹ và trẻ, rồi nhanh chóng nhân rộng trên quy mô toàn bệnh viện.

Tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, thực hành da kề da kéo dài và liên tục hay còn gọi là phương pháp Kangaroo không chỉ dành cho trẻ non tháng nhẹ cân ổn định, mà trẻ cần hỗ trợ thở, truyền dịch, chiếu đèn vàng da vẫn được da kề da với mẹ hoặc người thân trong gia đình tại các phòng chăm sóc Kangaroo. Phương pháp này được xem là giải pháp đột phá được triển khai tại bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng đã công bố quyết định thành lập Đơn vị Đào tạo – Nghiên cứu về Chăm sóc sơ sinh và Sữa mẹ tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. Đây được xem là trung tâm duy nhất trên cả nước nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao về vấn đề này.

Bác sỹ Nguyễn Sơn – Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng cho biết: “Trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân nếu được da kề da liên tục ít nhất 20 tiếng mỗi ngày với mẹ hoặc người thân giúp giảm gần 40% nguy cơ t.ử v.ong, tỷ lệ n.hiễm t.rùng giảm khoảng 50%, tỷ lệ hạ thân nhiệt giảm 80%, và tăng 50% tỉ lệ bú mẹ hoàn toàn khi xuất viện”.

“Những thành quả và thực hành tốt của Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng nhất thiết cần được nhân rộng, để ngày càng có nhiều hơn t.rẻ e.m được bú mẹ sau khi sinh. Đặc biệt, việc ra đời Đơn vị Đào tạo – Nghiên cứu về Chăm sóc sơ sinh và Sữa mẹ tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng là trung tâm duy nhất trên cả nước nghiên cứu về vấn đề này, và là nguồn lực lớn để bệnh viện chia sẻ cách làm và hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện khác”- ông Roger Mathisen, Giám đốc Chương trình Alive & Thrive Khu vực Đông Nam Á bày tỏ.

Trong khuôn khổ sự kiện, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng đã công bố quyết định thành lập Đơn vị Đào tạo – Nghiên cứu về Chăm sóc sơ sinh và Sữa mẹ tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, đơn vị đầu tiên của cả nước

Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng thành lập vào tháng 5/2012, là Bệnh viện chuyên khoa hạng 1 về lĩnh vực Phụ sản và Nhi khoa với quy mô 1.200 giường, và tiếp nhận hơn 15.000 ca sinh mỗi năm. Về lĩnh vực sơ sinh, Bệnh viện đã có nhiều uy tín trong việc triển khai tốt chương trình Chăm sóc thiết yếu sơ sinh sớm; được tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương chọn là Trung tâm Chăm sóc thiết yếu sơ sinh sớm điển hình của khu vực.

Bệnh viện cũng là đơn vị có ngân hàng sữa mẹ đầu tiên của Việt Nam, cũng là bệnh viện đầu tiên triển khai thành công kỹ thuật “Da kề da” trong cả nước và hiện tại là đơn vị đứng đầu trong tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ. Và cũng là bệnh viện chuyển giao kỹ thuật này cho các bệnh viện tại khu vực.

Theo viettimes

Đằng sau hình ảnh em bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 2 tháng mà tăng gấp đôi số cân là hành trình gian nan vì… sữa quá nhiều của mẹ 9X

Mới 2 tháng t.uổi, bé Sữa đã nặng 7kg, gần gấp đôi số cân nặng khi mới vừa chào đời dù chỉ bú bằng sữa mẹ hoàn toàn.

Ngắm nhìn những em bé bụ bẫm vẫn luôn khiến các mẹ thích mê, đặc biệt là khi biết những em bé ấy được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn. Em bé Minh Khôi (tên ở nhà là Sữa, 2 tháng t.uổi nặng 7kg) đang “đốn tim” các mẹ theo cách này. Khuôn mặt bụ bẫm, trắng nõn, tròn vo như… ông Địa và nụ cười tươi rói của bé Sữa khi được mẹ bé – chị Hồng Hạnh (23 t.uổi, hiện đang sống ở Hà Nội) đăng tải trong một hội nhóm đã thu hút không ít lượt like. Nhưng phía sau em bé sữa mẹ này là một hành trình khá gian nan của chị Hồng Hạnh khi chỉ 20 ngày sau sinh, chị bị tắc tia sữa đến 4 lần vì quá nhiều sữa.

Hình ảnh của bé Sữa bụ bẫm, đáng yêu hết nấc khiến các mẹ thích mê.

Nhưng điều đặc biệt hơn cả, Sữa là một em bé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn.

Mới 2 tháng mà bé đã nặng 7kg.

Chị Hồng Hạnh kể lại: “Bé Sữa sinh ra được 3,65 kg, sau đó 10 ngày con bị sút cân sinh lý chỉ còn lại 3,1kg. Khi 2 tháng, con được gần 7kg. Mình cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, trực tiếp. Mình vốn cơ địa nhiều sữa nên chỉ 2 ngày sau sinh là sữa về. Thế nên mình cũng chỉ duy trì chế độ ăn uống như bình thường, ít tinh bột, nhiều chất đạm, mỗi ngày đều uống khoảng 3 lít nước. Nhưng trong 20 ngày đầu sau sinh, mình bị tắc sữa đến 4 lần, phải vất vả lắm mới có thể giữ được nguồn sữa mẹ đều đặn cho con như đến hiện tại”.

Sự đau thấu trời của những lần tắc tia sữa được chị Hạnh tâm sự: “Mỗi lần tắc tia, ngực của mình to và cứng như một cục đá, nếu vác ngực lên so với đầu chắc phải to ngang ngửa. Mình miêu tả hơi quá nhưng nhìn ngực mình khi ấy, ai cũng sợ. Chị thông tia sữa còn vắt ướt 1 cái khăn xô to của bé, có hôm thì khăn tắm của vợ, chồng mình bảo mình nhiều sữa thế nên tắc liên tục là cũng có thể hiểu được. Mình nuôi bé đầu, 3 tháng chỉ tắc đúng 1 lần, chồng chườm nóng, day, vắt máy, bú hộ là hết. Thế nhưng lần 2 này, khi tắc vào đúng dịp Tết, nhờ chồng chườm nóng, day cục, bú hộ vợ mà chồng còn sặc vì nhiều tia, dùng máy hút thì càng hút càng tắc cương lên thêm”.

Bé Sữa khi được 1 tháng 11 ngày t.uổi.

Khi bé được 1 tháng 3 ngày t.uổi.

Chị Hạnh chia sẻ tiếp: “Buổi đêm mình lạnh, mặc áo khoác, đi tất, đắp chăn tỉnh dậy lại nóng như hòn than, phải đi chườm nước ấm vào trán rồi nách. Mình hết sốt lạnh xong lại sốt nóng, xuống tầng 1 rót cốc nước thôi mà chóng mặt xây xẩm suýt nữa b.ị đ.âm đầu xuống cầu thang. Cả đêm mình bị sốt như thế, ngủ chập chờn rồi thức luôn từ 2h đến sáng, cứ cố gắng chườm rồi lau rồi nhẹ nhàng vắt bớt cho đỡ đau. Mình đau từ đỉnh đầu đau xuống, dây thần kinh giật giật, người cứ như có con gì bò trong xương, đau nhức hết cả mình mẩy. Thật sự những lần như thế, mình lại muốn bỏ cuộc, muốn cho con uống sữa công thức để mẹ đỡ khổ. Nhưng thật may, là sau đó mọi khó khăn cũng qua đi, để mình bảo toàn được nguồn sữa mẹ cho con”.

Chị Hạnh chia sẻ: “Nguyên nhân tắc sữa của mình được giải thích cũng một phần vì vắt không đều, không theo cữ nên khi bé bú không cạn hết sữa, dẫn đến tắc tia sữa. Trong 4 lần bị tắc tia sữa đều trúng vào dịp Tết âm lịch vừa rồi, mình vẫn cố cho con bú mẹ bình thường, có hôm bất đắc dĩ mới phải cho con uống sữa công thức. Nhưng mình gọi nhờ người đến thông tia. Chế độ ăn uống sau đó mình được khuyên là ăn giảm đạm, kiêng đồ nếp, uống nhiều nước hơn. Mình cũng ăn rau và hoa quả nhiều lên để lượng sữa loãng ra, không đặc và giảm tắc. Sau đó, mình vẫn cho con bú mẹ bình thường. Mình chăm con một mình, muốn tiết kiệm thời gian và công sức nên cho con bú trực tiếp, chỉ dùng máy hút sữa khi sữa về quá nhiều hoặc cảm thấy con bú không hết”.

Hình ảnh bé Sữa hiện tại.

Nhìn em bé đáng yêu, bụ bẫm, mẹ nào cũng thích mê.

Bé Sữa trộm vía ăn ngủ đều rất ngoan, nhưng chị Hạnh cũng luôn tuân thủ 2 tiếng mới cho con bú no một cữ. Mỗi lần cho bé bú, chị Hạnh đều thường bế con lên hẳn, ngồi dậy ngậm ti mẹ trong vòng 15-20 phút để tuyến nước bọt của con kích thích với đầu ti mẹ cho sữa về. Và lúc đấy, bé đang đói nên lực bú của bé sẽ rất mạnh, tập trung nhiều nhất vào việc bú mẹ, tránh vừa bú vừa ngủ gật. Cân nặng của bé cũng theo ngày tháng mà tăng lên rất nhanh, 2 tháng sau sinh đã gần gấp đôi số cân khi mới sinh. Nhìn em bé bụ bẫm, đáng yêu của mình, chị Hạnh cho rằng tất cả những gian nan, khó khăn của mình để nuôi được con đều là hoàn toàn xứng đáng.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *