Bệnh viện Phụ sản Trung ương vừa chăm sóc, điều trị thành công cho cặp song sinh, sinh non ở tuần 25 nặng 500g/bé.
Thông tin trên được PGS.TS. Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết tại buổi họp báo vào chiều 05/10/2022.
PGS.TS Trần Danh Cường, TS Lê Minh Trác chúc mừng gia đình cặp song sinh ngay trong chiều nay 5/10 được ra viện
TS.BS Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh cho biết: ngày 16/5/2022, sản phụ L.T.V, sinh năm 1996 ở Ứng Hoà (Hà Nội) trước đó đã sảy thai một lần. Lần này, người mẹ thụ thai nhờ kỹ thuật IUI (bơm t.inh t.rùng vào tử cung). Khi chuyển dạ, chị là F1 đang theo dõi COVID-19, vỡ ối sớm.
Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc 2 bé sơ sinh, 2 bé được hỗ trợ hô hấp bơm surfactant thở máy 43 ngày, thở oxy 30 ngày; nuôi dưỡng tĩnh mạch kết hợp tiêu hoá phòng viêm ruột hoại tử.
“Nuôi tĩnh mạch, lấy ven là vô cùng khó khăn khi toàn bộ tay, chân trẻ không bằng tay út của người lớn. Trong 6 ngày đầu 2 bé ăn được 1ml/bữa, sau 2 tuần ăn được 6ml/bữa, sau 23 ngày ăn được 10ml/bữa bằng cách nhỏ sữa từng giọt”, TS.BS Lê Minh Trác chia sẻ thêm.
Một khó khăn nữa các bác sĩ phải thận trọng trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng 2 bé sơ sinh là chống nhiễm khuẩn; ổn định thân nhiệt.
PGS.TS Trần Danh Cường vui mừng thông báo, đến nay nếu tính t.uổi thai 2 bé được 41 tuần đã tự thở khí trời, ăn sữa 600-700ml/ngày. Quá trình tăng trưởng của trẻ tiến bộ từng ngày. Cụ thể sau đẻ 03 tuần trẻ hồi phục cân nặng 500g lúc đầu, từ đó trẻ tăng 15%/cân nặng/tuần. Hiện trẻ đã biết mỉm cười tự phát, massage thể hiện sự dễ chịu. Mẹ bé được hướng dẫn chăm sóc Kangaroo từ lúc 3 tháng t.uổi. Qua đ.ánh giá 2 bé hoàn toàn khoẻ mạnh, chưa có biểu hiện bất thường gì.
“Đây là đôi song sinh siêu nhẹ cân đầu tiên tại Việt Nam được nuôi sống. Năm ngoái, bệnh viện nuôi sống em bé sinh non nhẹ cân nhất Việt Nam, chào đời khi mới 27 tuần thai trọng lượng 400g. Bệnh viện cũng nuôi sống một số bé sinh non nặng 500g, tuy nhiên đều là trường hợp sinh đơn lẻ, không phải sinh đôi”- PGS.TS Trần Danh Cường chia sẻ.
Hiện trung bình mỗi ngày mỗi trẻ ăn từ 600ml- 700ml sữa
Là người chăm sóc cho hai bé từ những ngày đầu sau sinh, điều dưỡng Phạm Thùy Linh cho biết “nhiều lúc tưởng các cháu không qua nổi”. Có giai đoạn, bụng bé chướng căng, thâm đen lại, hầu như không ăn được gì, ăn vào lại nôn trớ. Các bác sĩ, điều dưỡng kiên trì nhỏ từng giọt sữa cho các cháu, kết hợp massage thường xuyên để hỗ trợ hô hấp, tiêu hóa và thần kinh.
Được ấp con trong lòng, truyền hơi ấm cho con, chị L.T.V chia sẻ “em và gia đình không thể tin nổi có điều kỳ diệu này đã dành cho 2 cháu và cho gia đình. Nhờ các bác sĩ chăm sóc, mỗi ngày con uống thêm được 1 ml sữa là niềm hy vọng tăng lên mỗi ngày”- mẹ các cháu bày tỏ.
PGS.TS Trần Danh Cường cho biết thêm, để đạt được các thành công trên Trung Tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh phải thực hiện nghiêm ngặt về công tác phòng, chống nhiễm khuẩn, vô khuẩn, ứng dụng thành công các kỹ thuật như thở máy, bơm sunfantan, chống tắc nghẽn đường thở, lồng ấp cách ly môi trường, cân bằng nước điện giải, chiếu đèn điều trị vàng da…Đồng thời còn có sự tận tâm, tận lực và thời gian dành cho các cháu./.
Một số bệnh viện ở TP.HCM thiếu huyết thanh kháng nọc rắn
Một số bệnh viện tại TP.HCM không còn huyết thanh kháng nọc rắn để chữa trị cho bệnh nhân trong thời gian dài.
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), hiện bệnh viện vẫn không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nong và cạp nia. Tháng 8 vừa qua, đơn vị phải sử dụng 5 lọ huyết thanh kháng độc rắn hổ đa giá cuối cùng để cứu sống bệnh nhi 13 t.uổi bị rắn cạp nia cắn.
Bệnh viện Chợ Rẫy cũng gặp tình trạng tương tự như trên trong hơn năm nay. Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, hiện bệnh viện không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia, chàm quạp, hổ chúa.
Nguyên nhân khan hiếm thuốc được bác sĩ Hùng lý giải do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều loại huyết thanh kháng nọc rắn chưa được sản xuất, khó khăn về nguồn cung ứng nên không có thuốc để điều trị cho bệnh nhân.
Nếu người bệnh không may bị rắn cắn nhưng không có thuốc giải độc, các bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp như: suy hô hấp hỗ trợ thở máy, lọc m.áu. Còn đối với các loại thuốc giải độc tố khác, thỉnh thoảng vẫn thiếu hụt nhưng sau đó bệnh viện có thể xoay xở được.
Sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn là biện pháp điều trị rắn độc cắn hiệu quả nhất.
Ngoài huyết thanh kháng nọc rắn, một số cơ sở y tế tại TP.HCM còn thiếu thuốc giải độc.
Theo bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân 115 báo cáo sở về việc thiếu thuốc Pralidoxim 500mg sử dụng trong điều trị ngộ độc hóa chất hoặc thuốc trừ sâu phosphat hữu cơ. Nguyên nhân thiếu loại thuốc này do công ty trúng thầu gián đoạn cung ứng vì số đăng ký hết hạn, chưa gia hạn được số đăng ký.
Hiện Bệnh viện nhân dân 115 đã tìm được nhà cung ứng khác (với số lượng đang có sẵn là 36.000 ống, hạn sử dụng đến tháng 4/2024) và sẵn sàng cung ứng khi có nhu cầu điều trị.