Béo phì ở t.rẻ e.m Việt Nam: Khi phụ huynh ‘phớt lờ’ cảnh báo

Nhiều gia đình tiêu thụ thực phẩm chế biến cao được làm từ nhiều hương liệu nhân tạo, đường và các loại hóa chất khác thay cho rau củ quả và lối sống cũng trở nên ít vận động khiến t.rẻ e.m Việt Nam dần phải đối diện với tình trạng béo phì ngày càng tăng.

(Nguồn: The World News)

Theo đài RFA, trong một báo cáo mới đây của Quỹ Liên hợp quốc về t.rẻ e.m (UNICEF) có nhấn mạnh đến vấn đề thực phẩm và dinh dưỡng dành cho t.rẻ e.m toàn cầu, tình trạng mất cân bằng giữa suy dinh dưỡng và béo phì đang được xem là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nước trên thế giới, đe dọa đến sự sống còn, tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ cũng như nền kinh tế của quốc gia.

Bỏ qua những cảnh báo

Báo cáo ghi rõ, tại Việt Nam, tình trạng béo phì không phải là một vấn đề lớn trước những năm 1995. Theo kho lưu trữ dữ liệu quan sát sức khỏe toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có tỷ lệ t.rẻ e.m béo phì thấp nhất, ước tính khoảng độ 2,6% so với các nước ASEAN.

Tuy nhiên, kể từ khi nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến, phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng hội nhập nền kinh tế thế giới, sự tăng trưởng kinh tế khiến nhu cầu cuộc sống cũng đã đổi thay và thói quen ăn uống của người dân cũng khác. Nhiều gia đình tiêu thụ thực phẩm chế biến cao được làm từ nhiều hương liệu nhân tạo, đường và các loại hóa chất khác thay cho rau củ quả và lối sống cũng trở nên ít vận động. Điều đó đã khiến t.rẻ e.m Việt Nam dần phải đối diện với tình trạng béo phì ngày càng tăng, nhất là tại các khu vực thành thị.

Một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2017 cho thấy, có đến 29% học sinh tiểu học bị chứng thừa cân và béo phì, trong khi đó, tỷ lệ này tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông lần lượt là 19% và 9,5%. Ngoài ra, tỷ lệ thừa cân và béo phì tại thành thị là 42%, cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn (35%). Cũng theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người Việt Nam đang tiêu thụ thịt nhiều hơn rau quả, t.rẻ e.m Việt Nam thành thị chuộng thức ăn nhanh khiến sự mất cân bằng trong dinh dưỡng đang ngày càng cao.

Một vấn đề khác khiến trẻ béo phì là do ba mẹ thường cho con ngồi ăn trong lúc xem tivi hoặc ipad và các chuyên gia cảnh báo rằng xu hướng này sẽ ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của đ.ứa t.rẻ, bao gồm cả những thiệt hại về phát triển năng lực trí tuệ của giới trẻ Việt Nam.

Trong bài báo “Suy dinh dưỡng & béo phì ở t.rẻ e.m Việt Nam” đăng trên Asean Post, Bác sĩ Phạm Minh Triết, nguyên Trưởng khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng I cho rằng, xem tivi trong lúc ăn không những khiến t.rẻ e.m bị béo phì mà còn có khả năng bị một số vấn đề về sức khỏe khác như tiểu đường loại 2, huyết áp cao và bệnh tim mạch.

Bác sĩ Phạm Nhật An, nguyên Phó Giám đốc kiêm Trưởng Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện là giảng viên cấp cao Đại học Y Hà Nội chia sẻ, trước đây, suy dinh dưỡng bởi nhiều nguyên do như thiếu chất, thiếu đạm và các loại thực phẩm. Ngoài ra, cũng có liên quan đến một số bệnh như sởi, tiêu hóa và những căn bệnh mà hiện nay đã phòng được nên tình trạng suy dinh dưỡng tại Việt Nam hầu như không còn, nếu còn chắc chắn là do các bệnh như tiêu chảy kéo dài, rối loạn tiêu hóa, nội tiết…

“Ở thành thị, tỷ lệ t.rẻ e.m tăng cân và béo phì cao hơn nông thôn nhiều, bởi cuộc sống vật chất tốt hơn, hoạt động thể lực ít, chơi game nhiều, uống nhiều nước ngọt… “, bác sĩ Phạm Nhật An nhận định.

Cần quan tâm đến thể chất của trẻ

Trong một báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 12/9 có nhắc đến tình trạng suy dinh dưỡng t.rẻ e.m tại Việt Nam là một thách thức lớn đối với Chính phủ và đặc biệt là ở các nhóm khu vực dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa. Báo cáo nêu rõ, có tới 21% trẻ dân tộc thiểu số tại Việt Nam bị thiếu cân và cao hơn 2,5 lần so với t.rẻ e.m thành thị, có gần 120.000 tức khoảng 60% t.rẻ e.m trong số gần 200.000 t.rẻ e.m bị còi ở 10 tỉnh thành của Việt Nam đều đến từ các nhóm dân tộc thiểu số.

UNICEF dẫn một khảo sát của Đại học Stanford (Mỹ) năm 2017 cho thấy, t.rẻ e.m Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia ít hoạt động thể chất nhất trên thế giới, 46% học sinh trung học và 39% bậc tiểu học không hoạt động thể chất đầy đủ. Có đến 90% t.rẻ e.m Việt Nam dành thời gian giải trí để xem tivi, 81% đến các tiệm trà sữa, đồ ăn nhanh. Do đó, tỷ lệ béo phì ngày càng tăng nhanh và đó sẽ là mối đe dọa đối với nền kinh tế quốc gia. Ngoài ra, tình trạng kinh tế xã hội và trình độ học vấn của các bậc cha mẹ cũng là một trong những yếu tố khiến con trẻ béo phì.

Bác sĩ Phạm Nhật An cho rằng kết quả khảo sát nêu trên hoàn toàn đúng do các gia đình ở thành thị bố mẹ mải lo làm ăn, không dành nhiều thời gian cho con cái. Ngoài ra, các bậc phụ huynh hiện nay không hướng dẫn, chỉ bảo cho con những loại thực phẩm nào tốt cho sức khỏe, loại nào không, thay vào đó, ba mẹ “thả cửa” cho các con tự lựa chọn. Ông kết luận, đó là sai lầm lớn nhất của các bậc phụ huynh thời nay.

Theo RFA/baoquocte

Béo phì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của trẻ

Béo phì ở t.rẻ e.m gây ra nhiều hậu quả nguy hại về mặt sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống và giảm t.uổi thọ nếu không được điều trị kịp thời.

Béo phì tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn tới vóc dáng và đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Nếu không được điều trị và kiểm soát cân nặng kịp thời có thể dẫn đến nhiều tác động nguy hại cho sức khỏe của trẻ.

Béo phì là gì?

Béo phì là tình trạng tích trữ quá nhiều chất béo, lượng mỡ dư thừa phân bố bất thường trong cơ thể.

Bệnh béo phì ở trẻ nhỏ đang có xu hướng ngày càng gia tăng (Ảnh minh họa: vov.vn).

Nguyên nhân của bệnh béo phì ở t.rẻ e.m

Béo phì ở t.rẻ e.m có nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:

Gen di truyền: nếu cha hoặc mẹ bị bệnh béo phì thì con sẽ có khả năng mắc bệnh này cao hơn rất nhiều lần so với những đ.ứa t.rẻ thông thường khác.

Chế độ ăn uống: Nếu trẻ không có một khẩu phần ăn hợp lý mà lại được cung cấp quá nhiều chất béo, tinh bột hay đường thì việc tích tụ mỡ thừa là vô cùng dễ dàng.

Do ít vận động: Những đ.ứa t.rẻ lười hoạt động cũng có nguy cơ bị béo phì rất cao.

Tác hại của bệnh béo phì ở t.rẻ e.m

Béo phì ở t.rẻ e.m trước tiên sẽ khiến cho trẻ nặng nề, phản xạ kém, di chuyển khó khăn. Khi tăng cân quá nhanh, trẻ sẽ phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe như rạn da, biến dạng xương chân, khó thở…

Mức độ béo phì sẽ ngày càng tăng nên việc điều trị muộn về sau sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Béo phì ở t.rẻ e.m cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh như gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, đái tháo đường type 2…

Rối loạn tâm lý: khi bé bắt đầu đi học, sẽ dễ bị tự ti do bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, dẫn đến chán chường, không muốn đi học. Dần dần các em trở nên thụ động, thiếu linh hoạt và cô đơn vì không có bạn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng trầm cảm.

Trẻ bị béo phì dễ bị sỏi trong gan, gan nhiễm mỡ sớm. Chủ yếu là do sự tiếp nạp quá nhiều đường Fructose và chất tạo ngọt HFCS có trong nước có gas và các loại thực phẩm đóng hộp.Trẻ béo phì sẽ dễ dậy thì sớm, b.é g.ái dễ bị vô kinh, k.inh n.guyệt không đều. Ngoài ra, trẻ bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.

Đường Fructose và chất tạo ngọt HFCS khi vào cơ thể sẽ đi trực tiếp đến, gan sẽ chuyển hóa một phần đường trên thành axit béo, gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.

Trẻ béo phì dễ có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là khớp gối chịu do thường xuyên chịu áp lực từ thể trọng quá nặng.

Biện pháp phòng tránh béo phì ở t.rẻ e.m

Không cho trẻ ăn quá thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, uống nước có ga và đồ ăn vặt. Thay vào đó hãy ăn những thức ăn ít dầu mỡ, chất béo.

Tập thể dục: Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tham gia thể dục. Đừng chọn những bài tập quá khó, hãy chọn những bài tập đơn giản như: đi bộ, nhảy dây…. để gây hứng thú và tránh tình trạng lười vận động ở trẻ.

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vận động: Bằng cách chơi đùa với bạn bè và nếu có thời gian hãy tham gia chạy nhảy cùng trẻ.

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào bữa ăn của trẻ: Nên nói cho bé biết về tác hại của béo phì ra sao, lợi ích của việc ăn nhiều rau xanh và trái cây để khuyến khích trẻ ăn thêm.

An Nhiên

Theo giaoduc.net.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *