Bệnh xương khớp hiện nay dân văn phòng có tỉ lệ mắc khá cao. Không điều trị và phòng ngừa sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh xương khớp ở dân văn phòng – Giải pháp từ bài thuốc Đông y thế hệ 2
Những bệnh xương khớp thường gặp ở dân văn phòng
Dân văn phòng do đặc thù công việc nên thường phải ngồi lâu, giữ nguyên tư thế, ít vận động. Vì thế dễ mắc các bệnh xương khớp như đau vai gáy, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đau thắt lưng, hội chứng ống cổ tay…
Thông thường độ t.uổi trung bình bị thoái hóa khớp là 45 – 50 t.uổi. Nhưng hiện nay dân văn phòng mới bước sang t.uổi 35 đã gặp những triệu chứng của bệnh xương khớp.
Các bệnh xương khớp dân văn phòng thường mắc là:
Đau vai gáy – cột sống
Theo thống kê có đến 60% bệnh nhân mắc các chứng rối loạn cơ, xương, khớp (đau lưng, vai và cổ) là người làm văn phòng do ngồi làm việc sai tư thế.
Một biểu hiện rõ rệt nhất với những người ngồi lâu một chỗ là triệu chứng đau lưng, đau cô hoặc cảm giác căng sau gáy, mỏi lưng. Nếu ngồi lâu mà không đứng dậy đi lại, vận động có nguy cơ thoái hóa cột sống khi có t.uổi.
Ngoài ra, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu ngày cũng sẽ đẩy nhanh quá trình loãng xương kèm theo một số bệnh như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và thoái hóa đốt sống cổ.
Hội chứng ống cổ tay
Làm việc tại bàn giấy, sử dụng chuột máy tính nhiều giờ liền khiến cổ tay tì vào cạnh bàn, chèn ép các dây thần kinh ở cổ tay là nguy cơ gây ra hội chứng ống cổ tay.
Để ngăn ngừa hội chứng này, cần giảm lực vận động cổ tay nếu không cần thiết và thư giãn cổ tay. Khi làm việc, nhớ chú ý đến vị trí của vai và cánh tay, bởi chúng cũng ảnh hưởng đến cổ tay trong lúc làm việc.
Dân văn phòng thường mắc phải hội chứng ống cổ tay hay hội chứng chèn ép dây thần kinh giữa.
Thoái hóa xương khớp
Việc ngồi ở tư thế gò bó cả ngày ở văn phòng, sử dụng máy tính thường xuyên, ít đứng lên đi lại về lâu dài khiến cơ bắp bị co cứng, tăng tải trọng lên cột sống, đặc biệt vùng cổ hay thắt lưng, khiến các đốt sống mọc gai, các đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoái hóa sớm và thoát vị, chèn vào thần kinh.
Phòng ngừa bệnh xương khớp cho dân văn phòng
Đầu tiên là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng:
Dân văn phòng nên ăn những thực phẩm giàu canxi và các loại rau củ quả có chứa vitamin nhóm B, vitamin C, E, khoáng chất kali, magiê. Đây là những chất chống oxy hóa, giúp phòng ngừa các bệnh thoái hóa.
Luôn có ý thức tập thể dục, thể thao:
Hoạt động chân tay liên tục để góp phần giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn. Giữa giờ làm, người làm việc văn phòng nên tạo thói quen đứng lên đi lại vài phút. Mỗi ngày, nên xây dựng thói quen tập thể dục khoảng 30 phút, vừa giúp phòng ngừa bệnh xương khớp vừa tốt cho sức khỏe.
Việc vận động giúp m.áu huyết lưu thông, tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp. Vận động làm chậm quá trình lão hóa của xương khớp giúp bảo vệ bạn khỏi những bệnh xương khớp.
Tập luyện thể dục thể thao là giải pháp phòng ngừa bệnh xương khớp hiệu quả
Nghỉ ngơi để phục hồi đau mỏi
Khi cơ thể đau mỏi, tốt nhất là nên nghỉ ngơi để các khớp xương có thời gian ổn định và phục hồi, không nên tập luyện nhiều. Sau thời gian nghỉ ngơi phục hồi, bạn nên tập luyện lại với cường độ tăng dần để cải thiện sự dẻo dai của xương khớp.
Tư thế tốt nhất cho các khớp xương chính là đứng thẳng. Khi đứng thẳng, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp đạt mức cao nhất, hạn chế tối đa lực đè ép lên các khớp xương. Ngoài ra, nó còn tạo sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.
Bạn cũng nên tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn m.áu và cứng khớp.
Nên kết hợp Đông – Tây y khi điều trị bệnh xương khớp
Ngoài việc kiểm soát cơn đau bằng các loại thuốc giảm đau, chống viêm Tây y, bệnh nhân nên dùng thêm các loại thuốc Đông y nhằm kiểm soát và giảm dần thuốc kháng viêm (bởi các loại thuốc chống viêm không nên dùng lâu).
Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng lại an toàn, có thể dùng trong điều trị kéo dài, phù hợp với các bệnh lý xương khớp mạn tính. Không chỉ làm giảm triệu chứng bệnh, thuốc Đông y còn tác động vào cả nguyên nhân, giúp bệnh ít hoặc không tái phát.
Tuy vậy, đa phần các bài thuốc Đông y hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, truyền miệng, chưa có nghiên cứu bài bản nên hiệu quả chưa được đ.ánh giá cao. Tuy hiếm nhưng cũng có bài thuốc gia truyền có hiệu quả thực sự.
Thuốc Đông Y thế hệ 2 được thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc xương khớp bí truyền có hiệu quả vượt trội, có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp. Thuốc được sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy GMP-WHO và thực hiện các nghiên cứu đầy đủ giúp khẳng định hiệu quả và sự an toàn cho bệnh nhân.
Khánh Ngô
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Chuyên mục Khỏe đẹp cùng Dân trí: Bài tập ngăn ngừa bệnh trĩ cho dân văn phòng
Thường xuyên ngồi liên tục trong nhiều giờ giống dân văn phòng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ. Sau đây là chuỗi những bài tập đơn giản giúp dân văn phòng ngăn ngừa nguy cơ bệnh trĩ và bài tập đầu tiên là Bridge.
Bài tập giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh trĩ cho nhân viên văn phòng
Đối với dân văn phòng, phần lớn thời gian đều phải ngồi tại chỗ suốt nhiều giờ liên tục trong ngày. Khi một nhóm cơ không được sử dụng trong 1 thời gian dài, nó sẽ trở nên yếu đi. Nếu nhóm cơ vòng 3 suy yếu, khả năng cao dễ gây ra những vấn đề về sức khoẻ như đau thắt lưng hoặc có khả năng bị bệnh trĩ.
Dân văn phòng thường ngồi nhiều và dễ có nguy cơ mắc bệnh trĩ
Bridge là động tác tác động lên vòng 2 và vòng 3 nên khi tập động tác này thường xuyên sẽ khiến nhóm cơ mông và vùng hông phải hoạt động tích cực thay vì dồn áp lực không cần thiết lên cột sống, giúp các nhóm cơ này mạnh hơn.
Tư thế chuẩn bị
Đầu tiên, nằm ngửa, thẳng lưng trên thảm tập, 2 bàn chân đặt thẳng trên sàn, 2 gối gập cong lại, 2 tay duỗi thẳng 2 bên. lòng bàn tay úp xuống.
Nâng chân, lưng và hông khỏi sàn
Tiếp theo, nâng chân, hông và lưng lên khỏi sàn, sao cho chân song song với sàn, căng cứng cơ mông. Bắt đầu thở ra, nâng chân trái lên càng cao càng tốt, sau đó hít vào và hạ xuống, lưu ý không để chân chạm sàn. Tiếp tục lặp lại cho đến khi đủ số lần yêu cầu.
Dùng mông để đẩy hông lên
Lưu ý quan trọng nhất khi tập động tác này là không dùng lưng dưới để đẩy hông lên. Thay vào đó, sử dụng mông để đẩy hông. Nếu người tập cảm thấy lưng dưới của mình đang cong thì đây chính là dấu hiệu tư thế đang bị thực hiện sai.
Cố gắng giữ cho hơi thở đều đặn
Ngoài ra, người tập cũng cần giữ cho hơi thở đều đặn trong khi tập, hóp nhẹ bụng để nâng người lên dễ dàng hơn và nên tập luyện trên sàn phẳng, tránh tập trên đệm mềm.
Thư Quỳnh – Nguyễn Quang
Theo Dân trí